Một tay lái, một tay điện thoại: Cái giá có thể là sinh mạng
Công bố số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận phản ánh giao thông Công an TP Huế công bố số điện thoại tiếp nhận phản ánh tiêu cực, tham nhũng |
Điện thoại vẫn “bám” tay lái
Tại nhiều nút giao lớn như Ngã Tư Sở, Kim Mã, Giải Phóng, Trần Duy Hưng..., không khó để bắt gặp hình ảnh người điều khiển xe máy vừa lái xe vừa nhắn tin, xem video, gọi điện.
![]() |
Một tài xế công nghệ tranh thủ sử dụng điện thoại khi lái xe trên đoạn đường Bưởi |
Không chỉ ở những tuyến phố đông đúc, ngay cả các đoạn đường ít phương tiện, người đi xe máy vẫn “thản nhiên” cầm điện thoại lướt mạng xã hội, bật nhạc, thậm chí gọi video call. Dường như hành vi nguy hiểm này đã trở thành một “thói quen vô thức” đối với không ít người trẻ.
Anh Hoàng Minh Thắng (sinh viên trường Đại học Ngoại thương) cho biết: “Mình hay dùng Google Maps và xem Tiktok khi đi xe. Lắp điện thoại ngay trên tay lái cho tiện. Cái này ai chẳng làm".
![]() |
Người điều khiển xe máy vừa lái xe vừa gọi điện thoại trên phố Nguyễn Thái Học (Ba Đình, Hà Nội) giờ cao điểm |
Chị Phạm Thùy Dung (32 tuổi, nhân viên văn phòng) chia sẻ: “Khi dừng đèn đỏ thì tranh thủ check mail hay rep tin nhắn. Nghĩ rằng nhắn một chút thôi không sao".
Không chỉ xe máy, nhiều người đi ô tô cũng vẫn vô tư nghe và sử dụng điện thoại. Không ít trường hợp khi tham gia giao thông ở những đoạn đường đông đúc, xe ô tô đi rất chậm ở làn đường dành cho tốc độ cao, bởi vì họ đang sử dụng điện thoại. Điều này khiến cho nhiều tài xế khác bức xúc.
Thực tế, chỉ cần một khoảnh khắc mất tập trung, một cuộc gọi đến bất ngờ, một dòng tin nhắn chưa kịp trả lời, người lái có thể đánh đổi cả mạng sống của mình và người khác. Đã có không ít vụ tai nạn xảy ra khi người điều khiển xe vừa sử dụng điện thoại, vừa lái xe.
Tác hại rõ, chế tài mạnh – vẫn vi phạm?
Trên thực tế, việc sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện khiến người lái mất tập trung dẫn đến phản xạ bị chậm khi xảy ra tình huống bất ngờ. Điều đó khiến họ có nguy cơ va chạm giao thông và hậu quả thường rất nghiêm trọng.
![]() |
Sử dụng điện thoại khi lái xe không chỉ là hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn |
Hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe diễn ra chớp nhoáng, lại thường không bị phát hiện nếu không có va chạm xảy ra. Nhiều người viện lý do “tôi chỉ xem bản đồ” hay “tôi bật nhạc xem lúc tắc đường thôi” hoặc đi xe ô tô an toàn hơn xe máy nên nghe điện thoại không sao… đó chỉ là sự biện minh cho hành vi vi phạm giao thông gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.
Vừa bức xúc vừa bất lực khi chứng kiến nhiều người sử dụng điện thoại khi đang lái xe, anh Trần Văn Hùng (Cầu Giấy) bày tỏ: “Rất nhiều người vẫn coi việc nghe điện thoại hay nhắn tin khi lái xe là chuyện nhỏ. Họ không ý thức được rằng, chỉ một giây lơ là cũng có thể đánh đổi bằng cả mạng người".
![]() |
Người dân cần nhận thức đúng và thay đổi thói quen sử dụng điện thoại khi lái xe để giữ gìn sự an toàn cho mọi người và chính bản thân |
Chế tài và tuyên truyền đã có. Vấn đề còn lại chính là ý thức của người tham gia giao thông. Thực tế đã chứng minh, không ít người chỉ thực sự sợ hãi sau khi chứng kiến hoặc trải qua tai nạn do mất tập trung khi cầm lái.
Bởi thế, khi điện thoại thông minh trở thành “vật bất ly thân” với nhiều người thì ý thức sử dụng đúng lúc, đúng chỗ cũng cần được coi là một hành vi văn minh đô thị.
Đừng để một cuộc gọi vu vơ làm gián đoạn hành trình an toàn của bạn. Đừng để một cú trượt tay trên màn hình kéo theo cả mạng sống. Khi luật pháp đã rõ ràng, khi nguy cơ đã hiện hữu – hãy chọn an toàn thay vì tiện lợi. Điện thoại không có lỗi, lỗi là ở người sử dụng sai thời điểm.
Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định các mức phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển ô tô, xe máy, xe đạp tham gia giao thông cụ thể: Tại điểm H, Khoản 5, Điều 6 quy định xử phạt trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, phạt tiền từ 4 triệu - 6 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi dùng tay cầm và sử dụng điện thoại qua các thiết bị điện tử khác khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đang di chuyển trên đường bộ. Tại điểm Đ, Khoản 4, Điều 7 quy định về xử phạt trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định phạt tiền từ 800.000 - 1 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm: người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù); thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính); dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác. Tại điểm H, Khoản 1, Điều 9 quy định về xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ nêu rõ phạt tiền từ 100.000 đồng - 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi: người điều khiển xe đạp, xe máy dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác. |
Tin liên quan
Đọc thêm

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

500 thiếu nhi xuất sắc tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ

Lan tỏa nghị lực sống, truyền cảm hứng từ những con người phi thường

Bác sĩ trẻ và những sáng kiến vì cộng đồng

“Tiếp sức mùa thi” ứng dụng AI để thí sinh "thi cử nhẹ nhàng"

Áp lực mùa thi từ gia đình: Gió ngược trên đường chạy nước rút

Đắk Lắk: Hành trình tri ân đối với các thế hệ cha anh

“Khăn quàng thắm vai em” - hành trình cảm xúc về tuổi thơ

Trao tặng 50 bức ảnh phục dựng đến gia đình liệt sĩ
