Tag
Hà Nội

Đảm bảo cân đối chi ngân sách đầu tư phát triển

Tin tức 23/11/2023 17:58
aa
TTTĐ - Báo cáo tại Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn vượt dự toán, đảm bảo cân đối chi ngân sách.
Cơ cấu thu ngân sách Nhà nước cho thấy kinh tế còn khó khăn Dành ngân sách nâng cấp hạ tầng các khu du lịch trọng điểm Hôm nay, diễn ra Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội

Triển khai hiệu quả chính sách miễn, giảm thuế, phí

Theo đó, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2023 ước thực hiện hơn 400 nghìn tỷ đồng, đạt 113,5% dự toán, tăng 20,0% so với năm 2022. Tổng chi dự kiến hơn 102 nghìn tỷ đồng, đạt 97,2% dự toán đầu năm (91,1% dự toán điều chỉnh).

Với tình hình thu ngân sách trên địa bàn nêu trên, theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải, ước thu ngân sách địa phương được hưởng theo điều tiết năm 2023 trên 109 nghìn tỷ đồng, đạt 110% dự toán.

Đảm bảo cân đối chi ngân sách đầu tư phát triển
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải báo cáo tại hội nghị

Về công tác điều hành tài chính ngân sách, thành phố đã ban hành Chỉ thị về việc chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành pháp luật về tài chính - ngân sách nhà nước.

Về thu ngân sách, thành phố tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, đôn đốc thu hồi nợ thuế, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu ngân sách; triển khai hiệu quả các chính sách gia hạn, miễn, giảm các loại thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, góp phần đẩy nhanh tiến độ thu tiền sử dụng đất.

Về chi ngân sách, thành phố đảm bảo nguồn lực thực hiện chi đầu tư phát triển và kinh phí cho các cấp, ngành thực hiện nhiệm vụ được giao theo kế hoạch, trong đó ưu tiên nguồn lực cho các dự án trọng điểm như đường Vành đai 4, các dự án giao thông, các dự án thuộc kế hoạch đầu tư lĩnh vực y tế, di tích, giáo dục...; đẩy mạnh các giải pháp đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Thành phố cũng đã xây dựng và trình HĐND thành phố ban hành kịp thời các chính sách phục vụ các nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an sinh xã hội; ban hành quy định giá dịch vụ giáo dục tạm thời để thực hiện thí điểm đặt hàng đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập; điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn thành phố.

Về dự toán thu, chi ngân sách năm 2024, theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 408.547 tỷ đồng, cao hơn dự toán Thủ tướng Chính phủ giao 17 tỷ đồng, tăng 2% so với ước thực hiện năm 2023.

Dự toán thu ngân sách địa phương năm 2024 đạt 145.253 tỷ đồng. Trong đó, thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp: 128.994 tỷ đồng, cao hơn dự toán Thủ tướng Chính phủ giao 17 tỷ đồng từ nguồn thu viện trợ; thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương là 9.758 tỷ đồng; thu từ nguồn cải cách tiền lương còn dư năm trước chuyển sang 6.500 tỷ đồng.

Dự toán chi ngân sách địa phương năm 2024 là 146.429 tỷ đồng, tăng 17 tỷ đồng so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao do tăng chi thường xuyên từ nguồn thu viện trợ không hoàn lại. Dự toán chi ngân sách cấp thành phố năm 2024 là 98.680 tỷ đồng, tăng 38,6% so với dự toán năm 2023.

Đề xuất hỗ trợ cấp nước sạch tại một số địa bàn khó khăn

Đối với một số vấn đề cụ thể xin ý kiến, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải đề xuất mức huy động tối đa cho đầu tư phát triển năm 2024 là 8.050,7 tỷ đồng; đồng thời, cho phép sử dụng 6.500 tỷ đồng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư theo cơ chế tài chính đặc thù quy định tại Nghị quyết 115/2020/QH14 và chưa huy động nguồn vay trong nước theo hạn mức Thủ tướng Chính phủ giao 6.500 tỷ đồng.

Đảm bảo cân đối chi ngân sách đầu tư phát triển
Quang cảnh hội nghị

Thành phố đề xuất thực hiện cơ chế thưởng cho ngân sách các quận, huyện, thị xã tối đa 30% số thu thuế, phí, lệ phí được điều tiết về ngân sách cấp thành phố hưởng (đối với các khoản thu thuế, phí phân cấp cho quận, huyện, thị xã quản lý và có điều tiết về ngân sách cấp thành phố); sử dụng một phần nguồn cải cách tiền lương còn dư của 10 quận, huyện để bố trí chi đầu tư phát triển 5.035 tỷ đồng theo quy định tại Nghị quyết số 115/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội.

Thành phố đề xuất hỗ trợ chi thường xuyên cho các Ban Quản lý dự án thành phố, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội không đủ nguồn tài chính để thực hiện chính sách tinh giản biên chế; hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi để thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, xã hội.

Thành phố cũng đề xuất giao bổ sung dự toán thu, chi từ nguồn thu phí năm 2023 cho Sở Xây dựng Hà Nội thực hiện do quy định về các khoản thu phí này mới được ban hành trong năm 2023; hỗ trợ giá nước từ ngân sách địa phương cho hoạt động cấp nước sạch tại một số địa bàn khó khăn (thị trấn Chi Đông và Quang Minh, huyện Mê Linh) và người dân khu vực ảnh hưởng ô nhiễm môi trường tại các khu xử lý rác thải theo quy định tại Thông tư số 44/2021/TT-BTC ngày 18/6/2021 của Bộ Tài chính.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải cho biết, dự kiến thu ngân sách của thành phố 3 năm giai đoạn 2024-2026 khoảng 1.245.149 tỷ đồng. Trong đó, thu nội địa là 1.153.004 tỷ đồng, chiếm 92,6% tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; thu từ dầu thô là 7.000 tỷ đồng, chiếm 0,6% tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 85.115 tỷ đồng; thu viện trợ không hoàn lại là 29 tỷ đồng.

Dự kiến tổng chi ngân sách 3 năm (2024-2026) là 495.153 tỷ đồng (chi cân đối ngân sách địa phương là 463.283 tỷ đồng), trong đó dự kiến Chi đầu tư phát triển là 286.572 tỷ đồng; Chi thường xuyên là 180.834 tỷ đồng; Dự kiến bội chi ngân sách thành phố cả giai đoạn 2024-2026 là 60.734 tỷ đồng. Mức bội chi và mức vay còn phụ thuộc vào hạn mức Quốc hội quyết định cho địa phương hàng năm.

Đọc thêm

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 có 15 thành viên. Trong đó, Chủ tịch Ủy ban là Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Tin tức

Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

TTTĐ - Với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan Tin tức

Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cần được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả; có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lấy ý kiến Nhân
Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân Tin tức

Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân

TTTĐ - Trước tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân tràn lan gây nguy cơ lừa đảo và chiếm đoạt tài sản, Chính phủ đề xuất Quốc hội luật hóa cấm hoàn toàn việc này.
Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết Tin tức

Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết...
Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh Tin tức

Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tại kỳ họp này, nếu Quốc hội quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trước ngày 30/6/2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 thì sẽ kết thúc hoạt động cấp huyện. Chức năng nhiệm vụ của cấp huyện sẽ chuyển về cấp xã, một phần chuyển cấp tỉnh.
Tổng Bí thư: Có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản Tin tức

Tổng Bí thư: Có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp cần đảm bảo đúng quy trình, quy định, tiến hành lấy ý kiến Nhân dân.
Cải cách bộ máy Nhà nước: Không làm nửa vời mà làm đến cùng Tin tức

Cải cách bộ máy Nhà nước: Không làm nửa vời mà làm đến cùng

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, công cuộc cải cách sâu rộng quản trị Nhà nước, hoàn thiện mô hình tổ chức của hệ thống chính trị với tinh thần "không làm nửa vời, làm đến cùng, làm triệt để".
Chính thức trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Thời sự

Chính thức trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

TTTĐ - Ủy ban Thường vụ Quốc hội chính thức trình Quốc hội tờ trình về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và thành lập Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp.
"Ý Đảng hợp với lòng dân" về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy Tin tức

"Ý Đảng hợp với lòng dân" về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

TTTĐ - Cử tri và Nhân dân vui mừng, phấn khởi, đánh giá rất cao Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo quyết liệt cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư, phục vụ doanh nghiệp và người dân, “ý Đảng hợp với lòng dân”...
Xem thêm