Đảm bảo chế độ lương hưu cho lao động nữ nghỉ hưu giai đoạn 2018 - 2021
![]() |
Nghị định số 153/2018/NĐ-CP quy định lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 - 2021 sẽ được hưởng thêm một khoản tiền được tính theo thời gian đóng BHXH
Bài liên quan
Bước đột phá của ngành Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội: Không ngừng cải cách, đổi mới phục vụ người dân
Bảo hiểm xã hội tự nguyện mang đậm tính nhân văn, nhân đạo
Bài 37: Bảo hiểm xã hội Hà Nội dùng công nghệ tạo đột phá
Nghị định 153/2018/NĐ-CP ra đời nhằm mục đích hỗ trợ nhóm đối tượng lao động nữ lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng, bị tác động bất lợi hơn so với lao động nam do thay đổi cách tính lương hưu theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 so với Luật bảo hiểm xã hội năm 2006.
Theo nội dung Nghị định 153/2018/NĐ-CP quy định, mức điều chỉnh được tính bằng mức lương hưu tính quy định tại khoản 2 điều 56 hoặc khoản 2 Điều 74 Luật BHXH năm 2014 tại thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu nhân với tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu, cụ thể theo bảng sau:
![]() |
Nghị định 153/2018/NĐ-CP cũng nêu rõ, Nhà nước sẽ căn cứ vào mức lương hưu sau điều chỉnh dựa theo bảng trên để tính toán ở những lần điều chỉnh lương hưu sau này cho người lao động, theo quy định tại Điều 57 Luật bảo hiểm xã hội.
Đồng thời, người lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 1/1/2018 đến ngày 31/12/2021 mà có từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng và bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ ngày 1/1/2018 đến ngày 30/6/2018 thì thực hiện điều chỉnh lương hưu theo quy định theo hai bước: Một là sẽ tính theo quy định như trên trước, sau đó, người lao động nữ sẽ được điều chỉnh theo quy định tại Nghị định số 88/2018/NĐ-CP ngày 15/6/2018 của Chính phủ về điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng.
Liên quan đến chính sách hưởng lương hưu của lao động nữ giai đoạn từ năm 2018 - 2021, lãnh đạo BHXH Việt Nam cho biết: Từ ngày 1/1/2018, việc điều chỉnh công thức tính lương hưu trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 bên cạnh một số ưu điểm, quy định thay đổi cách tính lương hưu đối với lao động nữ đã làm phát sinh sự so sánh giữa lao động nữ với lao động nam, giữa lao động nữ nghỉ sau với lao động nữ nghỉ trước thời điểm ngày 1/1/2018.
Do quy định công thức tính lương hưu của nam được áp dụng nhưng có lộ trình thay đổi dần trong thời gian 5 năm. Tuy nhiên, đối với lao động nữ, việc thay đổi được áp dụng ngay trong năm 2018. Điều này khiến một số lao động nữ nghỉ hưu năm 2018 có tỷ lệ lương hưu thấp hơn hẳn so với người có cùng thời gian đóng bảo hiểm xã hội nghỉ hưu năm 2017 (từ 1% đến 10%). Đồng thời, cũng tạo ra tâm lý so sánh giữa lao động nữ và lao động nam (lao động nam chỉ giảm 1% đến 2%).
Theo BHXH Việt Nam, số lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018 - 2021 và có từ 20 năm đến 29 năm 6 tháng đóng BHXH là khoảng trên 91.000 người, gồm: 20.500 người nghỉ hưu vào năm 2018; 22.000 người vào năm 2019; 23.500 người vào năm 2020 và 25.100 người vào năm 2021.
Bài liên quan
Cương quyết không xét khen thưởng những đơn vị nợ đọng BHXH
Hà Nội: Kiên quyết xử lý các đơn vị nợ đọng BHXH
Công khai danh sách 50 doanh nghiệp nợ đọng BHXH từ 6 tháng trở lên
Doanh nghiệp nợ đọng BHXH, người lao động “lãnh đủ”
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ra mắt sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp An Lộc Tích Lũy Thịnh Vượng

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới đoàn viên, người lao động

Vinh danh 23 tác phẩm xuất sắc và phát động Giải Báo chí về Bảo hiểm năm 2025

Phát triển hơn 35.000 người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT trong ngày ra quân toàn quốc

Quy định mới về giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

Đảm bảo quyền lợi an sinh xã hội cho người tham gia bảo hiểm

Đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản ngân hàng

Từ ngày 1/6/2025, những trường hợp nào được cấp thẻ BHYT giấy?

BHXH Khu vực I trao Quyết định nghỉ hưu cho 12 viên chức quản lý
