Tag

Bước tiến trong cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội

Đô thị 02/10/2021 15:14
aa
TTTĐ - Theo Đề án "Cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội” vừa được HĐND TP Hà Nội thông qua tại kỳ họp thứ 2, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, giai đoạn 2021-2025, Hà Nội dự kiến cải tạo, xây dựng lại 10 khu chung cư cũ. Đây được coi là một bước tiến đáng ghi nhận trong công tác cải tạo chung cư cũ, vốn dậm chân tại chỗ nhiều năm qua.

Hà Nội sẽ khởi công một số dự án cải tạo chung cư cũ ngay trong năm 2022 Giai đoạn 2021-2025, Hà Nội tiến hành cải tạo 10 khu chung cư cũ Hà Nội lấy ý kiến phản biện đề án cải tạo chung cư cũ

Vui mừng nhưng cũng nhiều băn khoăn

Dự kiến 10 khu chung cư cũ được cải tạo đầu tiên gồm 6 khu có tính khả thi cao là: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Nghĩa Tân và 4 khu có nhà nguy hiểm cấp D (Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, tập thể Bộ Tư pháp - quận Ba Đình).

Nghe tin công trình nhà A tập thể Ngọc Khánh (Quận Ba Đình) là một trong những khu chung cư nguy hiểm cấp D ở Hà Nội được thông qua cải tạo, xây dựng, người dân sinh sống tại khu nhà nửa vui mừng nửa lo lắng.

Ông Lao Triệu Côn, sống tại khu tập thể từ năm 1986 cho biết, đơn nguyên 1 nhà A bị lún kéo nghiêng tổng thể 25 căn hộ. Thấp thỏm với cảnh nguy hiểm, nhiều hộ đã chuyển đi, đến nay chỉ còn 6 hộ ở lại phần lớn vì không có điều kiện. Nghe tin tòa nhà sẽ được sửa chữa, ai cũng khấp khởi vui mừng. Ước mơ được sống trong các căn nhà khang trang, an toàn, không chắp vá đang dần thành sự thật, ông Côn mong muốn thành phố tìm được chủ đầu tư nhiệt huyết để công việc được suôn sẻ.

Cũng là một trong những hộ còn ở lại khu nhà giữa những hiểm nguy luôn rình rập, anh Trần Hùng cho biết, gia đình anh sinh sống tại đây từ năm 1991, nhiều năm qua, mỗi hộ dân đều phải tự mày mò cách làm riêng để khắc phục tình trạng xuống cấp. Khi biết thông tin tòa nhà được sang sửa, người dân không khỏi vui mừng nhưng cũng băn khoăn không ít, bởi rồi sẽ ở đâu khi công trình sửa chữa và sẽ phải trả thêm các chi phí nào khác hay không.

Bước tiến trong cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội
Nhiều chung cư cũ tại phường Thành Công thuộc dạng nguy hiểm cấp D

Đang sinh sống tại 1 căn hộ ở tầng 4, nhà B7, khu chung cư cũ Thành Công, cả gia đình bà Nguyễn Thị Tâm đã reo lên như đứa trẻ khi đọc báo thấy thông tin thành phố Hà Nội đã lên chương trình thực hiện triển khai cải tạo lại các khu chung cư cũ, trong đó có khu nhà mình.

Bà Tâm kể, tổng diện tích căn hộ (gồm cả phần đã cơi nới chuồng cọp) mà hai ông bà và cậu con trai đang ở chỉ hơn 50 m2, xây dựng đã lâu nên xuống cấp nhiều. Nhà chật, xuống cấp nên cậu con trai hơn 30 tuổi vẫn chưa muốn lập gia đình. “Điều chúng tôi lo lắng nhất quá trình cải tạo lại có lâu không, đền bù di dời, tạm cư… ra sao”, ông Nguyễn Văn Thành, 68 tuổi, chồng bà Tâm chia sẻ.

Không vui mừng như gia đình ông Thành bà Tâm, chị Nguyễn Ngọc Hoan, 36 tuổi, chủ một căn hộ tại một nhà chung cư cũ tại khu chợ Thành Công vừa ở vừa kinh doanh bày tỏ, khi nghe tin cải tạo lại nhà thì đứng ngồi không yên. “Căn hộ có diện tích hơn 70m2 cả cơi nới, vừa ở vừa làm cửa hàng. Cả gia đình 5 miệng ăn, 2 cháu nhỏ đang tuổi ăn học đều trông cậy cả vào việc bán hoa quả. Vẫn biết là nhà cũ nhưng cải tạo lại mà không kinh doanh được thì biết trông vào đâu mà sống”, chị Hoan lo lắng.

Nhiệm vụ cấp thiết

Một nội dung quan trọng trong Đề án "Cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội” là TP sẽ bố trí ngân sách tổ chức lập quy hoạch chi tiết các khu chung cư cũ, chia làm 4 đợt từ nay đến hết quý IV/2023.

Sau khi được HĐND TP Hà Nội thông qua, giai đoạn 2021 - 2025, UBND TP sẽ bố trí vốn ngân sách dự kiến 500 tỷ đồng, thực hiện rà soát, xây dựng danh mục, tổ chức kiểm định toàn bộ chung cư cũ trên địa bàn. Việc thực hiện chia làm 4 đợt, ưu tiên kiểm định trước đối với chung cư cũ nguy hiểm, nguy cơ sụp đổ và chung cư hư hỏng nặng (cấp độ D, C, cận D).

UBND TP cũng xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm là: Xây dựng kế hoạch tổng rà soát kiểm định; Xây dựng kế hoạch lập, thẩm định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, tổng mặt bằng dự án; Xây dựng kế hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, xác định nhóm giải pháp cụ thể từ khảo sát, kiểm định đến triển khai dự án.

Bước tiến trong cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội

Theo Ủy viên Hội đồng tư vấn về Dân chủ - Pháp luật (Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội) Lê Văn Hoạt, việc lựa chọn một số khu chung cư cũ khả thi cao để thực hiện trước là phù hợp với điều kiện thực tế và là giải pháp mang tính “đột phá” của TP Hà Nội nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai đề án.

Tuy nhiên theo ông Hoạt, vấn đề quan trọng nhất là cần sử dụng một cách hợp lý nguồn ngân sách. Trước hết dùng một phần nguồn ngân sách tập trung hoàn thiện một số khu, không dàn trải, nếu hiệu quả tiếp tục nhân rộng. Như vậy, sẽ giúp sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách, tránh gây lãng phí.

Nhận định Nghị định 69/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/9/2021 là "liều thuốc" hiệu nghiệm đẩy nhanh tiến độ cải tạo các chung cư cũ, tuy nhiên PGS.TS Vũ Thị Minh - Tổng Thư ký Hội Khoa học Kinh tế Hà Nội cho rằng, vấn đề quan trọng hơn đặt ra là triển khai ra sao? Vận dụng và có những hướng dẫn cụ thể thế nào để doanh nghiệp nhìn thấy lợi ích mà bỏ vốn đầu tư, người dân đồng thuận về nơi ở mới khang trang hơn, thoải mái hơn, còn nhà nước đạt được mục tiêu phát triển các thành phố, các đô thị tiên tiến và hiện đại.

Cũng theo PGS.TS Vũ Thị Minh, TP cần tiếp tục kiểm định, đánh giá, thu thập và xây dựng các thông số về hiện trạng toàn bộ các khu chung cư cũ trên địa bàn để chuẩn bị cho việc triển khai nhân rộng mô hình thí điểm sau khi thực hiện thành công là cần thiết.

Cải tạo chung cư cũ là vấn đề được đặt ra đối với Hà Nội từ cách đây khoảng 30 năm, nhưng đến nay mới thực hiện được khoảng 1,2%. Vì vậy, đến lúc này cần phải xem là nhiệm vụ cấp thiết chứ không phải cần thiết, trong quá trình thực hiện nên xác định rõ mức độ quan trọng của công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.

Theo các chuyên gia, quá trình cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thủ đô cần phải thực hiện song song giữa cải tạo, chỉnh trang đô thị gắn với bảo tồn di sản văn hóa, để cho thế hệ sau cảm nhận được công lao thế hệ đi trước; Qua đó, góp phần nâng tầm giá trị bảo tồn di sản của Hà Nội và phải chú trọng đến nội dung kiểm soát quy mô dân số tại khu chung cư được cải tạo, đặc biệt là khu vực nội đô lịch sử để tránh những áp lực lên hạ tầng khi đưa vào sử dụng...

Theo Số liệu báo cáo từ Sở Xây dựng Hà Nội, hiện nay trên địa bàn TP có 1.579 nhà chung cư cũ, trong đó 463/1.049 nhà do Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội quản lý, đã tổ chức bán theo Nghị định số 61/CP.

Chung cư cũ xuống cấp, tập trung chủ yếu tại quận nội thành, nội đô lịch sử thuộc khu vực hạn chế phát triển, bị khống chế quy mở dân số, chiều cao công trình, trong đó: Ba Đình (211 nhà), Hoàn Kiếm (99 nhà), Đống Đa (415 nhà), Hai Bà Trung (244 nhà). Ngoài ra, còn tập trung nhiều ở Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông...

Đọc thêm

Động lực phát triển Thủ đô qua các cây cầu bắc qua sông Hồng Đô thị

Động lực phát triển Thủ đô qua các cây cầu bắc qua sông Hồng

TTTĐ - Hà Nội có vai trò quan trọng đặc biệt đối với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Việc xây dựng thêm các cây cầu bắc qua sông Hồng sẽ tạo thuận lợi trong việc liên kết vùng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
Hải Phòng có 50 xã, phường, đặc khu sau sắp xếp Đô thị

Hải Phòng có 50 xã, phường, đặc khu sau sắp xếp

TTTĐ - Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng vừa hành Nghị quyết số 19-NQ/TU về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, Hải Phòng sẽ có 50 xã, phường và đặc khu sau sắp xếp.
Hà Nội ra quân chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông đô thị Đô thị

Hà Nội ra quân chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông đô thị

TTTĐ - Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội (Sở Xây dựng Hà Nội) đã ra quân chỉnh trang, duy tu, vệ sinh toàn bộ hệ thống nhà chờ, biển báo điểm dừng xe buýt trên địa bàn thành phố.
Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng Đô thị

Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng

TTTĐ - Sáng 29/4, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường kết nối cầu Tứ Liên từ nút giao đường dẫn cầu Tứ Liên với đường Trường Sa đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi Đô thị

Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi

TTTĐ - Sáng 29/4, tại kỳ họp thứ 22, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu.
Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công Xã hội

Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công

TTTĐ - 27 dự án, công trình đầu tư công tại thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) có tổng vốn hơn 1.675 tỷ đồng đang gặp hàng loạt vướng mắc cần được tháo gỡ.
Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông Xã hội

Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông

TTTĐ - HĐND tỉnh Lâm Đồng thống nhất thông qua đề án sáp nhập với tỉnh Bình Thuận và Đắk Nông. Sau sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng trở thành tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, với diện tích hơn 24,2 nghìn km2.
Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn” Đô thị

Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn”

TTTĐ - Công an TP Hà Nội thông báo phân luồng giao thông, bảo đảm an ninh, an toàn và giao thông thông suốt phục vụ công tác bảo vệ Chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc khải hoàn”.
Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu Xã hội

Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức lễ khánh thành công trình Công viên tượng đài, nhà lưu niệm Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu tại huyện Long Đất.
TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km² Đô thị

TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km²

TTTĐ - TP Cần Thơ và Hậu Giang vừa thông qua nghị quyết về hợp nhất cấp tỉnh, cấp xã. Theo nghị quyết được thông qua, TP Cần Thơ sau khi sáp nhập sẽ có tổng diện tích tự nhiên lên đến 6.360km², quy mô dân số 4.199.806 người.
Xem thêm