Tag

Chuyện tử tế của những người làm báo

Văn hóa 14/04/2022 19:10
aa
TTTĐ - Chiều 14/4, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra tọa đàm "Chuyện nghề: Hai chữ nhân văn" với mong muốn lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Chương trình do báo Nhà báo và Công luận kết hợp cùng Nhà văn hóa - Hội nhà báo Việt Nam tổ chức. Đây là một trong những hoạt động chính của Hội Báo toàn quốc 2022.
Báo chí Việt Nam đoàn kết, chuyên nghiệp, hiện đại và nhân văn Sức sống Việt Nam qua triển lãm ảnh “Những nẻo đường Xuân” Chuyển đổi số báo chí, sáng tạo trong cách tiếp cận độc giả, khán giả Các gian trưng bày độc đáo tại Hội báo toàn quốc năm 2022 Báo Tuổi trẻ Thủ đô đạt giải Khuyến khích "Bìa báo Tết ấn tượng"

Trong những năm vừa qua, rất nhiều nhà báo đã tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện. Trong số đó phải kể đến nhà báo Phạm Thanh Hà - người tận tụy với con đường đất trên ốc đảo Hồ Cấm Sơn; Nhà báo Trần Mai Anh với câu chuyện của bé Thiện Nhân; Nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung đi từng chặng đường để đến với những số phận nghèo khổ của đất nước; Nhà báo Hoàng Anh - người đưa những bình oxy tới bệnh nhân COVID-19 hay nhà báo Nguyễn Phạm Thu Uyên với chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly".

Chuyện tử tế của những người làm báo
Tọa đàm “ Chuyện nghề: Hai chữ Nhân văn”

Những việc thiện trong và ngoài trang báo mà nhiều nhà báo âm thầm thực hiện đã và đang lan tỏa sâu rộng và tạo ra được sự thay đổi nhiều số phận con người, nhiều vùng đất. Cách đây gần 6 năm, nhờ con đường "nhà báo" trên ốc đảo Hồ Cấm Sơn, xã Đồng Mậm (Bắc Giang), có đường, có điện, trẻ con không phải đi học nguy hiểm nữa.

"Tôi và chị Đoàn Ngọc Thu cùng “gánh” con đường ấy suốt 4 năm. Lúc ấy, chúng tôi đã làm tất cả những thứ để có thể nhích từng giờ máy xúc, từng ki-lô-mét đường cho đến khi được 20km đường đất. Chúng tôi đã gom góp từ bạn bè những đồng lẻ nhất", nhà báo Phạm Thanh Hà chia sẻ.

Tấm lòng từ thiện của báo chí càng thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết trong thời điểm dịch COVID-19 căng thẳng. Khi ấy, nhà báo đã sử dụng giấy thông hành của mình để thực hiện dự án trao oxy - trao sự sống, nhằm cứu giúp những bệnh nhân nhiễm COVID-19.

"Những ngày cao điểm vận chuyển khoảng 50 lượt xe bán tải nạp oxy, chúng tôi phải xin oxy y tế và chuyển đến những khoa cấp cứu, thường vào 2, 3 giờ sáng. Tôi rất tự hào khi có nhiều nhà báo tại Thành phố Hồ Chí Minh cùng tham gia", nhà báo Hoàng Anh kể.

Chuyện tử tế của người làm báo không chỉ thể hiện ở những hoạt động thiện nguyện cụ thể mà nó còn là việc nhà báo sử dụng con chữ, ngòi bút để lan rộng những hành động ý nghĩa.

Chuyện tử tế của những người làm báo
Những câu chuyện thiện nguyện, chuyện nghề truyền cảm hứng được các nhà báo chia sẻ

"Một hoạt động xã hội còm cõi sẽ khó có thể tồn tại bởi chúng tôi không làm ra được một đồng tiền nào. Giới nhà báo, phóng viên đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong các hoạt động thiện nguyện, đặc biệt là chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly", nhà báo Phạm Thu Uyên tâm sự.

Những việc làm ý nghĩa đó đang góp phần rất lớn vào việc xây dựng hình ảnh người làm báo trong lòng Nhân dân; Tạo niềm tin, sự tín nhiệm của người dân để báo chí luôn là lẽ phải, tiếng nói giúp đỡ những người yếu thế… Bên cạnh đó, người làm báo cũng phát huy hết được khả năng, trách nhiệm đối với cộng đồng và hiểu hơn về ý nghĩa lớn lao của công việc này.

Tham dự tọa đàm, bạn Nguyễn Thị Ly, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: “Đến với chương trình này, mình cảm thấy rất tự hào cũng như yêu thích hơn nghề báo đang theo học. Từ việc giữ cái tâm luôn trong sáng thì bên cạnh đó là trách nhiệm lớn lao của những người cầm bút đối với xã hội. Người làm báo cần giúp xã hội ngày càng phát triển hơn, đưa sự tích cực đến cộng đồng”.

Việc thiện chính là cách nuôi dưỡng thanh âm trong trẻo của cái đẹp giữa cuộc sống, giúp lan tỏa những điều tốt đến mọi người. Đó cũng chính là ngọn lửa truyền đến những thế hệ người trẻ làm báo, thổi bùng nhiệt huyết, đam mê vì một đất nước ngày càng phát triển văn minh và hiện đại.

Đọc thêm

Xây dựng bản sắc văn hóa sáng tạo mang đặc trưng của Thủ đô Nghệ thuật

Xây dựng bản sắc văn hóa sáng tạo mang đặc trưng của Thủ đô

TTTĐ - Chiều 6/5, TP Hà Nội tổ chức gặp gỡ không gian văn hóa sáng tạo, kêu gọi các nhóm và tổ chức đăng ký trở thành thành viên Mạng lưới không gian văn hóa sáng tạo Hà Nội.
Các nhà hát nổi tiếng thế giới đã thay đổi vị thế quốc gia như thế nào? Nghệ thuật

Các nhà hát nổi tiếng thế giới đã thay đổi vị thế quốc gia như thế nào?

TTTĐ - Không chỉ là nơi trình diễn nghệ thuật, nhiều nhà hát từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa, kiến trúc và niềm tự hào quốc gia. Một dự án nhà hát tầm cỡ quốc tế tại Hà Nội sắp xuất hiện tới đây hứa hẹn trở thành “đại sứ văn hóa”, góp phần định hình diện mạo và nâng cao vị thế Việt Nam trong dòng chảy văn hóa thế giới.
Nhiều hoạt động hấp dẫn trong "Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội" Nghệ thuật

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong "Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội"

TTTĐ - Diễn ra từ ngày 16 - 18/5 tại các địa điểm trung tâm, “Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025” sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, thú vị để giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng đến với Nhân dân Thủ đô và bạn bè quốc tế.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam Văn hóa

Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam

Học viện Phật giáo Việt Nam cơ sở Lê Minh Xuân (Huyện Bình Chánh, TPHCM) những ngày này đón dòng người dài như bất tận về chiêm bái xá lợi Phật (tôn trí trong chùa Thanh Tâm, kế bên học viện) và tham gia nhiều hoạt động trong đại lễ Vesak 2025. Trong nội viện của học viện có một con đường với nhiều tiểu cảnh đẹp.
Renzo Piano - Huyền thoại của ngành kiến trúc toàn cầu kiến tạo Nhà hát Opera Hà Nội Nghệ thuật

Renzo Piano - Huyền thoại của ngành kiến trúc toàn cầu kiến tạo Nhà hát Opera Hà Nội

TTTĐ - Không chỉ ghi danh tên tuổi với các công trình thay đổi bộ mặt đô thị như Trung tâm Georges Pumpidou ở Paris hay tòa The Shard ở London, kiến trúc sư bậc thầy người Italy còn khiến nhiều thế hệ kiến trúc sư tôn vinh bởi những dự án thấm đẫm triết lý vì nhân loại, những rung cảm mạnh mẽ với thiên nhiên, văn hóa, lịch sử và con người.
Khi nhà hát opera trở thành biểu tượng văn hóa nâng tầm vóc quốc gia Nghệ thuật

Khi nhà hát opera trở thành biểu tượng văn hóa nâng tầm vóc quốc gia

TTTĐ - Không chỉ là biểu tượng thu hút du khách cho mỗi điểm đến, các nhà hát opera còn góp phần bảo tồn di sản và trở thành linh hồn của nhiều quốc gia. Nơi nào có công trình nhà hát biểu tượng, nơi ấy văn hóa sẽ được tôn vinh.
"Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam" Văn hóa

"Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam"

TTTĐ - Tối 3/5, tại Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình nghệ thuật chính luận "Kỷ niệm 50 năm Giải phóng Côn Đảo (1/5/1975 - 1/5/2025)" với chủ đề "Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam".
Xúc động và nhân văn chương trình "Hành trình thống nhất" Nghệ thuật

Xúc động và nhân văn chương trình "Hành trình thống nhất"

TTTĐ - Bộ phim tài liệu đặc biệt với tựa đề “Hành trình thống nhất” là một trong những tác phẩm tài liệu khai thác nỗi đau chiến tranh và hành trình hòa giải dân tộc theo góc nhìn song hành từ hai phía chiến tuyến, tạo nên tiếng nói trung thực, xúc động và nhân văn về những vết thương quá khứ và nỗ lực hàn gắn của hiện tại.
Triển lãm "Thấm" - hành trình nghệ thuật đầy cảm xúc Nghệ thuật

Triển lãm "Thấm" - hành trình nghệ thuật đầy cảm xúc

TTTĐ - Triển lãm "Thấm" của Tuyến Vũ không chỉ mang đến những tác phẩm độc đáo mà còn tạo ra một không gian giao lưu nghệ thuật sâu sắc, khẳng định vị trí của nghệ thuật trừu tượng trong đời sống văn hóa Việt Nam.
Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình Văn hóa

Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình

TTTĐ - Những dấu mốc lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975, hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội được tái hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui”.
Xem thêm