Tag

Hà Nội: Mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” đi vào nề nếp, bài bản

Thời sự 13/07/2020 15:38
aa
TTTĐ - Mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” có 5 tiêu chí, trong đó, gắn kết công tác hòa giải ở cơ sở giữa người dân và chính quyền, mục tiêu là phát hiện vụ việc kịp thời, tổ chức hòa giải tốt, đạt tỷ lệ hòa giải thành 85% trở lên.

Hà Nội: Mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” đi vào nề nếp, bài bản

Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Hồng Sơn phát biểu tham luận tại Hội nghị

Bài liên quan

Quận Đống Đa giành giải Nhất cuộc thi Hòa giải viên giỏi TP Hà Nội năm 2019

Sáng 13/7, Ban Dân vận Trung ương, Đảng đoàn MTTQ Việt Nam, Ban Cán sự Đảng Tòa án Nhân dân tối cao và Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp phối hợp tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác dân vận trong hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng chủ trì tại điểm cầu Thành ủy Hà Nội. Cùng dự có Trưởng ban Dân vận Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hồng Sơn.

Phát biểu tham luận tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Hồng Sơn cho biết, trong những năm qua, thành phố Hà Nội có nhiều hoạt động nhằm đẩy mạnh hoạt động hòa giải ở cơ sở, một trong số đó là mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” được triển khai từ năm 2003, sau đó, có điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

Mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” có 5 tiêu chí, trong đó, gắn kết công tác hòa giải ở cơ sở giữa người dân và chính quyền, mục tiêu là phát hiện vụ việc kịp thời, tổ chức hòa giải tốt, đạt tỷ lệ hòa giải thành 85% trở lên.

Năm 2019, thành phố đã có 2.447 “Tổ hòa giải 5 tốt” trên tổng số 5.429 tổ hòa giải ở cơ sở (đạt tỷ lệ 47,6%). Công tác hòa giải ở cơ sở thành phố cũng đạt được nhiều kết quả tích cực cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ hòa giải thành trên địa bàn thành phố trong năm 2018 đạt 86,3%; 2019 đạt 85,6%. Trong khi đó, số vụ việc phát sinh hàng năm giảm (năm 2019 phát sinh 5.063 vụ việc tiếp nhận hòa giải, giảm 1.579 vụ việc so với năm 2018); Đội ngũ hòa giải viên được củng cố, kiện toàn. Đến năm 2019, toàn thành phố có 34.390 hòa giải viên.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Hồng Sơn đánh giá, việc triển khai mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” đã giúp cho công tác hòa giải đi vào nề nếp, bài bản; Quá trình thực hiện công tác hòa giải đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội, gắn kết được người dân và chính quyền trong công tác hòa giải ở cơ sở, góp phần nâng cao tỷ lệ hòa giải thành, giảm mẫu thuẫn trong cộng đồng dân cư; Cùng với đó, khuyến khích chính quyền, nhất là chính quyền cơ sở ở xã, phường, thị trấn quan tâm hơn đến công tác hòa giải về kinh phí, hoạt động đối với công tác hòa giải ở cơ sở, góp phần giải quyết điểm nóng, ổn định an ninh, chính trị trên địa bàn Thủ đô.

Trên cơ sở kết quả mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Hồng Sơn kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu triển khai nhân rộng mô hình này trên phạm vi toàn quốc và ban hành tiêu chí đánh giá công tác hòa giải ở cơ sở; Có hình thức vinh danh, biểu dương đối với hòa giải viên tiêu biểu có thời gian công tác lâu năm, có nhiều thành tích đóng góp cho công tác hòa giải ở cơ sở.

Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, tính đến hết năm 2019, cả nước có 96.605 tổ hòa giải được thành lập tại thôn, tổ dân phố, với hơn 600 nghìn hòa giải viên. Nhiều địa phương cũng đặc biệt quan tâm bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ cho đội ngũ hòa giải viên; Quan tâm các điều kiện, huy động nguồn lực cho công tác hòa giải cơ sở.

Trong 6 năm qua, các tổ hòa giải trên cả nước đã tiến hành hòa giải 875.312 vụ việc; Hòa giải thành 707.945 vụ việc (đạt tỷ lệ 80,9%). Tính chung mỗi năm, các tổ hòa giải ở cơ sở đã tiến hành hòa giải trên 140 nghìn vụ việc, hòa giải thành trên 120 nghìn vụ việc. Những mâu thuẫn, tranh chấp được hòa giải chủ yếu thuộc lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, đất đai và mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư.

Thông qua công tác hòa giải, những tranh chấp, bất đồng phát sinh tại cơ sở đã được giải quyết kịp thời, không để kéo dài, hạn chế khiếu kiện vượt cấp. Hoạt động hòa giải cũng góp phần nâng cao hiệu quả công tác dân vận, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân; Tăng cường tình làng, nghĩa xóm, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc...

Đọc thêm

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 có 15 thành viên. Trong đó, Chủ tịch Ủy ban là Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Tin tức

Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

TTTĐ - Với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan Tin tức

Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cần được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả; có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lấy ý kiến Nhân
Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân Tin tức

Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân

TTTĐ - Trước tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân tràn lan gây nguy cơ lừa đảo và chiếm đoạt tài sản, Chính phủ đề xuất Quốc hội luật hóa cấm hoàn toàn việc này.
Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết Tin tức

Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết...
Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh Tin tức

Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tại kỳ họp này, nếu Quốc hội quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trước ngày 30/6/2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 thì sẽ kết thúc hoạt động cấp huyện. Chức năng nhiệm vụ của cấp huyện sẽ chuyển về cấp xã, một phần chuyển cấp tỉnh.
Tổng Bí thư: Có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản Tin tức

Tổng Bí thư: Có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp cần đảm bảo đúng quy trình, quy định, tiến hành lấy ý kiến Nhân dân.
Cải cách bộ máy Nhà nước: Không làm nửa vời mà làm đến cùng Tin tức

Cải cách bộ máy Nhà nước: Không làm nửa vời mà làm đến cùng

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, công cuộc cải cách sâu rộng quản trị Nhà nước, hoàn thiện mô hình tổ chức của hệ thống chính trị với tinh thần "không làm nửa vời, làm đến cùng, làm triệt để".
Chính thức trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Thời sự

Chính thức trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

TTTĐ - Ủy ban Thường vụ Quốc hội chính thức trình Quốc hội tờ trình về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và thành lập Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp.
"Ý Đảng hợp với lòng dân" về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy Tin tức

"Ý Đảng hợp với lòng dân" về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

TTTĐ - Cử tri và Nhân dân vui mừng, phấn khởi, đánh giá rất cao Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo quyết liệt cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư, phục vụ doanh nghiệp và người dân, “ý Đảng hợp với lòng dân”...
Xem thêm