Tag

Hậu đại dịch, giới trẻ đắm mình vào cuộc đua mua sắm

Nhịp sống trẻ 29/10/2021 09:13
aa
TTTĐ - Những thành quả và tín hiệu tích cực trong công tác phòng, chống dịch bệnh đã mang cuộc sống bình thường từng bước quay trở lại với người dân Việt Nam. Đó cũng chính là lúc mà nhiều người, đặc biệt là giới trẻ lao vào mua sắm để khỏa lấp nỗi buồn, bù đắp cho khoảng thời gian đã mất vì giãn cách xã hội.
“Áp lực đồng trang lứa” đè nặng cuộc sống của giới trẻ hiện đại Nguy hại từ nội dung 18+ trên mạng xã hội: Giới trẻ "né" cách nào? Giới trẻ và nạn “miệt thị ngoại hình” trên không gian mạng

Lao vào “mua sắm trả thù” sau nhiều tháng “nhịn” dịch vụ

Năm thỏi son mới của những thương hiệu nổi tiếng, ba hộp mặt nạ dưỡng da, hai hộp kem dưỡng ẩm, chì kẻ mày... và cả chục bộ đồ hàng hiệu mới là những món hàng mà Thảo Linh (25 tuổi, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã “chốt đơn” ngay đầu tháng 10. Đến giữa tháng 10, Linh tiếp tục đặt trước chiếc điện thoại iPhone 13 Pro Max và đã nhận điện thoại mới trong đợt mở bán chính thức đầu tiên của chiếc điện thoại đắt tiền này tại Việt Nam.

Hậu đại dịch, giới trẻ đắm mình vào cuộc đua mua sắm
Dù những món đồ cũ vẫn dùng tốt hay vẫn còn nhiều, Thảo Linh vẫn quyết định "mạnh tay" mua sắm để tự thưởng cho bản thân sau thời gian dài nghỉ dịch

"Đối với mình, những món đồ mới và có giá trị này là những phần thưởng mình dành cho bản thân sau thời gian dài chỉ ở nhà và làm việc, không tiêu pha, chơi bời, mua sắm hay đi du lịch. Nó đơn giản là giúp mình cảm thấy bớt chán hơn sau một thời gian thật sự bí bách”, Thảo Linh nói.

Sau giãn cách xã hội, hiện tượng mua sắm điên cuồng hay "mua sắm trả thù" đã lan rộng tới nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, xu hướng này cũng được giới trẻ hưởng ứng nhiệt tình. Tốc độ mua hàng, đặc biệt là các món đồ đắt tiền đã tăng chóng mặt kể từ khi mở cửa lại sau dịch Covid-19.

“Mua sắm trả thù” hay "chi tiêu trả thù" (revenge shopping/buying) không phải là một thuật ngữ mới. Nó được dùng để chỉ tất cả mọi hoạt động mua sắm “điên cuồng” để khỏa lấp một nỗi buồn hoặc thất vọng nào đó ví dụ như một phụ nữ mua sắm thỏa thích sau khi thất tình. Trong bối cảnh của đại dịch, mua sắm trả thù đã mang một ý nghĩa khác, là ham muốn mua sắm bù đắp cho thời gian đã mất vì giãn cách xã hội.

Hậu đại dịch, giới trẻ đắm mình vào cuộc đua mua sắm
"Mua sắm trả thù" là việc nhiều người trẻ thực hiện đầu tiên sau khi kết thúc giãn cách xã hội (Ảnh tư liệu"

Khi những tín hiệu tích cực đầu tiên được nhen nhóm sau tháng ngày quay cuồng vì đại dịch, nhiều người trẻ như Thảo Linh đang lao vào mua sắm để khỏa lấp nỗi buồn, bù đắp cho khoảng thời gian đã mất vì giãn cách xã hội. Mua sắm thường là một hoạt động vui vẻ nhưng giờ đây được thúc đẩy bởi một loại cảm xúc từ hành vi "trả đũa" sau thời gian dài bị kìm hãm của giới trẻ.

Nhớ cảm giác được “tiêu tiền”

Thuộc nhóm lao động may mắn vẫn giữ được công việc và thu nhập ổn định trong thời gian dài giãn cách. Khó khăn của Hoàng Kim Nam (24 tuổi, kinh doanh tự do) không phải là vấn đề kinh tế mà là việc phải "chôn chân" ở nhà suốt nhiều tháng vừa qua. Sau khi thành phố Hà Nội từng bước mở cửa trở lại, việc đầu tiên mà Nam nghĩ đến là việc chăm chút bản thân, làm mới tủ quần áo.

Hậu đại dịch, giới trẻ đắm mình vào cuộc đua mua sắm
Bạn trẻ Kim Nam tích cực mua sắm để làm mới bản thân sau thời gian dài "chôn chân" tại nhà

"Sau thời gian dài ở nhà và thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh, mình muốn tìm kiếm những thứ mang lại cảm giác lạc quan, khiến cuộc sống vui vẻ trở lại. Mua sắm luôn là cách tốt nhất có thể giúp mình làm được điều đó.

Khi các quy tắc phòng, chống dịch bện được nới lỏng hơn nữa, mình sẽ vào TP Hồ Chí Minh một thời gian và chắc chắn sẽ còn mua sắm nhiều hơn. Mình là người thích mua sắm ở cửa hàng thay vì shopping online. Ở nhà nhiều, mình thực sự nhớ cảm giác được tự tay chọn đồ, thử quần áo và quẹt thẻ thanh toán", Nam chia sẻ.

Giống như Kim Nam, Phạm Đức Huy (23 tuổi, hướng dẫn viên du lịch) cũng coi việc "mua sắm trả thù" là một cách để giải tỏa tâm trạng căng thẳng và tự thưởng cho bản thân sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Đức Huy cho biết, suốt thời gian dài dịch bệnh diễn ra, chàng trai trẻ không có cơ hội được mua sắm, “tậu” những món đồ mới cho bản thân vì không thích mua sắm online.

Hậu đại dịch, giới trẻ đắm mình vào cuộc đua mua sắm
Sau những ngày dài chống dịch, Đức Huy quyết định chi tiền mua sắm để sẵn sàng khi công việc trở lại

“Dịch bệnh được kiểm soát là tín hiệu tích cho ngành du lịch mà mình đang làm quay trở lại. Mình cần phải chuẩn bị thật tốt từ điện thoại mới, quần áo, nước hoa... phục vụ cho công việc. Ngoài ra, mình cũng đã hẹn bạn bè những chuyến đi chơi xa nên các món đồ mình mua đều cần thiết cho bản thân”, Đức Huy nói.

Theo chàng trai trẻ, việc mọi người đổ xô mua sắm khi dịch bệnh giảm nhiệt là điều dễ hiểu. Xét về góc độ tâm lý, Covid-19 đã khiến nhiều bạn trẻ như Huy phải chấp nhận ở nhà với 4 bức tường, bí bách và tạm gác mọi cuộc vui, hẹn hò sang một bên.

Còn với Thu Hoài (27 tuổi, trú tại quận Hai Bà Trưng), người gần đây đã đặt mua một chiếc laptop và một chiếc máy tính bảng mới với giá gần 60 triệu đồng, đại dịch đang khiến cô nhìn nhận khác đi về việc chi tiêu của mình. Trong khi nhiều người chi tiêu chắt bóp để có khoản tiền tiết kiệm phòng thân trong ngày dịch, Thu Hoài cho biết cô muốn tận hưởng và đầu tư hơn.

Hậu đại dịch, giới trẻ đắm mình vào cuộc đua mua sắm
Bạn trẻ Thu Hoài không ngần ngại chi bộn tiền để mua các thiết bị công nghệ mới để "nâng cấp" bản thân

“Covid-19 khiến mọi thứ trở nên thiếu ổn định và chắc chắn. Thay vì suy nghĩ nhiều cho tương lai, mình muốn sống cho hiện tại. Laptop và điện thoại mới sẽ giúp cho công việc của mình ổn định hơn khi mà đối tượng khách hàng của mình đã được “nâng cấp” hơn. Đó là một khoản đầu tư xứng đáng cho bản thân”, Thu Hoài chia sẻ.

Đọc thêm

Áp lực mùa thi từ gia đình: Gió ngược trên đường chạy nước rút Giáo dục

Áp lực mùa thi từ gia đình: Gió ngược trên đường chạy nước rút

TTTĐ - Trong giai đoạn nước rút chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, điều khiến nhiều học sinh lớp 12 mệt mỏi không chỉ là lượng kiến thức cần ôn luyện, mà còn là áp lực đến từ… chính gia đình. Hơn bao giờ hết, sự đồng hành đúng cách từ cha mẹ có thể trở thành điểm tựa, thay vì trở thành rào cản tâm lý.
Đắk Lắk: Hành trình tri ân đối với các thế hệ cha anh Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đắk Lắk: Hành trình tri ân đối với các thế hệ cha anh

TTTĐ - Tuổi trẻ tỉnh Đắk Lắk vừa triển khai hàng loạt công trình, phần việc thiết thực, ý nghĩa, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha anh đi trước, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước.
“Khăn quàng thắm vai em” - hành trình cảm xúc về tuổi thơ Bản tin công tác Đội

“Khăn quàng thắm vai em” - hành trình cảm xúc về tuổi thơ

TTTĐ - Giai điệu tự hào tháng năm “Khăn quàng thắm vai em” sẽ đưa khán giả trở về với những giai điệu trong trẻo của một thời tuổi thơ. Đó là những bài hát vang lên trong sân trường, những nhịp trống Đội rộn rã, những câu chuyện về sự kiên trì và tinh thần đoàn kết.
Trao tặng 50 bức ảnh phục dựng đến gia đình liệt sĩ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Trao tặng 50 bức ảnh phục dựng đến gia đình liệt sĩ

TTTĐ - Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội đã trao di ảnh phục dựng chân dung liệt sĩ cho mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân, gia đình các liệt sỹ trên địa bàn Thành phố.
Chàng trai giải tích và hành trình chinh phục đỉnh cao Toán học Nhịp sống trẻ

Chàng trai giải tích và hành trình chinh phục đỉnh cao Toán học

TTTĐ - Nguyễn Vân Dũng, sinh viên ngành Tự động hóa, khoa Cơ điện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, không chỉ là một chàng trai đam mê kỹ thuật mà còn là một tài năng Toán học. Dũng đã sở hữu bảng thành tích ấn tượng: Huy chương Vàng Olympic Toán học toàn quốc, Giải Nhì Olympic Toán cấp Học viện cùng nhiều học bổng danh giá. Hành trình chinh phục những con số của Dũng là câu chuyện về niềm đam mê bất tận, sự kiên trì phi thường và một tâm lý vững vàng đáng ngưỡng mộ.
Con ong chăm chỉ gặt "mùa vàng" tri thức Nhịp sống trẻ

Con ong chăm chỉ gặt "mùa vàng" tri thức

TTTĐ - Nguyễn Thị Hà Trang, sinh viên Khoa Du lịch và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, không chỉ sở hữu bảng thành tích học tập ấn tượng với GPA gần tuyệt đối và 7 học kỳ liên tiếp đạt học bổng xuất sắc, mà còn là một cán bộ Đoàn, Hội năng nổ, nhiệt huyết. Hành trình của Trang là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng, niềm đam mê khám phá tri thức và tinh thần cống hiến vì cộng đồng.
Bí quyết vượt vũ môn và chọn đúng nghề cho tương lai Camera 360 trẻ

Bí quyết vượt vũ môn và chọn đúng nghề cho tương lai

TTTĐ - Chỉ còn hơn một tháng nữa, hơn một triệu học sinh lớp 12 trên cả nước sẽ chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 – một trong những dấu mốc quan trọng nhất của tuổi học trò. Đây không chỉ là kỳ thi đánh dấu việc hoàn thành 12 năm học phổ thông, mà còn là bước đệm đầu tiên mở ra cánh cửa chọn ngành, chọn nghề, chọn tương lai.
“Hội tiền bối” giúp 2K10 gỡ rối trước kỳ thi vào lớp 10 Camera 360 trẻ

“Hội tiền bối” giúp 2K10 gỡ rối trước kỳ thi vào lớp 10

TTTĐ - Tiếp nối thành công những mùa trước, chương trình MASKA trở lại giúp sức cho các thí sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2025. Sự kiện thu hút hàng trăm các bạn học sinh tại Hà Nội tham dự để được giải đáp thắc mắc, "gỡ rối" tâm tư.
“Khoác áo mới” cho nhà tạm, nhà dột nát Nhịp sống trẻ

“Khoác áo mới” cho nhà tạm, nhà dột nát

TTTĐ - Với tinh thần “có của góp của, có công góp công”, tuổi trẻ Thủ đô tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong năm 2025. Hoạt động này góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đặc biệt là người có hoàn cảnh khó khăn.
Tuổi trẻ yêu nước từ những điều dù rất nhỏ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ yêu nước từ những điều dù rất nhỏ

TTTĐ - Tình yêu Tổ quốc - một khái niệm thiêng liêng, không chỉ gắn liền với những hành động hay những đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước mà với thế hệ trẻ hôm nay, lòng yêu nước được ươm mầm và thể hiện một cách dung dị, chân thành từ những hành động nhỏ bé trong cuộc sống, đặc biệt trong những ngày tháng Tư lịch sử vừa diễn ra.
Xem thêm