Cần làm gì để “siêu dự án” chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP HCM sớm vận hành?
Chủ đầu tư dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng “sốt ruột” chờ ngày “về đích” |
Theo tìm hiểu của phóng viên, Văn phòng UBND TP HCM mới đây đã ban hành kết luận chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan tại Hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn… năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022.
Kết luận nêu nhấn mạnh của ông Hoan về việc thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm ngập đô thị do mưa lớn, triều cường, xả lũ, rác thải… Các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án giảm ngập của TP HCM, sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Đặc biệt là dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) chậm nhất đến đầu năm 2023 đưa vào vận hành hoạt động.
Theo yêu cầu của lãnh đạo UBND TP HCM, các chủ đầu tư phải đẩy nhanh tiến đội các dự án giảm ngập của thành phố, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng, nhất dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1, thuộc dự án chống ngập theo quy hoạch thủy lợi thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008), chậm nhất vào đầu năm 2023 phải đưa vào hoạt động.
![]() |
Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - giai đoạn 1 (mức đầu tư 10.000 tỷ đồng) là công trình đang được người dân mong đợi (Ảnh: Trungnam Group) |
Được biết, dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - giai đoạn 1 (mức đầu tư 10.000 tỷ đồng) do Trungnam Group làm nhà đầu tư theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), khởi công giữa năm 2016 nhằm kiểm soát ngập do triều; Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu cho diện tích 750km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm thành phố.
Công trình gồm 6 cống ngăn triều lớn (khẩu độ 40-160m) là Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định và 7,8km đê kè ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến Sông Kinh với các cống nhỏ khẩu độ dưới 10m. Địa điểm xây dựng thuộc quận 1, 4, 7, 8, huyện Nhà Bè và Bình Chánh.
Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu – giai đoạn 1, là dự án thuộc vào quy hoạch thủy lợi 1547 của Thủ tướng Chính phủ. Từ những ngày đầu phát triển đã được xác định rõ 4 mục tiêu quan trọng là: Chống ngập triều, điều tiết mực nước kênh rạch, đảm bảo giao thông thuỷ và cải tạo cảnh quan, cải thiện môi trường.
Đặc biệt, khi có các diễn biến cực đoan của môi trường, dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng này còn phòng tránh, cũng như hạn chết khả năng xâm thực, xâm nhập mặn, khi nước biển dâng trong tương lai. Nghĩa là khi xảy ra tình huống triều biển cao, nước biển xâm thực vào sông ngòi, làm thay đổi môi trường nước và ảnh hưởng môi trường sống của sinh vật, lúc này, các cống kiểm soát triều lớn sẽ đóng lại, khép kín môi trường nước trong kênh rạch và ngăn chặn hoàn toàn sự xâm thực từ nước biển.
Hiện tại, dự án chống ngập trị giá hơn 10.000 tỷ đồng vẫn chưa thể hoạt động, dù đã đạt khoảng 90% khối lượng công việc. Hiện, TP HCM và nhà đầu tư đang nỗ lực tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án, sớm giải quyết tình trạng ngập úng.
Theo tìm hiểu, vướng mắc chính của dự án liên quan phương án thanh toán cho nhà đầu tư. Dù chưa có quy định cụ thể tỷ lệ thanh toán bằng quỹ đất và tiền, nhưng việc UBND TP HCM ký hợp đồng BT với tỷ lệ giá trị quỹ đất chỉ bằng 16% tổng chi phí dự án, còn lại bằng tiền được cho là chưa hoàn toàn phù hợp.
Trước đó, với tầm quan trọng của dự án, ngay cả Chính phủ cũng vào cuộc chỉ đạo. Hồi tháng 4/2021, Thủ tướng ký Nghị quyết số 40 gỡ vướng cho dự án, giao UBND TP HCM chịu trách nhiệm thanh toán cho nhà đầu tư và rà soát, loại bỏ các chi phí bất hợp lý để hoàn thành dự án.
Nhận định về vấn đề này, Luật sư Phan Thị Lam Hồng - Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, cơ quan có thẩm quyền, trong đó UBND TP HCM cần sớm đưa ra những quyết định tháo gỡ vướng mắc để nhà đầu tư nhanh chóng hoàn tất khối lượng công việc, sớm đưa công trình vào vận hành.
Theo vị luật sư, nhiều ý kiến chuyên gia đã đánh giá dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng được kỳ vọng rất lớn để giúp thành phố cải thiện, hướng đến chấm dứt tình trạng ngập do triều cường nhưng thi công hơn 5 năm qua vẫn chưa hoàn thành, đưa vào vận hành thì quá chậm, trong khi không phải lỗi do năng lực của nhà đầu tư.
Mặt khác, việc không sớm đưa ra những tháo gỡ sẽ khiến nhà đầu tư gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí là thiệt hại đến tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, bởi việc chậm trễ thanh toán khiến nhà đầu tư phát sinh thêm nhiều chi phí như lãi vay, nhân công, máy móc thiết bị chờ việc, khấu hao vật tư, thuê kho bãi...
"Nếu vấn đề nằm ở cơ chế thì cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương phải sớm có biện pháp tháo gỡ để nhà đầu tư sớm hoàn thiện dự án. Đây vừa là giúp cho Nhà nước khi đáp ứng được nguyện vọng của người dân về việc giải quyết ngập lụt vừa giảm thiệt hại cho nhà đầu tư", Luật sư Hồng chia sẻ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Động lực phát triển Thủ đô qua các cây cầu bắc qua sông Hồng

Hải Phòng có 50 xã, phường, đặc khu sau sắp xếp

Hà Nội ra quân chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông đô thị

Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng

Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi

Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công

Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông

Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn”

Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu
