Giáo viên có được hưởng lương trong thời gian nghỉ phòng chống dịch Corona?
![]() |
Giáo viên, người lao động ở các cơ sở giáo dục khi ngừng việc để phòng chống dịch Corona thì vẫn được hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 và Luật Viên chức 2010
Bài liên quan
Việt Nam ghi nhận trường hợp thứ 13 nhiễm virus corona nCoV
Đội cơ động của Bộ Y tế đến "ổ dịch" Vĩnh Phúc hỗ trợ chống dịch nCoV
Tiếp tục vận động tới từng nhà, từng người dân phòng chống dịch nCoV
Đã có 55 tỉnh, thành phố cho học sinh nghỉ học phòng virus Corona
Ngày 1/2/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra tại Việt Nam.
Thực hiện Chỉ thị đạo của Chính phủ, Công văn hỏa tốc của Bộ GD&ĐT, toàn bộ học sinh, sinh viên các cấp ở nhiều tỉnh, thành cả nước được phép nghỉ học liên tiếp 2 tuần sau Tết Nguyên đán, cụ thể từ ngày 3 - 16/2/2020 để phòng, chống dịch.
Việc cho học sinh nghỉ học kéo dài để phòng chống dịch bệnh lây lan là rất kịp thời và đúng đắn. Tuy nhiên, nó cũng có những ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo, chế độ của giáo viên. Nhiều bạn đọc băn khoăn việc nghỉ dài như vậy thì giảng viên, giáo viên, người lao động đang công tác tại các trường học có được trả lương cho thời gian nghỉ do dịch bệnh hay không, nhất là những giáo viên tại các trường dân lập?
![]() |
Luật sư Mai Thảo, Trưởng ban Dân sự Công ty Luật TAT Law Firm |
Trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô về những băn khoăn của bạn đọc, luật sư Mai Thảo, Trưởng ban Dân sự Công ty Luật TAT Law Firm cho biết: Theo quy định của Bộ luật Lao động thì thời gian giáo viên, người lao động trong trường học nghỉ làm do dịch bệnh được xác định là quãng thời gian ngừng việc.
Bộ luật Lao động 2012 quy định việc trả lương trong thời gian ngừng việc như sau: Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động vẫn phải trả đủ lương cho người lao động; Ngược lại nếu do lỗi của người lao động thì người lao động không được hưởng lương.
Đối với trường hợp ngừng việc vì nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Điều này được hiểu là, thời gian giáo viên (kể cả hai nhóm giáo viên là viên chức làm việc theo Hợp đồng lao động của viên chức, và giáo viên thực hiện công tác giáo dục theo hợp đồng lao động ký với trường học, công nhân viên trường học) nghỉ theo chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Thời gian ngừng việc này không do lỗi của giáo viên và trường học mà do nguyên nhân khách quan là dịch bệnh. Theo đó, các trường học, đơn vị sự nghiệp giáo dục vẫn thực hiện thanh toán lương cho giáo viên, nhân viên nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng (vùng I: 4.420.000 đồng/tháng, vùng II: 3.920.000 đồng/tháng; vùng III: 3.430.000 đồng/tháng, vùng IV 3.070.000 đồng/tháng). Như vậy, thu nhập đó không còn căn cứ theo hợp đồng lao động.
Riêng đối với giáo viên là viên chức thì vẫn được hưởng các khoản phụ cấp như: Thâm niên, ưu đãi, lưu động, khu vực… theo quy định của Luật Viên chức 2010, Luật Giáo dục 2005 (sắp thay thế bởi Luật Giáo dục 2019) và Bộ luật Lao động 2012.
![]() |
Các trường học phun thuốc khử trùng, phòng dịch Corona để sẵn sàng đón học sinh quay trở lại lớp |
Cũng theo luật sư Mai Thảo, nếu dịch viêm phổi cấp do virus Corona kéo dài, trường hợp khẩn cấp nhất, tất cả các lĩnh vực lao động khác cũng có khả năng đóng băng; người lao động phải ngừng việc ở nhà để phòng ngừa dịch bệnh lây lan. Trong trường hợp đó, không chỉ là giáo viên, mà tất cả người lao động trong các lĩnh vực ngành nghề, khi có thông báo của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ngừng việc thì người lao động vẫn được hưởng lương trong thời gian đó.
Thời gian người lao động ngừng việc cũng gây ra thiệt hại vô cùng lớn cho người sử dụng lao động. Để đảm bảo dung hòa lợi ích các bên, ai là người thanh toán lương trong thời gian ngừng việc?
Theo quy định trên thì trước tiên, người sử dụng lao động vẫn là người thanh toán lương cho người lao động trong quãng thời gian ngừng việc.
Căn cứ quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015 thì “Nguồn dự phòng ngân sách Nhà nước là một khoản mục trong dự toán chi ngân sách chưa phân bổ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định ở từng cấp ngân sách” và được sử dụng trong những trường hợp chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác.
Xem xét quy định này, trong trường hợp thiệt hại do dịch bệnh thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan phối hợp cân nhắc trình Thủ tướng xem xét quyết định việc sử dụng nguồn ngân sách dự phòng Trung ương trong công tác khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra.
Từ nguồn ngân sách này, các Bộ, Ban, ngành có thể sử dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục hậu quả, trong đó có phần thanh toán lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Gia Lai: Bắt giữ nghi phạm sát hại nữ giáo viên bên đường

3 cán bộ xã Tự Nhiên bị khởi tố về tội "Nhận hối lộ"

Kỳ Sơn (Nghệ An): Người đàn ông nghi bị vợ sát hại khi đang ngủ

Yên Định (Thanh Hoá): Bắt giữ đối tượng trộm cắp tài sản

Bắt đối tượng gây rối tại chốt bảo vệ đón đoàn khách quốc tế

Tài xế dùng gậy bóng chày đánh người, có thể bị phạt tù

Cơ quan CSĐT Bộ Công an đề nghị hủy quyết định không khởi tố

Xây nhà trên đất nông nghiệp không bị phá dỡ nếu nộp phạt?

Cao Bằng: Một đối tượng đâm xe khiến Thiếu tá công an bị thương
