Tag

Các địa phương từng bước song hành kiểm soát dịch bệnh và khôi phục sản xuất

Nông thôn mới 30/09/2021 20:58
aa
TTTĐ - Để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tăng trưởng ổn định trong những tháng còn lại của năm 2021, các tỉnh, thành phố trên cả nước đã tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo sản xuất đúng khung thời vụ; Đồng thời phối hợp với ngành Công thương, các doanh nghiệp theo dõi sát diễn biến giá cả, cung - cầu mặt hàng nông sản thiết yếu để cân đối, bảo đảm an ninh lương thực và hướng đến xuất khẩu.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định phòng, chống dịch trong sản xuất, kinh doanh Phú Xuyên đẩy mạnh sản xuất vụ Đông Hà Nội xây dựng nền nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu Thực hiện nghiêm nguyên tắc “An toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn” để phục hồi kinh tế

Khắc phục khó khăn

Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh Covid-19 đã làm gián đoạn các kênh tiêu thụ sản phẩm của hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước, khiến cho nhiều hợp tác xã nông nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh phải thu hẹp sản xuất, giảm sản lượng khiến thu nhập của người lao động bị sụt giảm đáng kể.

Đơn cử như tại tỉnh Vĩnh Phúc, thời gian qua, cùng với cả nước, ngành Nông nghiệp tỉnh đang phải ứng phó với nhiều khó khăn, thách thức từ tác động của dịch bệnh Covid-19. Các chuỗi cung ứng, tiêu thụ, xuất khẩu một số nông sản gặp khó, giá phân bón, thức ăn chăn chăn nuôi liên tục tăng cao.

Để thực hiện thành công nhiệm vụ kép theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và tỉnh, ngành Nông nghiệp đã và đang triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, đưa hoạt động sản xuất tăng trưởng ổn định.

Các địa phương từng bước song hành kiểm soát dịch bệnh và khôi phục sản xuất
Dịch bệnh Covid-19 khiến các chuỗi cung ứng, tiêu thụ, xuất khẩu một số nông sản gặp khó khăn

Tại Hợp tác xã Rau an toàn Vĩnh Phúc (xã Kim Long, huyện Tam Dương), trước khi đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát trên địa bàn và nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, sản lượng rau, củ, quả tiêu thụ trung bình mỗi tuần của hợp tác xã đạt trên 10 tấn. Sản phẩm không chỉ cung cấp cho thị trường Vĩnh Phúc mà còn có mặt tại Thủ đô Hà Nội.

Tuy nhiên, từ khi dịch bệnh bùng phát, các công ty, doanh nghiệp, trường học cho học sinh nghỉ, nhà hàng, quán ăn đóng cửa, sản phẩm không tiêu thụ được. Sản lượng tiêu thụ của hợp tác xã đã giảm tới 2/3, chủ yếu là bỏ đất trống, chỉ thu hoạch các loại rau củ đang có rồi bán ra chợ để thu lại một phần vốn. Công sức bỏ ra mà không thể bù lại chi phí sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Chia sẻ về những khó khăn do dịch bệnh Covid-19, bà Kiều Thị Huệ, Giám đốc hợp tác xã cho biết: “Do thị trường tiêu thụ của hợp tác xã chủ yếu là cho một số doanh nghiệp chuyên cung ứng sản phẩm cho các bếp ăn trường học và bếp ăn công nghiệp ở thành phố Hà Nội và một số thương lái lớn trên địa bàn tỉnh. Khi các hoạt động phải tạm dừng để bảo đảm phòng chống dịch đã khiến doanh thu của hợp tác xã giảm gần 70%, đời sống của các thành viên gặp rất nhiều khó khăn”.

Trước tình trạng đó, thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tăng trưởng ổn định trong những tháng còn lại của năm 2021; Đồng thời cũng đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.

Cụ thể, đối với các sản phẩm chủ lực của các địa phương, thông qua Chương trình mỗi xã một sản phẩm, tỉnh khuyến khích các địa phương đẩy mạnh đầu tư cơ sở sơ chế, chú trọng xây dựng thương hiệu để có được những sản phẩm gắn sao OCOP; Qua đó, giúp các mặt hàng nông sản dễ dàng thâm nhập vào các kênh tiêu thụ lớn.

Các địa phương từng bước song hành kiểm soát dịch bệnh và khôi phục sản xuất
Ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tăng trưởng ổn định trong những tháng còn lại của năm 2021

Cùng với đó, ngành Nông nghiệp cũng chủ động, nắm bắt và kịp thời tham mưu UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất về nguồn nguyên liệu, thủ tục hành chính để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng giống năng suất và chất lượng cao; Ứng dụng cơ giới hóa, thực hiện các quy trình kỹ thuật tiên tiến, biện pháp thâm canh bền vững để nâng cao sản lượng, chất lượng hàng hóa, đa dạng sản phẩm; Nâng thời gian bảo quản sản phẩm, xuất khẩu dễ dàng, tiết kiệm chi phí vận chuyển.

Đặc biệt, trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19 như hiện nay, cùng với kiểm soát tốt vật tư đầu vào, tạo ra sản phẩm nông sản có chất lượng, giá cả hợp lý, ngăn chặn nguồn thực phẩm nhập lậu trái phép có giá rẻ gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong nước, ngành Nông nghiệp sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kết nối, triển lãm, quảng bá giới thiệu sản phẩm giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng; Tích cực phối hợp với các bên có liên quan, trao đổi với các siêu thị, nhà phân phối trong và ngoài tỉnh để thực hiện thu mua nông sản cho người dân.

Không để dịch bệnh làm đứt gẫy các chuỗi sản xuất, kinh doanh

Tại Hà Nội, sau thời gian giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19, hiện nay, các huyện, thị xã đang nhanh chóng bắt tay vào khôi phục sản xuất tránh đứt gãy chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm phục vụ bà con nhân dân. Theo đó, các huyện đã triển khai hàng loạt các phương án để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ kép, vừa khôi phục sản xuất, vừa phòng chống dịch hiệu quả.

Hiện tại, các huyện đang trong thời gian thu hoạch vụ mùa, để giúp nông dân thu hoạch lúa kịp thời, các huyện, thị xã đã bố trí máy gặt đập liên hợp và giao cho các hợp tác xã nông nghiệp tổ chức khâu dịch vụ, điều tiết máy gặt theo các nhóm hộ gia đình và từng xứ đồng.

Các địa phương từng bước song hành kiểm soát dịch bệnh và khôi phục sản xuất
Các huyện, thị xã ở Hà Nội đang nhanh chóng bắt tay vào khôi phục sản xuất tránh đứt gãy chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm phục vụ bà con Nhân dân

Đồng thời, các huyện cũng giao UBND các xã, thị trấn chỉ đạo các hợp tác xã nông nghiệp, các trưởng thôn theo dõi từng khu vực để điều tiết máy gặt. Các hộ dân đăng ký ngày gặt với hợp tác xã và sẽ được phát phiếu, bảo đảm dưới 10 người có mặt tại thửa ruộng và thực hiện các quy định phòng dịch. Nhiều địa bàn bố trí mỗi cánh đồng một chốt kiểm tra y tế và tăng cường lực lượng dân quân sẵn sàng hỗ trợ nông dân thu hoạch trong trường hợp cần thiết.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết: Để chủ động hơn trong cung cấp nông sản tại chỗ, Sở khuyến khích các địa phương triển khai các chương trình hỗ trợ để người dân mở rộng tối đa diện tích cây trồng vụ đông. Đến nay, toàn TP Hà Nội đã có nhiều địa phương triển khai sản xuất vụ đông sớm với diện tích đạt gần 300ha...

Vụ đông 2021, bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất cây trồng, Hà Nội tập trung vào các công đoạn sơ chế, bảo quản, kho chứa; Hỗ trợ địa phương về thị trường tiêu thụ; Hỗ trợ về kỹ thuật để sản phẩm bảo đảm chất lượng...

Để bảo đảm nông sản phục vụ tiêu dùng trên địa bàn thành phố, đặc biệt nhu cầu sẽ tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, thực hiện "mục tiêu kép" vừa sản xuất, vừa phòng dịch trong điều kiện mới, các địa phương cần tích cực, trách nhiệm trong tổ chức cho nông dân thu hoạch lúa, rau; Đồng thời hỗ trợ các điều kiện về giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi để nông dân tái sản xuất vụ mới.

Ngoài ra, ngành Nông nghiệp Thủ đô cần tăng cường hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, bảo đảm năng suất, chất lượng cây trồng; Rà soát phương án phòng, chống dịch bệnh, hướng tới chăn nuôi quy mô lớn, an toàn.

Đọc thêm

Tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn Nông thôn mới

Tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn

TTTĐ - Chuyển đổi số đóng vai trò kết nối hộ nông dân với các doanh nghiệp chế biến, thương mại gắn với người tiêu dùng trong nước và thế giới. Thời gian qua, Hà Nội đã tích cực thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh tại các đơn vị nông nghiệp, kinh doanh nông sản, tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
Xã Cấn Hữu (Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024 Nông thôn mới

Xã Cấn Hữu (Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024

TTTĐ - Ngày 26/4, xã Cấn Hữu tổ chức Lễ đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024 và các trường đạt chuẩn quốc gia.
Đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Ngày 26/4, UBND thành phố Hà Nội có Tờ trình số 127/TT gửi Bộ Nông nghiệp và Môi trường về việc đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Xã Phú Mãn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xã Phú Mãn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Sáng 25/4, xã Phú Mãn long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Hà Nội không nợ đọng xây dựng cơ bản trong Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội không nợ đọng xây dựng cơ bản trong Nông thôn mới

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Báo cáo số 145/BC-UBND ngày 25/4/2025 về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025.
Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai vừa có quyết định công nhận 5 xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau công nghệ Poly Phosphate Nhịp sống phương Nam

Trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau công nghệ Poly Phosphate

TTTĐ - Tăng 20,68% lợi nhuận, giảm 7,69% chi phí, mô hình canh tác bón phân khoa học với NPK Cà Mau Gold 20-10-10 công nghệ Poly Phosphate đã mang đến vụ mít hiệu quả cho nông dân tại Long An.
Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề Nông thôn mới

Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề

TTTĐ - Ngày 18/4, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam. Đây là các nghệ nhân được công nhận đợt 2, lần thứ 11, năm 2024 và là hoạt động định kỳ của Hiệp hội tổ chức 2 năm một lần.
Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sáng nay (18/4), Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024 và huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. 100% thành viên đã thông qua.
Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Với chủ trương “xây dựng Nông thôn mới có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc”, ngay sau khi được công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020, Sóc Sơn tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí Nông thôn mới theo hướng nâng cao, kiểu mẫu.
Xem thêm