Tag
Vụ bán đấu giá Dự án Khu dân cư Hòa Lân:

Hệ lụy từ sai phạm bán 250 ngàn m2 đất sai quy định

Bạn đọc 11/04/2019 06:00
aa
TTTĐ - Vụ bán đấu giá Dự án Khu dân cư Hòa Lân (DA Hòa Lân) đang được các cơ quan chức năng vào cuộc. Dù các bên liên quan như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Chợ Lớn (Agribank Chợ Lớn), Công ty CP Đầu tư và Phát triển Kim Oanh TP HCM (Cty Kim Oanh) liên tục đưa ra những luận điểm giải thích, nhưng càng làm bộc lộ những điểm bất thường từ cuộc đấu giá này.

Vụ bán đấu giá Dự án Khu dân cư Hòa Lân: Hệ lụy từ sai phạm bán 250 ngàn m2 đất sai quy định

Một góc dự án Hòa Lân

Bài liên quan

Vụ sai phạm trong bán đấu giá dự án KDC Hòa Lân: Cần đảm bảo thượng tôn pháp luật, không tạo tiền lệ xấu

Vụ sai phạm trong bán đấu giá dự án KDC Hòa Lân: Không thỏa hiệp để hợp thức hóa cho sai phạm

Cần làm rõ dấu hiệu sai phạm của Công ty Dịch vụ đấu giá Nam Sài Gòn

Bình Dương: Khuất tất vụ đấu giá ngàn tỷ tại dự án KDC Hoà Lân

Thủ tướng yêu cầu báo cáo kết quả thanh tra việc bán đấu giá tài sản thế chấp

Ngày 15/3/2019, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 2059/VPCP-V.I truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc yêu cầu Bộ Tư pháp báo cáo kết quả thanh tra việc bán đấu giá tài sản thế chấp tại Agribank Chợ Lớn với DA Hòa Lân.

Agribank Chợ Lớn dấu hiệu vi phạm nhiều quy định

DA Hòa Lân nằm ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, tổng diện tích hơn 490.765m2, trong đó diện tích được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất là hơn 246.853m2. Khoản 2 Điều 173 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất".

Theo đó, phần diện tích đất được Nhà nước giao mà không thu tiền sử dụng đất nằm trong DA Hòa Lân là phần đất không được giao dịch với bất cứ hình thức nào, chỉ có thể được chuyển đổi nếu UBND tỉnh Bình Dương đồng ý cho chuyển đổi chủ đầu tư dự án.

Thế nhưng, phần đất này lại được Agribank Chợ Lớn giao cho Công ty CP Dịch vụ Đấu giá Nam Sài Gòn (Công ty Đấu giá) mang ra bán. Trong Biên bản bán đấu giá tài sản ngày 25/5/2017 có ghi rõ: Tài sản bán đấu giá là toàn bộ quyền sử dụng đất thuộc DA Hòa Lân, trong đó liệt kê rõ phần diện tích đất Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất bao gồm 13 sổ đỏ. Để có thể có được số sổ đỏ nêu trên, phải chăng Agribank Chợ Lớn đã bỏ qua các quy định của Luật Đất đai để nhận thế chấp phần tài sản không được phép giao dịch, rồi sau đó tiếp tục mang đi bán đấu giá để thu hồi nợ?

Sau khi bán đấu giá thành, bên trúng đấu giá phải tự thực hiện việc xin chủ trương chuyển đổi chủ đầu tư để được tiếp tục triển khai dự án theo quy định của pháp luật. Khi nào có văn bản chấp thuận của UBND tỉnh Bình Dương thì tổ chức công chứng mới được công chứng Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá (HĐMBTSBĐG). Thế nhưng, một lần nữa Agribank Chợ Lớn lại tiếp tục bỏ qua các quy định pháp lý, tự quyền định đoạt phần diện tích đất không được phép sang nhượng, chuyển đổi bằng Hợp đồng công chứng Mua bán tài sản bán đấu giá số 01-10/2017 ngày 01/7/2017.

Chính hành vi này của Agribank Chợ Lớn dẫn đến việc sau gần hai năm bán đấu giá thành mà thương vụ vẫn chưa hoàn thành. Phía mua thì trì hoãn thanh toán, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Thiên Phú - chủ sở hữu tài sản vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng, hàng tháng phải gánh lãi quá hạn. Kim Oanh – DN trúng đấu giá thì khiếu nại vì chưa được các cơ quan chức năng Bình Dương cho phép làm chủ đầu tư mới của DA Hòa Lân, vì dựa trên tinh thần đã được ký HĐMBTSBĐG. Thế nhưng công ty này quên mất một điều rằng, nghĩa vụ tài chính chưa hoàn thành thì không thể nào có cơ sở để cho các cơ quan chức năng chấp thuận.

Ai mới là người trả giá cao nhất?

Trong phiên đấu giá ngày 25/5/2017, Kim Oanh trúng với mức giá 1.353 tỷ đồng, cao hơn Công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức (Thủ Đức House) 10 tỷ đồng và được coi là đơn vị bỏ giá cao nhất. Thực tế với diễn biến sau đó về việc thanh toán của Kim Oanh, thì liệu mức giá này có thực sự cao nhất?

Thủ Đức House là đơn vị duy nhất trong ba đơn vị tham gia đấu giá có văn bản cam kết sẽ thanh toán hết một lần tiền mua đấu giá tài sản trong vòng 45 ngày theo quy định của quy chế đấu giá. Sau khi cuộc đấu giá thành, Thủ Đức House đã có Công văn số 753/CV-CT gửi các bên liên quan đến cuộc đấu giá, trong đó có Agribank Chợ Lớn để yêu cầu được thông tin về việc thực hiện thanh toán của Kim Oanh. Và đề nghị nếu đơn vị trúng đấu giá không thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ thanh toán, thì hủy kết quả đấu giá, tạo điều kiện cho các đơn vị có năng lực thanh toán có cơ hội tham gia.

Không hiểu vì lý do gì, ngay sau khi đấu giá thành, Agribank Chợ Lớn đã lập tức “ưu ái” cho Kim Oanh khi đồng ý trả tiền trong vòng 90 ngày, thay vì 45 ngày như quy định. Nếu chỉ tính lãi suất tiền vay trung bình 7%/năm thì chỉ trong 45 ngày được “ưu ái” đó, Kim Oanh đã thu lợi từ khoản tiền phải trả lãi lên đến hơn 11,8 tỷ đồng. So sánh với con số 10 tỷ đồng trả giá thấp hơn của Thủ Đức House và con số 11,8 tỷ đồng thất thoát do chậm trả 45 ngày của Kim Oanh thì chính xác Thủ Đức House mới là đơn vị trả giá cao hơn trong thương vụ đấu giá này.

Nhìn sơ qua chỉ thấy con số được công bố trong phiên đấu giá, nhưng với những người có chuyên môn như các vị lãnh đạo Agribank Chợ Lớn thì chắc chắn phải biết đến thuật toán tính lợi nhuận đầu kỳ và lợi nhuận cuối kỳ cho những khoản tiền trả liền, trả chậm như vậy.

Đọc thêm

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì? Đường dây nóng

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì?

TTTĐ - Việc tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nông nghiệp mà không thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một vấn đề đáng quan tâm từ lâu. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn kéo theo nhiều rủi ro nghiêm trọng về tài sản, quyền lợi và thậm chí trách nhiệm hình sự.
Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai Đường dây nóng

Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai

TTTĐ - Luật Đất đai 2024 quy định rõ trách nhiệm quản lý cũng như xử lý vi phạm nếu để sai phạm, gây thiệt hại trong quản lý đất đai. Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại địa phương theo thẩm quyền.
Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn Đường dây nóng

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

TTTĐ - Trong bối cảnh quản lý đất đai tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng phức tạp bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đất gia tăng và tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến tinh vi, công tác phòng ngừa vi phạm từ sớm, từ xa đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, hai giải pháp mang tính căn cơ là: Phát huy vai trò tổ công tác liên ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, dân vận tại cơ sở.
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm Đường dây nóng

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

TTTĐ - Việc quản lý đất đai trong những năm qua được xác định là bài toán khó đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặc dù huyện đã tập trung chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhưng một số địa phương sắp sáp nhập vẫn còn để xảy ra tình trạng né tránh, nể nang, dẫn đến phát sinh vi phạm mới. Việc tổ chức cưỡng chế, xử lý vi phạm ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo Đường dây nóng

Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo

TTTĐ - Nhiều địa phương của Hà Nội quán triệt quan điểm sẽ truy trách nhiệm lãnh đạo địa phương nếu buông lỏng quản lý hoặc thiếu kiên quyết trong công tác xử lý vi phạm đất đai, xây dựng.
Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, các quận, huyện, thị xã đều tăng cường xử lý vi phạm trong công tác quản lý đất đai, xây dựng, môi trường, kể cả việc tạm đình chỉ công tác.
Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập Đường dây nóng

Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

TTTĐ - Trước tình trạng lấn chiếm đất đai, đồng ruộng và xây dựng trái phép gia tăng trong giai đoạn sắp xếp các đơn vị hành chính, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã liên tục chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các cấp, ngành siết chặt quản lý, xử lý nghiêm vi phạm nhằm đảm bảo kỷ cương pháp luật và ổn định xã hội.
Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng Bạn đọc

Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng

TTTĐ - Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, huyện Hoài Đức đã vào cuộc quyết liệt xử lý tình trạng vi phạm đất đai, trật tự xây dựng.
Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Ngày 29/4, Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã ban hành Công điện số 02 yêu cầu các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 205/TB-VPCP ngày 28/4/2025 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc giao ban công tác quý I năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Xem thêm