Tag

Chuyến thăm đầu tiên của thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide tới Việt Nam: Bước phát triển nhảy vọt mới trong hợp tác

Thời sự 19/10/2020 07:00
aa
Chiều 18/10, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 18-20.10 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân.

Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide tại sân bay Haneda, Tokyo ngày 18.10, bắt đầu chuyến thăm 4 ngày tới Việt Nam và Indonesia. Ảnh: AFP
Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide tại sân bay Haneda, Tokyo ngày 18.10, bắt đầu chuyến thăm 4 ngày tới Việt Nam và Indonesia. Ảnh: AFP

Thời điểm hoàn hảo

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, quan hệ giữa Việt Nam - Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, có sự tin cậy cao. Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide diễn ra trong bối cảnh quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì Việt Nam-Nhật Bản đang tiếp tục phát triển tốt đẹp, mạnh mẽ và thực chất trên nhiều lĩnh vực, sự tin cậy chính trị ngày càng được củng cố, các chuyến thăm, tiếp xúc ở các cấp được duy trì thường xuyên ở các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Trong bài viết đăng trên Japan Times, ông Kuni Miyake - Chủ tịch Viện Chính sách Đối ngoại kiêm giám đốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Toàn cầu Canon - lý giải việc Thủ tướng Suga Yoshihide chọn Việt Nam và Indonesia là điểm đến cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên chứ không phải các cường quốc như: Mỹ, Trung Quốc hay Hàn Quốc. Học giả Nhật Bản từng là nhà ngoại giao chuyên nghiệp, hiện là cố vấn đặc biệt cho Nội các của Thủ tướng Suga Yoshihide, nhận định, Thủ tướng Suga Yoshihide thăm Đông Nam Á là lựa chọn dĩ nhiên.

“Thời điểm cho chuyến thăm của ông Suga là hoàn hảo” - ông chỉ ra. Theo đó, môi trường chính trị và quân sự khu vực hiện tại là thích hợp cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Suga Yoshihide. Trong đó, tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP) của Nhật Bản không đơn thuần là góc độ quân sự mà nhằm tạo ra cơ sở để thúc đẩy khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á thêm ổn định và thịnh vượng với tập trung lớn hơn vào các hoạt động kinh tế, văn hóa và thực thi pháp luật.

Thúc đẩy các thỏa thuận đầu tư

Trong thông điệp nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Phu nhân, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio chỉ ra, trong xu thế nhìn nhận lại chuỗi cung ứng toàn cầu hướng tới thời kỳ hậu COVID-19, “Việt Nam đang nhận được sự chú ý lớn từ các nhà đầu tư trên thế giới và động lực tạo đà cho bước phát triển nhảy vọt mới đang được hình thành cả trong quan hệ hợp tác kinh tế Nhật - Việt”. Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam cũng kỳ vọng, nhân dịp này, lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ có những thảo luận thẳng thắn để phát triển hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước.

Về chuyến thăm của Thủ tướng Suga Yoshihide, Nikkei chỉ ra, Thủ tướng Suga Yoshihide là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên của các nền kinh tế lớn thăm Việt Nam kể từ khi bắt đầu xảy ra đại dịch COVID-19. Hãng tin Nhật Bản cho rằng, chuyến thăm của thủ tướng Nhật Bản có thể sẽ thúc đẩy các nền kinh tế tiên tiến đóng vai trò lớn hơn trong hoạt động hợp tác kinh doanh với Việt Nam - quốc gia có thỏa thuận thương mại mới với Liên minh Châu Âu và đang đàm phán thỏa thuận riêng với Anh...

Nội dung lớn trong chương trình nghị sự của chuyến thăm Hà Nội của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide là “đảm bảo hợp tác kinh tế lớn hơn”, Nikkei nhận định. Cho tới nay, các nhà sản xuất đã dẫn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam bởi bị thu hút về mức lương thấp hơn ở Trung Quốc. Ngoài ra, mức thu nhập của người dân Việt Nam tăng đã mở ra cơ hội cho các công ty trong lĩnh vực dịch vụ nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng ở quốc gia Đông Nam Á có dân số trẻ với hứa hẹn tiềm năng tăng trưởng lâu dài. GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã đạt ngưỡng 3.000USD và các nhà bán lẻ của Nhật Bản đã gia tăng hiện diện.

Đọc thêm

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 có 15 thành viên. Trong đó, Chủ tịch Ủy ban là Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Tin tức

Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

TTTĐ - Với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan Tin tức

Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cần được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả; có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lấy ý kiến Nhân
Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân Tin tức

Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân

TTTĐ - Trước tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân tràn lan gây nguy cơ lừa đảo và chiếm đoạt tài sản, Chính phủ đề xuất Quốc hội luật hóa cấm hoàn toàn việc này.
Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết Tin tức

Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết...
Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh Tin tức

Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tại kỳ họp này, nếu Quốc hội quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trước ngày 30/6/2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 thì sẽ kết thúc hoạt động cấp huyện. Chức năng nhiệm vụ của cấp huyện sẽ chuyển về cấp xã, một phần chuyển cấp tỉnh.
Tổng Bí thư: Có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản Tin tức

Tổng Bí thư: Có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp cần đảm bảo đúng quy trình, quy định, tiến hành lấy ý kiến Nhân dân.
Cải cách bộ máy Nhà nước: Không làm nửa vời mà làm đến cùng Tin tức

Cải cách bộ máy Nhà nước: Không làm nửa vời mà làm đến cùng

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, công cuộc cải cách sâu rộng quản trị Nhà nước, hoàn thiện mô hình tổ chức của hệ thống chính trị với tinh thần "không làm nửa vời, làm đến cùng, làm triệt để".
Chính thức trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Thời sự

Chính thức trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

TTTĐ - Ủy ban Thường vụ Quốc hội chính thức trình Quốc hội tờ trình về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và thành lập Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp.
"Ý Đảng hợp với lòng dân" về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy Tin tức

"Ý Đảng hợp với lòng dân" về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

TTTĐ - Cử tri và Nhân dân vui mừng, phấn khởi, đánh giá rất cao Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo quyết liệt cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư, phục vụ doanh nghiệp và người dân, “ý Đảng hợp với lòng dân”...
Xem thêm