Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng làm Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Lấy ý kiến các tầng lớp Nhân dân hoàn thiện Luật Thủ đô sửa đổi Sửa đổi, bổ sung 3 nhóm nội dung trụ cột vào Luật Thủ đô Kiện toàn tổ công tác xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)
|
![]() |
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng làm Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) |
Ban Chỉ đạo gồm 16 thành viên thuộc các cơ quan thành phố Hà Nội. Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội làm Trưởng ban. Phó Trưởng ban Thường trực là đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố.
3 Phó Trưởng ban là các đồng chí: Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy.
Trong 11 Ủy viên Ban Chỉ đạo, đồng chí Lê Hồng Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội là Ủy viên Thường trực.
Ban Chỉ đạo xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo việc tổng kết thi hành Luật Thủ đô; Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thủ đô, đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) gắn với tổng kết Nghị quyết số 11-NQ/TƯ ngày 6/1/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020; Đề xuất, xây dựng Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô trong giai đoạn tiếp theo.
Ngoài nhiệm vụ đã nêu trên, Ban Chỉ đạo còn có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo phối hợp với các cơ quan Trung ương và các tỉnh trong vùng Thủ đô trong quá trình soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Chính phủ, Quốc hội xem xét thông qua.
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội cũng sẽ mời đại diện một số Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh trong vùng Thủ đô, một số chuyên gia tham gia Ban Chỉ đạo.
Ngày 22/9, Ban Chỉ đạo xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng đã ban hành Quy chế hoạt động.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan

Nắm chắc tư tưởng Nhân dân khi lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

Kỳ họp thứ 10 sẽ xem xét thông qua Luật Báo chí (sửa đổi)

Sửa đổi Hiến pháp là bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo

Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về vấn đề gì?

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ phải bảo đảm chất lượng, súc tích, trọng tâm

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp

Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan
