Tag

Cải cách hành chính hiệu quả nhờ dịch vụ công trực tuyến

Đô thị 26/10/2020 14:00
aa
TTTĐ - Cải cách hành chính (CCHC) được Hà Nội xác định là “chìa khóa” quan trọng, quyết định thành công các chương trình, mục tiêu của địa phương, cũng như thu hút mạnh mẽ nguồn lực đầu tư từ bên ngoài.
Hà Nội: Gắn ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính Cải cách hành chính nâng cao chất lượng khám chữa bệnh Bộ Công Thương tăng cường cải cách hành chính, dẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến Huyện Gia Lâm: Tăng cường cải cách hành chính, đẩy mạnh phát triển kinh tế toàn diện Quảng Ninh tạo đột phá trong 10 năm cải cách hành chính Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tăng cường cải cách hành chính
Hà Nội phân công cán bộ luôn tận tình hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến
Hà Nội phân công cán bộ luôn tận tình hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của thành phố, công tác CCHC đã được triển khai bài bản, thu được nhiều kết quả tích cực, xuất hiện nhiều cách làm hay, mô hình tốt giúp tiết kiệm thời gian, công sức của các tổ chức và cá nhân khi có nhu cầu giao dịch hành chính. Qua đó, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, bước đầu đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, người dân.

Theo Văn phòng UBND TP Hà Nội, về nhiệm vụ thực hiện cải cách hành chính quý III/2020, Đoàn kiểm tra của thành phố vừa kết hợp kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất không báo trước đối với 26 cơ quan, đơn vị thành phố, trong đó kiểm tra chuyên đề về nội dung chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI), chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) đối với 12 xã, phường, thị trấn thuộc 6 quận, huyện; kiểm tra CCHC tại quận, huyện và các xã, phường, thị trấn trực thuộc 14 đơn vị…

Kết quả kiểm tra cho thấy việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính của công dân, tổ chức; việc tiếp công dân được duy trì ổn định; không có phản ánh kiến nghị về thái độ ứng xử không phù hợp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, đơn vị được kiểm tra cơ bản chấp hành nghiêm chỉnh thời gian làm việc theo quy định.

Các cơ quan, đơn vị được kiểm tra đều có lịch phân công cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức và người lao động làm việc luân phiên trong giai đoạn phòng chống dịch bệnh Covid-19 nhằm đảm bảo giải quyết hồ sơ cá nhân, tổ chức theo yêu cầu công việc, phù hợp với yêu cầu chống Covid-19 trong giai đoạn mới.

Đến hết tháng 8/2020, tổng số thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính thuộc thành phố là 1.813 TTHC. Tổng số TTHC đủ điều kiện để triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, 4 của thành phố là 1.720 TTHC; tổng số DVCTT mức 3, 4 của thành phố đang cung cấp cho người dân và doanh nghiệp là: 1.671/1.720 TTHC. Trong đó, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 là: 1227 TTHC; mức độ 4 là 444 TTHC.

Việc giải quyết hồ sơ TTHC, dịch vụ công trực tuyến các cấp trên thành phố thực hiện tập trung tại hệ thống một cửa điện tử thành phố dùng chung 3 cấp và các hệ thống thông tin chuyên ngành dùng chung (lĩnh vực giáo dục, y tế).

Các ngành của Hà Nội đã tăng cường dịch vụ công để đẩy mạnh cải cách hành chính.

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đến hết năm 2020, 100% TTHC của Sở sẽ được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức 3,4. Theo đó, ngành xây dựng tập trung tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành; khai thác sử dụng có hiệu quả Hệ thống quản lý văn bản, Cổng thông tin điện tử của Sở, Hệ thống dịch vụ công trực tuyện; hệ thống “Một cửa” điện tử dùng chung 3 cấp của thành phố trong công tác chỉ đạo, điều hành; tăng số đầu việc dịch vụ công mức 3, 4 tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân không phải đến cơ quan làm thủ tục. Bảo đảm đến hết năm 2020 100% TTHC của Sở được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức 3,4.

Nhằm hạn chế tối đa việc doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần, khắc phục tình trạng quá tải trong giải quyết TTHC, thời gian qua, Sở Xây dựng Hà Nội tiếp tục rà soát, đơn giản hóa và kiến nghị đơn giản hóa theo thẩm quyền các thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình giao dịch; ban hành kế hoạch cải cách hành chính năm 2020; tiến hành khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của Sở Xây dựng Hà Nội năm 2020; kế hoạch xây dựng cơ quan đạt chuẩn văn hóa năm 2020…

Sở sẵn sàng trả kết quả giải quyết TTHC tại nhà thông qua dịch vụ bưu chính công ích của thành phố (DVC mức độ 4) cho những cá nhân có nhu cầu; phấn đấu thực hiện việc tiếp nhận 100% hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức qua Phần mềm DVC trong thời gian tới nhằm đảm bảo công khai, minh bạch nâng cao chất lượng dịch vụ công, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và doanh nghiệp.

Với khối lượng các thủ tục hành chính lớn cho hơn 2.700 trường học và các cơ sở giáo dục thì việc triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 là rất cấp thiết cho toàn ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết: Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố về việc xây dựng và thực hiện các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, 4 để giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân được thuận lợi nhất, ngành GDĐT Hà Nội đã quyết tâm rất cao từ Sở đến các phòng chức năng của Sở, các nhà trường trên địa bàn thành phố.

Tính đến tháng 7/2019, Sở đã có 100/100 các TTHC được giải quyết qua DVCTT mức độ 3, 4. Trong đó, có 30/65 DVCTT mức độ 4 thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở; 12/30 DVCTT mức độ 4 thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện; 2/5 DVCTT mức độ 4 thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã. Tổng số DVCTT mức độ 4 đạt 44%. Các DVCTT mức độ 3, 4 được thực hiện trên 3 lĩnh vực, đó là: Lĩnh vực GDĐT; lĩnh vực văn bằng, chứng chỉ; lĩnh vực thi và tuyển sinh.

Trong thời gian tới, ngành GDĐT Hà Nội sẽ tiếp tục nâng cao tỷ lệ người dân, doanh nghiệp sử dụng DVCTT mức độ 3, 4 lĩnh vực GDĐT toàn ngành, đạt ít nhất 75% vào năm 2020 và trên 80% vào những năm tiếp theo; tiếp tục rà soát các TTHC theo hướng 3 giảm: Giảm thời gian, giảm thành phần hồ sơ và giảm chi phí cho người dân; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tiện ích của các DVCTT mức độ 3, 4 đang thực hiện, góp phần cùng với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã cải cách TTHC, tạo ra môi trường làm việc và kinh doanh thông thoáng trên địa bàn Thủ đô.

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 4833/UBND-KSTTHC ngày 6/10/2020 về triển khai thực hiện một số công việc tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Theo đó, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục rà soát, đôn đốc và hướng dẫn thực hiện việc tái cấu trúc quy trình, tích hợp các thủ tục hành chính lên Cổng dịch vụ công quốc gia, bảo đảm cung cấp tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thành phố theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Tính đến nay, thành phố Hà Nội đang cung cấp 241/1.431 thủ tục hành chính lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Trước ngày 25/10/2020, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội hoàn thành việc rà soát các dịch vụ công của thành phố đang cung cấp, bảo đảm hoạt động thông suốt; thực hiện đồng bộ trạng thái tiến độ giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trước hạn, đúng hạn, quá hạn đối với các thủ tục hành chính đang cung cấp trên Cổng dịch vụ công của thành phố lên Cổng dịch vụ công quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Liên quan đến nhiệm vụ trên, các sở, ban, ngành tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai thực hiện việc kết nối, tích hợp dịch vụ công trực tuyến của thành phố trên Cổng dịch vụ công quốc gia theo chỉ đạo của UBND thành phố; bảo đảm việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến đúng lộ trình thời gian.

Cùng với đó, các đơn vị tiếp tục thực hiện việc rà soát, đề xuất bổ sung danh mục, lộ trình các dịch vụ công trực tuyến sẽ kết nối, tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị; việc đề xuất, lựa chọn giải pháp cung cấp thủ tục hành chính trên môi trường điện tử bảo đảm nguyên tắc: “hiệu quả, thuận tiện cho người dùng, tránh lãng phí”…

* “Đây là bài viết tuyên truyền, hướng dẫn dịch vụ công trực tuyến của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020”.

Đọc thêm

Hà Nội ra quân chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông đô thị Đô thị

Hà Nội ra quân chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông đô thị

TTTĐ - Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội (Sở Xây dựng Hà Nội) đã ra quân chỉnh trang, duy tu, vệ sinh toàn bộ hệ thống nhà chờ, biển báo điểm dừng xe buýt trên địa bàn thành phố.
Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng Đô thị

Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng

TTTĐ - Sáng 29/4, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường kết nối cầu Tứ Liên từ nút giao đường dẫn cầu Tứ Liên với đường Trường Sa đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi Đô thị

Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi

TTTĐ - Sáng 29/4, tại kỳ họp thứ 22, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu.
Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công Xã hội

Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công

TTTĐ - 27 dự án, công trình đầu tư công tại thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) có tổng vốn hơn 1.675 tỷ đồng đang gặp hàng loạt vướng mắc cần được tháo gỡ.
Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông Xã hội

Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông

TTTĐ - HĐND tỉnh Lâm Đồng thống nhất thông qua đề án sáp nhập với tỉnh Bình Thuận và Đắk Nông. Sau sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng trở thành tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, với diện tích hơn 24,2 nghìn km2.
Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn” Đô thị

Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn”

TTTĐ - Công an TP Hà Nội thông báo phân luồng giao thông, bảo đảm an ninh, an toàn và giao thông thông suốt phục vụ công tác bảo vệ Chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc khải hoàn”.
Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu Xã hội

Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức lễ khánh thành công trình Công viên tượng đài, nhà lưu niệm Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu tại huyện Long Đất.
TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km² Đô thị

TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km²

TTTĐ - TP Cần Thơ và Hậu Giang vừa thông qua nghị quyết về hợp nhất cấp tỉnh, cấp xã. Theo nghị quyết được thông qua, TP Cần Thơ sau khi sáp nhập sẽ có tổng diện tích tự nhiên lên đến 6.360km², quy mô dân số 4.199.806 người.
Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam Đô thị

Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Ngày 25/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã dự lễ gắn biển 2 công trình: Trường Mầm non Phương Liên và chùa Xã Đàn tại quận Đống Đa.
Quận ủy Hoàng Mai tập trung xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai Đô thị

Quận ủy Hoàng Mai tập trung xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai

TTTĐ - Ngày 25/4, Quận ủy Hoàng Mai (Hà Nội) tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 55-CT/QU và quán triệt và triển khai thực hiện hai kết luận quan trọng của Bộ Chính trị.
Xem thêm