Tag
Quảng Nam:

Điện Bàn trở thành đô thị loại III trước năm 2030

Đô thị 06/02/2024 21:05
aa
TTTĐ - Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam sẽ trở thành đô thị loại III theo định hướng đô thị sinh thái, văn hóa, thông minh và là đô thị kết nối phát triển cùng TP Đà Nẵng, TP Hội An.
Dự án thoát nước ven biển Điện Bàn vẫn dang dở Vùng sản xuất hạt giống lúa lai Quảng Nam bây giờ ra sao? Làm rõ việc nhận tiền đền bù tại dự án tỉnh lộ 608 Sẽ mất vài chục tỷ đồng nếu di dời trạm BOT tại Điện Bàn
Điện Bàn trở thành đô thị loại III trước năm 2030
Theo dự báo, dân số thị xã vào năm 2030 sẽ đạt khoảng 262.000 người (Ảnh: Đ.C)

Theo đánh giá, việc lập hồ sơ điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị Điện Bàn đến năm 2030 và năm 2045 phù hợp với thực tế phát triển đô thị, phục vụ công tác quản lý, huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng phát triển đô thị.

Trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng, diện mạo kiến trúc cảnh quan đô thị theo hướng đô thị thông minh, hiện đại, văn minh, bền vững và giữ gìn những giá trị bản sắc đô thị.

Cần cơ chế chính sách phù hợp

Theo UBND thị xã Điện Bàn, phạm vi lập chương trình phát triển đô thị của thị xã sẽ bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính 20 đơn vị hành chính.

Trong đó, 12 phường nội thị và 8 xã ngoại thị quy mô 216,32km2 có ranh giới phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Đại Lộc, phía Nam giáp huyện Duy Xuyên và TP Hội An, phía Bắc giáp TP Đà Nẵng.

Phạm vi đánh giá theo tiêu chuẩn để Điện Bàn trở thành đô thị loại III sẽ bao gồm khu vực nội thị với 12 phường Điện An, Điện Dương, Điện Nam Bắc, Điện Nam Đông, Điện Nam Trung, Điện Ngọc, Vĩnh Điện, Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung, Điện Thắng Nam, Điện Minh, Điện Phương; khu vực ngoại thị với 8 xã Điện Hòa, Điện Hồng, Điện Phong, Điện Quang, Điện Thọ, Điện Tiến, Điện Trung.

Đối chiếu với các tiêu chí đô thị loại III, đô thị Điện Bàn hiện nay còn rất nhiều tiêu chuẩn chưa đạt điểm.

Để thị xã Điện Bàn đạt được tiêu chí đô thị loại III, UBND thị xã cần thiết phải xây dựng lộ trình phát triển đô thị Điện Bàn theo từng giai đoạn. Trước mắt, thị xã cần tập trung đầu tư xây dựng các dự án có các cơ chế chính sách phù hợp cho đô thị.

Điện Bàn trở thành đô thị loại III trước năm 2030
Các dự án tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn đang dần hoàn thiện hạ tầng dọc sông Cổ Cò (Ảnh: Đ.C)

Theo lộ trình, đến năm 2030, thị xã Điện Bàn sẽ xây dựng và phát triển địa bàn trên cơ sở 12 phường và 8 xã hiện nay đảm bảo đủ các tiêu chuẩn của đô thị loại III; đến năm 2045, tiếp tục nâng cao các tiêu chí đô thị loại III cho toàn thị xã.

Tầm nhìn đến năm 2050, Điện Bàn phát triển toàn diện trở thành TP trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Theo dự báo, dân số thị xã vào năm 2030 sẽ đạt khoảng 262.000 người. Tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức từ 10 - 15%/năm, tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 66%.

Bên cạnh các giải pháp lồng ghép trong đầu tư xây dựng, thị xã Điện Bàn sẽ triển khai các chương trình, đề án nhằm đề ra cụ thể các chỉ tiêu, nhiệm vụ thực hiện để hướng tới tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, phát huy các tiềm năng và lợi thế; khai thác tối ưu hiệu quả tài nguyên, con người, nâng cao chất lượng cuộc sống đô thị.

Ưu tiên phát triển không gian đô thị

Về danh mục dự án, tổng hợp kinh phí và phân kỳ đầu tư cho trương trình phát triển đô thị, theo UBND thị xã Điện Bàn thì khó có thể xác định chính xác năng lực cấp vốn của Trung ương, tỉnh, thị xã đối với lĩnh vực phát triển đô thị. Ứớc tính, tổng mức đầu tư khoảng 48.034 tỷ đồng.

Hiện nay, việc khái toán tổng mức đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị đang dựa trên cơ sở kinh phí của các chương trình, dự án đã và đang triển khai đến năm 2045 và cơ chế của UBND tỉnh trích lại nguồn tiền sử dụng đất khoảng 50% đối với các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn.

Điện Bàn trở thành đô thị loại III trước năm 2030
Tượng đài Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi tại Điện Bàn (Ảnh: V.Q)

Theo UBND thị xã, nguồn vốn đầu tư công dự kiến khoảng 21.765 tỷ đồng (chiếm 45,3%); vốn xã hội hóa khoảng 26.270 tỷ đồng (chiếm 54,7%).

Các dự án thiết yếu phát triển đô thị sẽ được phân thành 2 nhóm theo thứ tự ưu tiên, bao gồm các dự án đầu tư cho tiêu chí để đạt tiêu chuẩn đô thị loại III, tiếp đó là các dự án đầu tư hướng đến hoàn thiện và nâng chuẩn các tiêu chí đô thị loại III.

Ông Nguyễn Xuân Hà, Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn cho biết, địa phương đang hướng tới trở thành đô thị loại III trước năm 2030.

Về lâu dài, thị xã sẽ đạt đến mục tiêu phát triển đô thị hiện đại, bền vững, thực hiện các mục tiêu lớn về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam.

"Nội dung điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị Điện Bàn đến năm 2030 và năm 2045 đến nay đã thực hiện xong các thủ tục liên quan theo quy định.

Phía thị xã đã tổ chức lấy ý kiến, tiếp thu, chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện. Đến nay, UBND thị xã đã có báo cáo gửi HĐND về một số nội dung liên quan trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt", ông Hà thông tin.

Đọc thêm

Hà Nội ra quân chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông đô thị Đô thị

Hà Nội ra quân chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông đô thị

TTTĐ - Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội (Sở Xây dựng Hà Nội) đã ra quân chỉnh trang, duy tu, vệ sinh toàn bộ hệ thống nhà chờ, biển báo điểm dừng xe buýt trên địa bàn thành phố.
Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng Đô thị

Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng

TTTĐ - Sáng 29/4, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường kết nối cầu Tứ Liên từ nút giao đường dẫn cầu Tứ Liên với đường Trường Sa đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi Đô thị

Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi

TTTĐ - Sáng 29/4, tại kỳ họp thứ 22, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu.
Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công Xã hội

Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công

TTTĐ - 27 dự án, công trình đầu tư công tại thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) có tổng vốn hơn 1.675 tỷ đồng đang gặp hàng loạt vướng mắc cần được tháo gỡ.
Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông Xã hội

Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông

TTTĐ - HĐND tỉnh Lâm Đồng thống nhất thông qua đề án sáp nhập với tỉnh Bình Thuận và Đắk Nông. Sau sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng trở thành tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, với diện tích hơn 24,2 nghìn km2.
Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn” Đô thị

Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn”

TTTĐ - Công an TP Hà Nội thông báo phân luồng giao thông, bảo đảm an ninh, an toàn và giao thông thông suốt phục vụ công tác bảo vệ Chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc khải hoàn”.
Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu Xã hội

Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức lễ khánh thành công trình Công viên tượng đài, nhà lưu niệm Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu tại huyện Long Đất.
TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km² Đô thị

TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km²

TTTĐ - TP Cần Thơ và Hậu Giang vừa thông qua nghị quyết về hợp nhất cấp tỉnh, cấp xã. Theo nghị quyết được thông qua, TP Cần Thơ sau khi sáp nhập sẽ có tổng diện tích tự nhiên lên đến 6.360km², quy mô dân số 4.199.806 người.
Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam Đô thị

Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Ngày 25/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã dự lễ gắn biển 2 công trình: Trường Mầm non Phương Liên và chùa Xã Đàn tại quận Đống Đa.
Quận ủy Hoàng Mai tập trung xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai Đô thị

Quận ủy Hoàng Mai tập trung xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai

TTTĐ - Ngày 25/4, Quận ủy Hoàng Mai (Hà Nội) tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 55-CT/QU và quán triệt và triển khai thực hiện hai kết luận quan trọng của Bộ Chính trị.
Xem thêm