Các hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vượt qua khó khăn đại dịch COVID-19
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế tập thể, hợp tác xã
Để vượt qua những khó khăn của đại dịch COVID-19, tỉnh Vĩnh Phúc đã chú trọng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước với các hợp tác xã; rà soát, giải quyết dứt điểm những vấn đề tồn đọng, củng cố hoặc giải thể những hợp tác xã hoạt động không hiệu quả, hướng dẫn các hợp tác xã xây dựng kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh phù hợp, hiệu quả.
Tỉnh hoàn thành việc chuyển đổi, giải thể hợp tác xã và việc đăng ký, chuyển đổi dữ liệu hợp tác xã trên hệ thống thông tin quốc gia.
![]() |
Các hợp tác xã tại Vĩnh Phúc ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất |
Cùng với đó, tỉnh Vĩnh Phúc triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã của Trung ương; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ hợp tác xã của tỉnh về thành lập mới. Tỉnh tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư kết cấu hạ tầng, chế biến sản phẩm, hỗ trợ vốn vay ưu đãi; quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cho các hợp tác xã.
Từ nay đến năm 2025, tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu mỗi năm thành lập mới từ 20 hợp tác xã. Tỷ lệ hợp tác xã hoạt động khá tốt từ 60% trở lên. Thu nhập bình quân của người lao động trong hợp tác xã đạt khoảng 85 triệu đồng/người/năm.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 752 hợp tác xã và 25 tổ hợp tác với hơn 200 nghìn thành viên. Trong những năm qua, tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều chính sách của Trung ương cũng như xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách của tỉnh để hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển, như đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; hỗ trợ ứng dụng khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất, kinh doanh; tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi…
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều mô hình hợp tác xã nông nghiệp được triển khai phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng, hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Từ liên kết, nông dân được tiếp nhận hỗ trợ về đầu tư, các biện pháp kỹ thuật, đầu ra ổn định, thu nhập từng bước được nâng lên. Một số hợp tác xã thực hiện tiếp nhận và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật tạo điều kiện cho thành viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tăng thu nhập.
Ứng dụng công nghệ cao - xu hướng tất yếu để các HTX phát triển bền vững
Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Vĩnh Phúc được áp dụng trên nhiều lĩnh vực và đang trở thành phong trào của nhiều HTX, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Vì thế, hình ảnh “con trâu đi trước, cái cày theo sau” với những mảnh ruộng nhỏ, manh mún đã trở nên xa dần, thay vào đó là hình ảnh những cánh đồng công nghệ cao được hình thành ngày càng nhiều.
![]() |
Mô hình sản xuất đông trùng hạ thảo tại HTX Nấm Tam Đảo |
Theo đó, người nông dân cũng đã áp dụng thành tựu công nghệ, thay đổi phương thức sản xuất, làm việc trên những cánh đồng bằng phương pháp điều khiển từ xa... nhằm tối ưu hoá quy trình sản xuất, giảm chi phí, nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường, cải thiện đời sống và làm giàu cho người nông dân.
Tiêu biểu như mô hình của HTX Nấm Tam Đảo, đây là một trong những đơn vị thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh đem lại hiệu quả cao.
Với diện tích sản xuất 2,5 ha trồng nấm sò trái vụ và đông trùng hạ thảo, HTX đã đầu tư hệ thống phòng lạnh công nghiệp, kho lạnh bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, hệ thống phòng nhân giống, cấy mô cùng dây chuyền máy đóng bịch, nồi hơi hấp thanh trùng… để sản xuất sản phẩm nấm đạt chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng khó tính của thị trường.
Theo đó, trung bình mỗi năm, HTX cung cấp ra thị trường 350 tấn nấm, lợi nhuận đạt trên 700 triệu đồng, đem lại thu nhập ổn định cho 20 hộ thành viên. Năm 2021, HTX có 2 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao.
Ngoài ra, nhiều sản phẩm của HTX như các loại nấm sò, nấm bào ngư, nấm rơm, nấm linh chi… cũng đem lại giá trị kinh tế cao.
Hiện tại, HTX Nấm Tam Đảo cũng luôn đổi mới trong khâu sản xuất, nuôi trồng nấm. Ví dụ như với nấm Bào Ngư (Nấm Sò), trước dây với việc sản xuất và tiêu thụ truyền thống thì nay HTX đã áp dụng nuôi trồng trong phòng lạnh vào mùa hè, với điều kiện nhiệt độ phù hợp để nấm phát triển cho năng xuất và chất lượng cao hơn.
Hiện nay, phần lớn sản phẩm nấm sò tươi sau khi thu hái được sấy khô làm nguyên liệu sản xuất cốm kết hợp với nấm đông trùng hạ thảo.
Ngoài ra, HTX Nấm Tam Đảo đang hợp tác nghiên cứu với Viện Sinh học đề tài chế biến bã thải từ trồng nấm thành phân hữu cơ vi sinh bón cho cây trồng. Đây sẽ là chuỗi khép kính cho quy trình sản xuất của HTX.
Bên cạnh việc tập trung trồng và chăm sóc các loại nấm có giá trị kinh tế cao, cũng như cung ứng giống nấm, nguyên liệu trồng nấm cho các hộ thành viên, HTX Nấm Tam Đảo đang tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ cũng như đưa sản phẩm nấm mang thương hiệu Tam Đảo vào hệ thống siêu thị trong và ngoài tỉnh và cung cấp cho thị trường Hà Nội, Phú Thọ, Bắc Ninh…
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn

Xã Cấn Hữu (Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024

Đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Xã Phú Mãn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Hà Nội không nợ đọng xây dựng cơ bản trong Nông thôn mới

Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau công nghệ Poly Phosphate

Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề

Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới
