Tag

Gắn trách nhiệm người đứng đầu địa phương trong thực hiện tiến độ giải ngân

Tin tức 18/07/2023 16:50
aa
TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh yêu cầu lãnh đạo các đơn vị cần chủ động, tích cực hơn trong các khâu từ chủ trương đầu tư, ra quyết định đầu tư; Gắn trách nhiệm của Chủ tịch UBND các quận, huyện, Giám đốc Sở, ban quản lý dự án vào tiến độ giải ngân, coi đây là tiêu chí đánh giá thi đua hằng quý, cuối năm.
Đề cao tính trách nhiệm, khuyến khích cán bộ năng động, sáng tạo trong giải ngân đầu tư công Quyết tâm giải ngân 100% vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia Siết chặt kỷ cương, xử lý trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công

Kết quả giải ngân 6 tháng đầu năm chưa đạt kế hoạch

Ngày 18/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh chủ trì hội nghị giao ban xây dựng cơ bản quý II/2023.

Gắn trách nhiệm người đứng đầu địa phương trong thực hiện tiến độ giải ngân
Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh chủ trì hội nghị giao ban xây dựng cơ bản quý II/2023

Báo cáo về tình hình phân bổ và giao kế hoạch đầu tư công năm 2023, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, kế hoạch Trung ương giao cho thành phố là 46.956 tỷ đồng; Kế hoạch thành phố giao là 46.946 tỷ đồng; Kế hoạch đầu tư công năm 2022 kéo dài sang năm 2023 của 480 dự án là 3.528 tỷ đồng...

Kết quả giải ngân 6 tháng đầu năm đạt 15.930 tỷ đồng, bằng 33,9% kế hoạch. Trong đó, ngân sách cấp thành phố là 9.083 tỷ đồng, đạt 34,8% kế hoạch; Ngân sách cấp huyện là 6.847 tỷ đồng... Theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư, kết quả giải ngân chung của toàn thành phố không đạt kế hoạch, cũng như cam kết của các đơn vị đề ra (40 - 45%).

Đặc biệt, tại kỳ họp giữa năm 2023, UBND thành phố đã trình HĐND thành phố phê duyệt điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2023. Theo đó, vốn đầu tư công sau điều chỉnh dự kiến là 53.105,3 tỷ đồng (tăng 6.159 tỷ đồng so với đầu năm). Điều này có nghĩa, để đạt được kết quả giải ngân cả năm 2023 trên 95%, lũy kế giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 (tính đến hết ngày 31/1/2024) phải đạt 50.450 tỷ đồng. Như vậy, trong các tháng còn lại của năm 2023, thành phố phải giải ngân thêm 34.519 tỷ đồng, gấp 2,16 lần 6 tháng đầu năm 2023.

Để đạt được kết quả giải ngân như trên, thành phố phải quyết liệt giải quyết, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc để đẩy mạnh tiến độ của dự án.

Đánh giá tình hình thực hiện giải ngân toàn thành phố đạt gần 34%, mặc dù đã cao hơn so với cùng kỳ năm 2022 (đạt gần 24%) và cao hơn so với mức trung bình của cả nước, song Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn cho rằng, tỷ lệ này vẫn chưa thực sự yên tâm, các khó khăn, vướng mắc còn nhiều.

Bên cạnh một số địa phương, đơn vị có tỷ lệ giải ngân khá cao như: Tây Hồ (78,7%); Mỹ Đức (77,6%), Long Biên (63%)... vẫn còn nhiều địa phương, đơn vị tỷ lệ giải ngân rất thấp như: Hoàng Mai (24%), Thanh Xuân (23,2%), Sơn Tây (12,1%), Cầu Giấy (3,6%), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long- Hà Nội (0,1%)... Phó Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các địa phương, đơn vị nâng cao trách nhiệm, quyết liệt tập trung chỉ đạo giải ngân hiệu quả vốn đầu tư trong 6 tháng cuối năm.

Nhiều vướng mắc liên quan đến quỹ nhà, đất tái định cư

Tại hội nghị, đại diện các ban quản lý dự án của thành phố, UBND các quận, huyện, sở, ngành đã báo cáo các khó khăn, vướng mắc.

Gắn trách nhiệm người đứng đầu địa phương trong thực hiện tiến độ giải ngân
Quang cảnh hội nghị

Với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội, mặc dù việc thực hiện dự án và giải ngân kế hoạch vốn cơ bản đáp ứng yêu cầu chung của thành phố (đạt 48,1% kế hoạch) nhưng chưa được như mong muốn. Các khó khăn, vướng mắc chủ yếu liên quan đến quỹ nhà, đất tái định cư (nhà chưa đủ điều kiện để bàn giao, các hộ không đồng thuận với vị trí tái định cư)...

Trong khi đó, vướng mắc chính trong thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công của Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long- Hà Nội nằm ở khâu giải phóng mặt bằng.

Tổng hợp từ các đơn vị đến hết tháng 6/2023, có 105 dự án thuộc kế hoạch vốn năm 2023 có vướng mắc (73 dự án liên quan đến giải phóng mặt bằng; 11 dự án vướng mắc về di chuyển mồ mả; 16 dự án vướng mắc về mắc về nhà tái định cư; 3 dự án vướng mắc về chỉ giới đường đỏ...); 21 dự án thuộc kế hoạch vốn năm 2022 kéo dài vướng mắc về giải phóng mặt bằng;... Ngoài ra, một số dự án phải điều chỉnh mức đầu tư.

Trong khi đó, nguồn thu sử dụng đất thành phố giao chỉ tiêu cho các quận, huyện, thị xã là 17.000 tỷ đồng, trong đó 11.721 tỷ đồng sử dụng trong kế hoạch đầu tư công năm 2023; Tuy nhiên ước thu 6 tháng đầu năm nguồn thu từ đất chỉ đạt 4.470,4 tỷ đồng, đạt 26,3% kế hoạch thành phố giao. Nguồn thu hạn chế đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình triển khai, giải ngân của các dự án ngân sách cấp huyện....

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh cho rằng, còn nhiều vấn đề, “lấn cấn” giữa các đơn vị, sở, ngành trong phối hợp thực hiện, do đó cần nhận diện, đề cao trách nhiệm tập thể, cá nhân, từ đó nâng cao hiệu quả giải ngân vốn đầu tư.

Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh đánh giá, trong thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, mặt bằng vẫn là khâu yếu, nhất là các dự án giao thông. Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án của thành phố thống kê lại các dự án vốn thành phố, vốn Trung ương, vốn hỗn hợp đang có vướng mắc, báo cáo Thường trực Thành ủy, để có lãnh đạo, chỉ đạo các quận, huyện.

Trước vấn đề còn chưa rõ hướng đề xuất giải quyết giữa các sở, ngành, thành phố yêu cầu báo cáo thành phố và các đồng chí lãnh đạo được phân công phụ trách, để có hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể.

Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh nêu rõ, năm 2023 là năm cuối các khối đô thị, văn - xã,... phải hoàn thành đầu tư. Vì vậy, lãnh đạo các đơn vị cần chủ động, tích cực hơn trong các khâu từ chủ trương đầu tư, ra quyết định đầu tư; Gắn trách nhiệm của Chủ tịch UBND các quận, huyện, giám đốc sở, ban quản lý dự án vào tiến độ giải ngân, coi đây là tiêu chí đánh giá thi đua hằng quý, cuối năm.

Chủ tịch UBND thành phố đề nghị các Phó Chủ tịch UBND thành phố phụ trách các khối hằng tháng, hằng quý họp giao ban, kiểm điểm tiến độ, từ đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thúc đẩy tiến độ triển khai hiệu quả.

Đọc thêm

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 có 15 thành viên. Trong đó, Chủ tịch Ủy ban là Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Tin tức

Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

TTTĐ - Với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan Tin tức

Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cần được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả; có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lấy ý kiến Nhân
Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân Tin tức

Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân

TTTĐ - Trước tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân tràn lan gây nguy cơ lừa đảo và chiếm đoạt tài sản, Chính phủ đề xuất Quốc hội luật hóa cấm hoàn toàn việc này.
Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết Tin tức

Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết...
Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh Tin tức

Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tại kỳ họp này, nếu Quốc hội quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trước ngày 30/6/2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 thì sẽ kết thúc hoạt động cấp huyện. Chức năng nhiệm vụ của cấp huyện sẽ chuyển về cấp xã, một phần chuyển cấp tỉnh.
Tổng Bí thư: Có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản Tin tức

Tổng Bí thư: Có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp cần đảm bảo đúng quy trình, quy định, tiến hành lấy ý kiến Nhân dân.
Cải cách bộ máy Nhà nước: Không làm nửa vời mà làm đến cùng Tin tức

Cải cách bộ máy Nhà nước: Không làm nửa vời mà làm đến cùng

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, công cuộc cải cách sâu rộng quản trị Nhà nước, hoàn thiện mô hình tổ chức của hệ thống chính trị với tinh thần "không làm nửa vời, làm đến cùng, làm triệt để".
Chính thức trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Thời sự

Chính thức trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

TTTĐ - Ủy ban Thường vụ Quốc hội chính thức trình Quốc hội tờ trình về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và thành lập Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp.
"Ý Đảng hợp với lòng dân" về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy Tin tức

"Ý Đảng hợp với lòng dân" về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

TTTĐ - Cử tri và Nhân dân vui mừng, phấn khởi, đánh giá rất cao Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo quyết liệt cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư, phục vụ doanh nghiệp và người dân, “ý Đảng hợp với lòng dân”...
Xem thêm