Hà Nội cần huy động sức mạnh của cộng đồng để bảo vệ môi trường
![]() |
Bộ trưởng Bộ NT&MT Trần Hồng Hà phát biểu tại buổi làm việc
Bài liên quan
Tháo gỡ, giải quyết hiệu quả những vướng mắc trong bảo vệ môi trường và quản lý đất đai tại Hà Nội
Hà Nội triển khai 19 giải pháp tổng thể khắc phục, giảm nồng độ bụi phát sinh
Tại buổi làm việc của Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ với Ban Cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường để giải quyết một số khó khăn, vướng mắc thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường và quản lý đất đai trên địa bàn Hà Nội sáng nay (23/5), các đại biểu Bộ Tài nguyên & Môi trường đã có trao đổi cởi mở và thẳng thắn về những kiến nghị, đề xuất của thành phố.
Theo đó, đối với lĩnh vực đất đai, các tồn tại, vướng mắc trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn với tài sản khác gắn liền, Tổng Cục trưởng Tổng Cục quản lý Đất đai Lê Thanh Khuyến cho rằng, Hà Nội cần xây dựng phương án với từng trường hợp cụ thể, không nên đưa ra tình trạng chung. Trên cơ sở đó, Tổng cục sẽ tham mưu cho Bộ TN&MT có những phương án tháo gỡ phù hợp, giúp Hà Nội xử lý tình trạng này.
Về kiến nghị Bộ TN&MT xem xét, hướng dẫn cho thuê đất đối với trường hợp thực hiện dự án xây dựng bãi đỗ xe của đất công cộng hoặc sử dụng diện tích đất công, đất do TP đã giải phóng mặt bằng đã được UBND thành phố kêu gọi đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư thì có phải thực hiện đấu giá không hay phải thực hiện đấu thầu lựa chọn Chủ đầu tư thực hiện dự án? Ông Khuyến cho rằng, việc sử dụng đất này hiện còn rất phức tạp, nếu để đáp ứng được thì phải sửa đổi qui định của Luật nên cần phải nghiên cứu kỹ để có đề xuất.
Về kiến nghị chung về tổ chức bộ máy, là không tổ chức Chi cục Quản lý đất đai trực thuộc Sở như hiện nay mà sắp xếp thành lập 3 Phòng chuyên môn, Tổng Cục trưởng Tổng Cục quản lý đất đai cho rằng, giảm chi cục quản lý đất đai nhưng lại tăng đầu mối làm việc là bất cập. Bởi, quản lý tài nguyên là vấn đề lớn, phức tạp nhưng mang lại nguồn thu lớn nên rõ ràng cần bộ máy tương đối lớn. Đồng thời, đề nghị Hà Nội cần thanh kiểm tra lại việc sử dụng đất, nhất là đối với đất dự án, giao đất đã lâu nhưng vẫn quây tôn để đó nhiều năm khiến lãng phí tài nguyên đất.
Đối với hệ thống sông Bắc Hưng Hải, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, Bộ đã có kế hoạch trung hạn 2021 – 2025, nâng cấp hệ thống này để nâng cao năng lực cung ứng cho sản xuất nông nghiệp và giảm thiểu ô nhiễm. Về vấn đề sông Nhuệ, Đáy, Bộ đã có dự án nạo vét giai đoạn 1, còn giai đoạn 2 Bộ cũng đã có kế hoạch. Tới đây, Bộ sẽ làm việc cụ thể với thành phố để lên phương án chi tiết, tháo gỡ một số khó khăn, nhất là việc giải phóng mặt bằng.
Vấn đề khu vực bãi ven đê sông Hồng, Bộ cũng đã có nghiên cứu, sẽ sớm có phương án tháo gỡ cho thành phố. Tuy nhiên, sông Hồng còn rất bất cập nữa là các hồ thủy điện và tình trạng khai thác cát cho nên mực nước sông Hồng hạ thấp rất nhanh, nhất là đoạn qua Hà Nội dẫn đến cảnh quan càng bị ảnh hưởng. Bộ xin tiếp thu và sẽ có nghiên cứu, sớm thông báo với thành phố.
Phát biểu tổng kết về ý kiến của Bộ TN&MT, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhận định, những vướng mắc của thành phố Hà Nội là vướng mắc chung, được các bộ, ngành, địa phương quan tâm nhiều năm qua. Do đó, trên cơ sở các kiến nghị, đề xuất của thành phố Hà Nội, lãnh đạo các bộ sẽ tiếp thu đầy đủ, tích cực phối hợp với Hà Nội để giải quyết theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền.
“Đây là hạn chế, bất cập nhưng tôi cho rằng cũng lại là cơ hội để Hà Nội có sự bứt phá trong việc đưa ra những quyết sách phù hợp để giải quyết. Trong vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trường, chúng ta đang thiếu tính chủ động. Mặc dù đã phân cấp quản lý cho từng bộ, ngành trong vấn đề môi trường nhưng hiện nay, vẫn chưa thực hiện được đúng vai trò, trách nhiệm của mỗi cấp; Hay là vướng mắc trong vấn đề xử lý nước thải, ô nhiễm không khí thì với Luật bảo vệ Môi trường mới đang sửa đổi, sẽ giải quyết được vướng mắc này. Đối với hoạt động bảo vệ môi trường không chỉ có Nhà nước mà phải có sự tham gia của rất nhiều đối tượng. Vì vậy, Hà Nội cần huy động được sức mạnh tập thể của cả cộng đồng để bảo vệ môi trường”, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Đối với vấn đề quản lý đất đai, Bộ trưởng Bộ TN&MT đề nghị Hà Nội cần quan tâm đến cán bộ quản lý đất đai từ cấp phường xã, tránh sự nhũng nhiều, buông lỏng quản lý để việc thực hiện việc quản lý, sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiệu quả, tránh lãng phí.
Bộ trưởng cũng yêu cầu cán bộ lãnh đạo Bộ dự hội nghị lưu tâm về đề nghị cho phép Hà Nội thực hiện cơ chế đặc thù khi giải phóng mặt bằng như TP Hồ Chí Minh. Còn một số kiến nghị khác của Hà Nội liên quan đến quy định của pháp luật thì cần phải tiếp tục nghiêm cứu kỹ để đưa ra những đề xuất, giải pháp phù hợp.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng nhận định, những vấn đề đặt ra trong buổi làm việc với lãnh đạo TP Hà Nội cũng chính là trách nhiệm của Bộ cần phải nghiên cứu, giải quyết và Bộ sẽ có tham mưu, tư vấn, hỗ trợ cho Hà Nội nhằm tháo gỡ những vướng mắc hiệu quả trong thời gian tới.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp

Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan

Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân

Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết

Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh

Tổng Bí thư: Có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản

Cải cách bộ máy Nhà nước: Không làm nửa vời mà làm đến cùng

Chính thức trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp
