Tag

Chủ động, nỗ lực đưa "chỉ tiêu" giảm nghèo về đích sớm

Muôn mặt cuộc sống 27/03/2025 09:18
aa
TTTĐ - Bằng nhiều giải pháp tích cực, Hà Nội đã thực hiện chỉ tiêu giảm nghèo về đích trước 1 năm kế hoạch giai đoạn 2022-2025, hiện không còn hộ nghèo (theo chuẩn của TP). Để có được những kết quả đó là nhờ các địa phương, đơn vị đã có những cách làm sáng tạo, linh hoạt theo tình hình thực tế.
31 hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ xây, sửa nhà Đóng góp của Hà Nội giúp Hà Giang thúc đẩy giảm nghèo bền vững Mặt trận và trách nhiệm trợ giúp người dân giảm nghèo

Tạo sự đồng thuận trong toàn hệ thống

Nếu như năm 2022 trên địa bàn huyện Ba Vì còn 436 hộ nghèo, 1.424 hộ cận nghèo thì chỉ sau 2 năm (kết thúc năm 2024), huyện đã không còn hộ nghèo theo chuẩn mới, hiện toàn huyện còn 945 hộ cận nghèo (chiếm 1,27%).

Có được kết quả đó, bên cạnh việc thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Trung ương, TP, huyện Ba Vì đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, huy động các nguồn lực từ xã hội cho công tác giảm nghèo. Trong đó, huyện đã huy động được sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp trong xã hội ủng hộ, hỗ trợ công tác giảm nghèo qua các cuộc vận động, phong trào của MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội. Giai đoạn 2022-2024, Quỹ Vì người nghèo cấp huyện, cấp xã trên địa bàn huyện đã tiếp nhận được 14,11 tỷ đồng.

Trên cơ sở các nguồn vốn từ xã hội hóa, từ năm 2022 đến năm 2024, toàn huyện đã thực hiện xây dựng, sửa chữa 397 nhà ở và xây mới 56 công trình vệ sinh, với tổng số tiền là 24,7 tỷ đồng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, tặng quà… cho hộ nghèo với số tiền 2 tỷ đồng.

Chủ động, nỗ lực đưa
Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Ba Vì trao hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở năm 2024 cho hộ nghèo, hộ cận nghèo

Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng cho biết, kinh nghiệm trong huy động các nguồn lực xã hội là phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng trong triển khai các nhiệm vụ của địa phương, đơn vị; đề cao vai trò của các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư chi bộ ở các thôn, tổ dân phố trong công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tại cơ sở ủng hộ, quyên góp trong công tác giảm nghèo.

Đồng thời, chú trọng đẩy mạnh công tác dân vận, hướng về cơ sở; tạo sự đồng thuận trong xã hội, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện.

“Đặc biệt, trong triển khai thực hiện các chế độ, chính sách đối với các đối tượng được hưởng chế độ, chính sách phải bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, tuyệt đối không để trục lợi chính sách" - Chủ tịch UBND huyện Ba Vì nêu rõ.

Chú trọng thực hiện các mô hình hỗ trợ sinh kế

Tại huyện Sóc Sơn, đầu năm 2022, toàn huyện có 413 hộ nghèo, 1.753 hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025. Sau 3 năm triển khai thực hiện đến nay trên địa bàn huyện không còn hộ nghèo, còn 451 hộ cận nghèo (tỷ lệ 0,5%).

Thời gian qua, huyện đã hỗ trợ cho hơn 1.100 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển kinh tế với tổng số tiền trên 44 tỷ đồng; hỗ trợ bò sinh sản cho 165 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí trên 2,8 tỷ đồng.

Để triển khai đồng bộ và hiệu quả các chính sách, giải pháp giảm nghèo nhanh, bền vững, huyện Sóc Sơn đã tập trung nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các xã, thị trấn trong việc thực hiện chương trình giảm nghèo.

Đồng thời, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách, giải pháp giảm nghèo bền vững như: Thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, của hộ gia đình; thực hiện kịp thời các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo; huy động các nguồn lực hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn...

Trong quá trình triển khai thực hiện, huyện luôn quan tâm chú trọng thực hiện các mô hình hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn để các hộ chuyển đổi nghề nghiệp, phát triển sản xuất, có công ăn việc làm và từng bước cải thiện đời sống, thu nhập, tạo ra những cơ hội mới cho người nghèo.

Chủ động, nỗ lực đưa
Hà Nội luôn quan tâm tạo giá đỡ an sinh giúp người dân thoát nghèo (Ảnh minh hoạ)

Kiên quyết không để tái nghèo

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Chương trình 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025”, sau 4 năm thực hiện

Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025 và công tác giảm nghèo của TP Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025 đã đạt được kết quả nổi bật.

Năm 2022, toàn TP đã giảm được 1.582 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm còn 0,095%. Năm 2023, giảm được 1.456 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn 0,03%.

Với các giải pháp đồng bộ, sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của thành phố đến hết năm 2024, TP Hà Nội đã không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm còn 9.928 hộ (chiếm 0,43% số hộ dân), hoàn thành trước kế hoạch, vượt 182% chỉ tiêu giao. Như vậy, chỉ tiêu giảm nghèo đã về đích trước 1 năm kế hoạch đề ra giai đoạn 2022-2025.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình đề nghị các thành viên Ban chỉ đạo Chương trình; các sở, ngành, quận, huyện, thị xã tiếp tục tinh thần trách nhiệm, bám sát các chủ trương, chỉ đạo của Trung ương và TP để triển khai các nhiệm vụ. Trong đó tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm là mục tiêu giảm nghèo.

“Hà Nội hiện không còn hộ nghèo (theo chuẩn của TP Hà Nội) nhưng vẫn còn 9.928 hộ cận nghèo, nếu không làm tốt thì có thể dẫn đến tái nghèo. Chúng ta không bao giờ bằng lòng với những kết quả đạt được, đã làm tốt rồi phải làm tốt hơn" - Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 08-CTr/TU nhấn mạnh.

Đọc thêm

Thượng đại kỳ Phật giáo lớn nhất thế giới tại Đại lễ Vesak 2025 Nhịp sống phương Nam

Thượng đại kỳ Phật giáo lớn nhất thế giới tại Đại lễ Vesak 2025

TTTĐ - Lá cờ Phật giáo có kích thước lớn nhất thế giới 500m² tung bay trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025.
Văn Phú – Invest ủng hộ 720 triệu xóa nhà tạm, nhà dột nát Muôn mặt cuộc sống

Văn Phú – Invest ủng hộ 720 triệu xóa nhà tạm, nhà dột nát

TTTĐ - Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước, Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest đã đóng góp 720 triệu đồng vào Quỹ “Vì người nghèo” huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh để xây dựng 8 căn nhà kiên cố cho các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Không chỉ là một hoạt động thiện nguyện, sự đóng góp này còn thể hiện rõ nét triết lý phát triển Bất động sản "Vị Nhân Sinh" mà Văn Phú – Invest theo đuổi.
Phân định thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của chính quyền cấp huyện Muôn mặt cuộc sống

Phân định thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của chính quyền cấp huyện

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có văn bản số 500/TTg-KSTT ngày 4/5/2025 về việc phân định thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của chính quyền cấp huyện.
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính Muôn mặt cuộc sống

Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện cố 56/CĐ-TTg ngày 4/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ.
Những kí ức không quên… Muôn mặt cuộc sống

Những kí ức không quên…

TTTĐ - Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, lực lượng toàn ngành Y đã đoàn kết, sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do, thống nhất đất nước, tích cực góp công sức, trí tuệ và cả máu xương để cùng dân tộc đi đến ngày toàn thắng 30/4/1975. Trên đầu là đạn bom, dưới chân là chông gai nhưng với những người thầy thuốc ngày ấy, khó khăn không là gì khi trước mắt họ là những thương binh đang chờ cứu sống.
Hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người nghèo Muôn mặt cuộc sống

Hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người nghèo

TTTĐ - Với quyết tâm “không để ai lại phía sau”, cả hệ thống chính trị và Nhân dân tỉnh Yên Bái đoàn kết, cùng nhau xóa nhà tạm, nhà dột nát, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Quy hoạch tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị Xã hội

Quy hoạch tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị

TTTĐ - Thành cổ Quảng Trị là một biểu tượng lịch sử thiêng liêng, không chỉ là Di tích Quốc gia đặc biệt mà còn là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu những trang sử bi tráng nhất của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập.
Lâm Đồng sắp xếp trụ sở, nhà ở cho cán bộ sau sáp nhập Muôn mặt cuộc sống

Lâm Đồng sắp xếp trụ sở, nhà ở cho cán bộ sau sáp nhập

TTTĐ - Tỉnh Lâm Đồng đang tích cực triển khai các phương án chuẩn bị cho việc sáp nhập với Đắk Nông và Bình Thuận, trong đó, đang lên phương án bố trí trụ sở làm việc, nhà ở công vụ cho 880 cán bộ, công chức, viên chức từ 2 tỉnh sẽ đến TP Đà Lạt công tác.
Nhiều hoạt động trong Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng TP Hải Phòng Muôn mặt cuộc sống

Nhiều hoạt động trong Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng TP Hải Phòng

TTTĐ - Chiều 2/5, tại TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Hải Phòng tổ chức họp báo thông tin về Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025) và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025, tiến tới đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng”.
139 phạm nhân tại Hà Nội được đặc xá Muôn mặt cuộc sống

139 phạm nhân tại Hà Nội được đặc xá

TTTĐ - Ngày 1/5, Công an Hà Nội và nhiều tỉnh thành đã công bố Quyết định đặc xá dịp 30/4 năm 2025 cho một số phạm nhân có quá trình cải tạo tốt, biết ăn năn, hối cải.
Xem thêm