Tag

Chưa phát hiện trường hợp kết án oan người vô tội trong nhiệm kỳ

Tin tức 28/03/2021 09:07
aa
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã nhấn mạnh như vậy khi trình bày Báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của ngành Tòa án nhân dân nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV trong buổi sáng ngày 25/3/2021.
 Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày báo cáo thẩm tra tại Quốc hội
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày báo cáo thẩm tra tại Quốc hội

Thẩm tra Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của hệ thống Tòa án, Ủy ban Tư pháp đã đánh giá, phân tích toàn diện các mặt công tác của Tòa án. Đối với công tác giải quyết, xét xử các vụ án hành chính, chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu rõ, Ủy ban Tư pháp nhận thấy, để triển khai thi hành Luật Tố tụng hành chính năm 2015, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành nhiều chỉ thị chuyên đề, kế hoạch, văn bản chỉ đạo, tổ chức tập huấn và tăng cường bố trí Thẩm phán có năng lực làm nhiệm vụ xét xử các vụ án hành chính. Do đó, mặc dù số lượng các vụ án hành chính phải thụ lý tăng cao so với nhiệm kỳ trước (tăng 42,76%), song đã khắc phục được nhiều hạn chế của công tác này. Tỷ lệ giải quyết án hành chính sau nhiều năm đạt thấp, thì đến năm 2020 đã giải quyết đạt 68,8%, vượt 8,8% so với chỉ tiêu của Quốc hội. Việc tổ chức đối thoại giữa người khởi kiện và người bị kiện được các Tòa án nhân dân chú trọng, tích cực giải thích pháp luật để các bên tự thống nhất hướng giải quyết, trên cơ sở đó nhiều trường hợp người khởi kiện đã tự nguyện rút đơn hoặc Chủ tịch UBND, UBND chủ động hủy bỏ, sửa đổi quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật. Theo Báo cáo, đến năm 2020, không còn vụ án nào để quá thời hạn luật định do nguyên nhân chủ quan. Đã khắc phục cơ bản việc tuyên bản án không rõ, khó thi hành. Số lượng vụ án phải thụ lý, giải quyết tuy tăng cao, song tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan giảm so với đầu nhiệm kỳ. Tòa án nhân dân các cấp đã thực hiện nghiêm túc trách nhiệm trong giai đoạn thi hành án hành chính, đã ra quyết định buộc thi hành án đối với 376 trường hợp, qua đó bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án.

Về công tác xét xử các vụ án hình sự, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp đánh giá, trong nhiệm kỳ qua, Tòa án nhân dân các cấp đã triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tỷ lệ giải quyết án đạt 99,5%, vượt 11,5% so với chỉ tiêu của Quốc hội. Đã cơ bản khắc phục được việc để án quá thời hạn, hầu hết các vụ án đưa ra xét xử đều trong thời hạn luật định; riêng án kinh tế, tham nhũng, không có vụ án nào để quá thời hạn. Đặc biệt, trong cả nhiệm kỳ, chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người vô tội. Việc Tòa án bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa ngày càng được tăng cường, tạo điều kiện cho các bên thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ luật định. Hình phạt mà Tòa án áp dụng cơ bản nghiêm minh, đúng pháp luật. Việc cho các bị cáo hưởng án treo, cải tạo không giam giữ, áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ tiếp tục được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan đạt chỉ tiêu của Quốc hội (không quá 1,5%) và giảm dần qua các năm. Đã đưa ra xét xử nghiêm minh, kịp thời các vụ án tham nhũng 1.145 vụ/2.600 bị cáo, chú trọng áp dụng các biện pháp nhằm tăng tỷ lệ thu hồi tài sản. Tỷ lệ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung được Viện kiểm sát nhân dân chấp nhận đạt cao, trong đó, nhiều trường hợp trả hồ sơ do phát hiện giai đoạn điều tra, truy tố bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Qua xét xử, Tòa án nhân dân các cấp đã ban hành nhiều kiến nghị với các cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục nguyên nhân, điều kiện phạm tội và được các cơ quan nghiêm túc tiếp thu, thực hiện.

 2. Thời điểm đăng: Chủ nhật ngày 28/3/2021)

Đối với công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp nêu rõ, trong nhiệm kỳ, Tòa án nhân dân tối cao đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đã ban hành 01 Thông tư và 02 Chỉ thị chuyên đề chỉ đạo công tác này; bổ sung cán bộ cho các Tòa án nhân dân cấp cao để thực hiện nhiệm vụ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm… Kết quả, công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong nhiệm kỳ có nhiều chuyển biến rõ rệt cả về tiến độ và chất lượng giải quyết. Tỷ lệ đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đã giải quyết tăng qua các năm và tăng mạnh so với đầu nhiệm kỳ (tăng 26,2%). Các kháng nghị của Chánh án có thẩm quyền đều được Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm chấp nhận. Đã khắc phục cơ bản việc có văn bản trả lời không có căn cứ kháng nghị, sau đó người có thẩm quyền lại kháng nghị để giải quyết vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Công tác tiếp công dân được chú trọng, gắn việc tiếp công dân với việc giải quyết khiếu nại, góp phần giảm các khiếu nại bức xúc, kéo dài của công dân.

Trước đó, trình bày Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của hệ thống Tòa án nhân dân, Chánh án Nguyễn Hòa Bình nêu rõ 22 thành tựu nổi bật. Trong đó, hệ thống Tòa án đã đổi mới mô hình phòng xét xử theo hướng tiến bộ, phù hợp với xu thế chung của thế giới. Cụ thể, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành các Thông tư quy định về phòng xử án và quy chế tổ chức phiên tòa để bố trí lại vị trí ngồi của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng; xây dựng tiêu chí, yêu cầu cụ thể của phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp; quy định về việc tổ chức phòng xét xử thân thiện khi xét xử các vụ việc gia đình và người chưa thành niên. Đến nay, mô hình phòng xét xử mới đã được triển khai sâu rộng, phù hợp với xu thế chung của quốc tế. Qua đó bảo đảm cho các chủ thể tham gia tố tụng bình đẳng và thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ theo đúng yêu cầu tranh trụng; bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên.

Về trang bị trang phục xét xử của Thẩm phán, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao đã tiến hành thí điểm và sau đó triển khai trên toàn quốc trang phục xét xử thống nhất của Thẩm phán, tạo nên diện mạo mới cho Thẩm phán, đề cao tính uy nghiêm của nền tư pháp nước nhà.

Đối với nhiệm vụ nâng cao chất lượng bản án, quyết định của Tòa án, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết đã tổ chức các Hội nghị trực tuyến tập huấn về kỹ năng viết bản án, quyết định cho Thẩm phán và các chức danh tư pháp của Tòa án nhân dân các cấp; rút kinh nghiệm đối với những sai sót trong việc viết bản án, quyết định của Thẩm phán; xây dựng các giáo trình đào tạo chuyên sâu về kỹ năng viết từng loại bản án. Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành các Nghị quyết; về thể thức và kỹ thuật trình bày các văn bản tố tụng; ban hành các bản án mẫu để các Thẩm phán tham khảo trong quá trình xét xử. Chất lượng bản án, quyết định không ngừng được nâng cao, từ đó, kết quả giải quyết, xét xử các vụ việc đã có nhiều tiến bộ rõ nét.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình cũng nêu rõ, hệ thống Tòa án đã thực hiện giải pháp đột phá đó là tiến hành công khai bản án trên Cổng thông tin điện tử. Việc công khai bản án, quyết định của Tòa án trên Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân được các Tòa án trong toàn quốc thực hiện nghiêm túc, thực chất, có hiệu quả và đến nay đã dần đi vào nề nếp với chất lượng các bản án ngày càng tốt hơn. Đã công bố được hơn 600.000 bản án, quyết định trên Internet. Thu hút sự quan tâm của Nhân dân với tổng lượng truy cập để tìm hiểu về các bản án là hơn 22 triệu lượt người và hàng chục triệu ý kiến bình luận, góp ý đối với các bản án, quyết định. Qua đó đề cao trách nhiệm của Thẩm phán, nâng cao chất lượng xét xử, tạo cơ chế để nhân dân giám sát hoạt động tư pháp.

Về nhiệm vụ đổi mới thủ tục hành chính tư pháp tại Tòa án, Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn thành lập bộ phận hành chính tư pháp tại các Tòa án; đổi mới quy trình, thủ tục xử lý công việc của bộ phận hành chính tư pháp, đảm bảo đơn giản hóa các bước, thủ tục; triển khai “mô hình hành chính tư pháp một cửa” tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi tiếp cận tư pháp; xây dựng các phần mềm ứng dụng trong phân công giải quyết án; phần mềm theo dõi quản lý án..../.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan Thời sự

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Kazakhstan, tối 5-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Kazakhstan và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Kazakhstan.
Nắm chắc tư tưởng Nhân dân khi lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Nắm chắc tư tưởng Nhân dân khi lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các thành viên nắm chắc tình hình tư tưởng, dư luận của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong quá trình triển khai lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp.
Kỳ họp thứ 10 sẽ xem xét thông qua Luật Báo chí (sửa đổi) Tin tức

Kỳ họp thứ 10 sẽ xem xét thông qua Luật Báo chí (sửa đổi)

TTTĐ - Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh thời gian trình Quốc hội từ chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9, thông qua tại kỳ họp thứ 10 sang chương trình cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 10 đối với dự án Luật Báo chí (sửa đổi).
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ phải bảo đảm chất lượng, súc tích, trọng tâm Tin tức

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ phải bảo đảm chất lượng, súc tích, trọng tâm

Chiều 5/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng, Tổ trưởng Tổ biên tập Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 chủ trì cuộc họp, cho ý kiến về việc phân công, điều phối nhiệm vụ của Tổ biên tập.
Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 có 15 thành viên. Trong đó, Chủ tịch Ủy ban là Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Tin tức

Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

TTTĐ - Với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan Tin tức

Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cần được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả; có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lấy ý kiến Nhân
Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân Tin tức

Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân

TTTĐ - Trước tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân tràn lan gây nguy cơ lừa đảo và chiếm đoạt tài sản, Chính phủ đề xuất Quốc hội luật hóa cấm hoàn toàn việc này.
Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết Tin tức

Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết...
Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh Tin tức

Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tại kỳ họp này, nếu Quốc hội quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trước ngày 30/6/2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 thì sẽ kết thúc hoạt động cấp huyện. Chức năng nhiệm vụ của cấp huyện sẽ chuyển về cấp xã, một phần chuyển cấp tỉnh.
Xem thêm