Tag

Phát triển kinh tế xanh: Mục tiêu hướng đến của các hợp tác xã nông nghiệp

Kinh tế 24/11/2022 09:16
aa
TTTĐ - Việc đẩy mạnh kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái mang tính bền vững chính là mục tiêu mà các hợp tác xã nông nghiệp đang hướng đến.
Phát triển bền vững và Kinh tế xanh Đừng bỏ qua cơ hội ghi điểm "phát triển kinh tế xanh" Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính cho tăng trưởng xanh Việt Nam kỳ vọng về một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững

Thay đổi tư duy trong sản xuất

Theo thống kê, cả nước hiện có hơn 19.000 hợp tác xã nông nghiệp (chiếm gần 67% tổng số hợp tác xã trong tất cả các lĩnh vực của cả nước), với gần 3,4 triệu thành viên, trong đó chủ yếu là hộ nông dân. Các hợp tác xã nông nghiệp bước đầu trở thành một mắt xích quan trọng trong phát triển chuỗi giá trị liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, là tiền đề quan trọng thúc đẩy hình thành các tổ hợp sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản quy mô vừa và nhỏ tại nhiều vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, hoạt động sản xuất nông nghiệp là ngành gây phát thải khí nhà kính lớn, qua đó làm gia tăng sự nóng lên toàn cầu. Phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp tập trung chủ yếu trong 3 lĩnh vực chính là trồng lúa nước, chăn nuôi, quản lý đất và sử dụng phân bón.

Theo đó, đầu năm 2022, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 150/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp bền vững, đẩy mạnh kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái trong sản xuất, kinh doanh.

Phát triển kinh tế xanh: Mục tiêu hướng đến của các hợp tác xã nông nghiệp
Hiện nay, nhiều hợp tác xã nông nghiệp đang hướng đến phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Chia sẻ về những thuận lợi của người dân nói riêng và các hợp tác xã nông nghiệp nói chung khi tham gia vào phát triển kinh tế xanh, nông nghiệp tuần hoàn, ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết: Trong một thời gian dài, ngành nông nghiệp đã đẩy mạnh sản xuất, tăng trưởng về sản lượng. Quá trình thâm canh quá mức đã làm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản cũng như nguồn lực nông nghiệp, đặc biệt là đất đai, nguồn nước… đã bị suy kiệt.

“Đó là những bài học mà bà con nông dân, các hợp tác xã nông nghiệp đã nhận ra và thay đổi tư duy, suy nghĩ để đi đến sự đồng thuận đối với xu thế phát triển chung của toàn thế giới là kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn cũng như nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái”, ông Lê Đức Thịnh chia sẻ.

Cùng với đó, ngành nông nghiệp đang trong quá trình phát triển với tinh thần tích hợp đa giá trị, làm sao để nâng cao các giá trị của nền kinh tế nông nghiệp thay vì chạy theo sản lượng như trước đây. Là nền tảng để hướng đến mục tiêu đó, đã có rất nhiều cơ chế chính sách, giải pháp tại các địa phương nhằm hỗ trợ nông dân cũng như các hợp tác xã nông nghiệp.

Có thể thấy, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn được Bộ Nông nghiệp, các địa phương và người dân đặc biệt quan tâm vì tính hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nông nghiệp tuần hoàn có vai trò đặc biệt quan trọng.

Phát triển kinh tế xanh: Mục tiêu hướng đến của các hợp tác xã nông nghiệp
Mô hình canh tác sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP

Ông Trần Văn Chiến, Giám đốc hợp tác xã vườn cây ăn trái Trường Xuân A, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ cho biết: Hợp tác xã với 45 thành viên hiện đang canh tác sầu riêng với vú sữa, với sản lượng năm nay ước đạt 500 tấn. Hiện nay, trái vú sữa đang được doanh nghiệp bao tiêu để xuất khẩu đi một số nước, còn sầu riêng đang được một số công ty đàm phán để bao tiêu. Từ khi tham gia hợp tác xã hiệu quả kinh tế của các thành viên được nâng lên bởi giá thành sản xuất giảm, sản lượng trái cây làm ra được bao tiêu nên các thành viên chỉ chuyên tâm canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP.

Theo ông Trần Văn Chiến, việc phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu trong hợp tác xã nông nghiệp rất quan trọng, sẽ góp phần nâng cao hơn nữa thu nhập của các thành viên, sản phẩm làm ra an toàn, chất lượng và hơn hết là thích ứng với biến đổi khí hậu trong bối cảnh hiện nay. Để làm được điều này thì từng hợp tác xã phải thay đổi tư duy trong sản xuất để hướng đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp.

Đi tìm giải pháp

Trong tổng số hơn 19.000 hợp tác xã nông nghiệp trên cả nước, đã có khoảng 2.300 hợp tác xã đã áp dụng những giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là xu thế tận dụng các phế phụ phẩm trong nông nghiệp để tái chế, nâng cao giá trị, thu nhập cho người dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, vẫn còn nhiều thách thức mà người dân và các hợp tác xã nông nghiệp phải đối mặt khi phát triển kinh tế xanh và nông nghiệp tuần hoàn.

Phát triển kinh tế xanh: Mục tiêu hướng đến của các hợp tác xã nông nghiệp
Phân hữu cơ đang dần trở thành lựa chọn của các hộ dân và hợp tác xã nông nghiệp

Theo ông Lê Đức Thịnh, khó khăn lớn nhất đến từ nhận thức khi không phải toàn xã hội hay toàn bộ các hợp tác xã đã hiểu hết, nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế xanh, nông nghiệp tuần hoàn. Bên cạnh đó, những nghiên cứu khoa học, tiến bộ kỹ thuật để hỗ trợ người dân phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn còn hạn chế. Vẫn xảy ra tình trạng thiếu công nghệ, đặc biệt là công tác xác nhận, đo đạc, đăng kí để theo dõi, đánh giá các hoạt động như phát thải khí nhà kính, tái sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp.

Ngoài ra, tác dụng của kinh tế tuần hoàn là giúp đa dạng hóa sản phẩm trong chuỗi giá trị nhưng đi kèm là tăng chi phí đầu tư trong khi vấn đề liên quan đến chính sách, tín dụng khuyến khích còn hạn chế. Đặc biệt, thực trạng sản xuất của bà con nông dân hiện nay vẫn còn manh mún. Chính vì vậy, những giải pháp để phát triển kinh tế xanh, nông nghiệp tuần hoàn cần phải được triển khai ở nhiều cấp độ khác nhau. Trong đó, tại cấp độ của hợp tác xã và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần phải tiếp tục đẩy mạnh việc tập huấn, tư vấn, hướng dẫn xây dựng mô hình một cách hiệu quả.

Nhận thức được những thuận lợi cũng như khó khăn, thách thức trong việc hướng người dân theo hướng phát triển kinh tế xanh, nông nghiệp tuần hoàn, PGS.TS Mai Văn Trịnh, Viện trưởng Viện Môi trường Nông nghiệp cho biết, một trong những yếu tố tiên quyết để người dân có thể phát triển kinh tế xanh, nông nghiệp tuần hoàn đó là giảm phát thải khí nhà kính.

Phát triển kinh tế xanh: Mục tiêu hướng đến của các hợp tác xã nông nghiệp
Các nhà vườn đã tận dụng phụ phẩm nông nghiệp để làm phân hữu cơ, phục vụ sản xuất nông nghiệp

Theo đó, chuyên gia đã đưa ra những giải pháp cụ thể trong sản xuất nông nghiệp như hạn chế đốt nương làm rẫy, phụ phẩm; Sử dụng máy làm đất tiết kiệm nhiên liệu, giảm làm đất xuống mức tối thiểu; Cải tiến công nghệ sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi; Sử dụng máy gieo hạt ít nhiên liệu; Bón phân kết hợp; Hạn chế sử dụng và phun thuốc bảo vệ thực vật hóa học; Giảm lượng nước tưới, tăng hiệu quả tưới, sử dụng máy bơm tiêu ít nhiên liệu, giảm thất thoát nước; Sử dụng máy làm cỏ tiêu tốn ít nhiên liệu.

Bên cạnh đó, cần sử dụng máy gặt đập liên hợp trong thu hoạch; Cải tiến công nghệ sấy, tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng năng lượng tái tạo, sinh học; Cải tiến công nghệ chế biến, tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng năng lượng tái tạo, sinh học, tuần hoàn chất thải.

Đồng thời, quản lý phân hữu cơ bằng các biện pháp như Biogas, sản xuất phân compost, đệm lót sinh học; Tiêu nước phơi ruộng trong canh tác lúa; Hạn chế đốt sinh khối, tuần hoàn chất thải; Bón phân đạm theo nhu cầu của cây, cân đối đạm chậm tan, phân giải chậm có kiểm soát, thông minh…

Đọc thêm

Chính phủ trình sửa Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Kinh tế

Chính phủ trình sửa Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

TTTĐ - Chiều 5/5, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Sứ mệnh phát triển kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Sứ mệnh phát triển kinh tế tư nhân

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân - một tuyên ngôn chính trị cấp cao nhất khẳng định rõ vị thế, vai trò và sứ mệnh của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, phát triển kinh tế tư nhân không chỉ là yêu cầu tất yếu mà còn là lựa chọn chiến lược nhằm kiến tạo một Việt Nam độc lập, tự chủ, tự cường và thịnh vượng.
Khoa học công nghệ là “ngọn hải đăng” soi sáng tương lai ngành nông nghiệp và môi trường Nông thôn mới

Khoa học công nghệ là “ngọn hải đăng” soi sáng tương lai ngành nông nghiệp và môi trường

TTTĐ - Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến tại buổi Họp báo về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong ngành Nông nghiệp và Môi trường.
Tôn vinh giá trị khoa học, lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo Khởi nghiệp sáng tạo

Tôn vinh giá trị khoa học, lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5) và 66 năm ngày Bác Hồ về thăm trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) tưng bừng tổ chức “Festival hoa, cây cảnh VNUA 2025” từ ngày 5 đến 18/5/2025 tại Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.
Giá xăng RON95-III giảm về gần ngưỡng 19.500 đồng mỗi lít Thị trường - Tài chính

Giá xăng RON95-III giảm về gần ngưỡng 19.500 đồng mỗi lít

TTTĐ - Giá các mặt hàng xăng dầu trong nước đồng loạt đi xuống từ 15 giờ ngày hôm nay (5/5).
Xóa bỏ triệt để định kiến về kinh tế tư nhân Thị trường - Tài chính

Xóa bỏ triệt để định kiến về kinh tế tư nhân

TTTĐ - Bộ Chính trị yêu cầu đánh giá đúng vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân đối với phát triển đất nước; nuôi dưỡng, khuyến khích tinh thần kinh doanh, đổi mới sáng tạo của người dân, doanh nghiệp, tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là chiến sĩ trên mặt trận kinh tế...
Nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tiếp tục tăng mạnh? Doanh nghiệp

Nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tiếp tục tăng mạnh?

TTTĐ - Theo báo cáo về Xu hướng Nhu cầu Vàng quý 1 năm 2025 của Hội đồng vàng thế giới (WGC) cho thấy tổng nhu cầu vàng theo quý (bao gồm cả thị trường phi tập trung - OTC) là 1.206 tấn, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong bối cảnh giá vàng cao kỷ lục, vượt ngưỡng 3.000 USD/ounce.
Kinh tế tư nhân chưa tạo được đột phá về quy mô và năng lực cạnh tranh Thị trường - Tài chính

Kinh tế tư nhân chưa tạo được đột phá về quy mô và năng lực cạnh tranh

TTTĐ - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi đánh giá, kinh tế tư nhân chưa tạo được đột phá về quy mô và năng lực cạnh tranh, do đó cần có các giải pháp đột phá để phát triển khu vực này.
Việt Nam đã bắt đầu đàm phán với Mỹ về chính sách thuế quan Thị trường - Tài chính

Việt Nam đã bắt đầu đàm phán với Mỹ về chính sách thuế quan

TTTĐ - Việt Nam đã bắt đầu đàm phán và thuộc nhóm 6 nước được Mỹ ưu tiên đàm phán (gồm Vương quốc Anh, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Indonesia) trong hơn 100 nền kinh tế.
Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả trong mùa nắng nóng Doanh nghiệp

Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả trong mùa nắng nóng

TTTĐ - Thời điểm chuyển mùa, đặc biệt là bước vào cao điểm nắng nóng, luôn là giai đoạn ghi nhận mức tiêu thụ điện tăng cao tại Thủ đô Hà Nội. Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) cảnh báo về nguy cơ hóa đơn tiền điện của hộ gia đình tăng đột biến do nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng cao, nhất là đối với các thiết bị làm mát như điều hòa, tủ lạnh...
Xem thêm