Hỗ trợ các doanh nghiệp ứng phó với phòng vệ thương mại
Số lượng vụ việc phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, đặc biệt là tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tăng mạnh qua từng năm.
Tuy nhiên, khi kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có khả năng trở thành đối tượng bị điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Phòng vệ thương mại là biện pháp mà một nước sử dụng để tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa hàng hoá nhập khẩu với hàng hoá sản xuất trong nước thông qua hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá, được trợ cấp tăng nhanh đột biến, gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. Điều cần lưu ý là biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hoá, không áp dụng đối với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ.
Trên thực tế, số lượng vụ việc phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu của ta đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Tính đến hết quý I/2022, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã là đối tượng của 212 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Mai Anh, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) |
Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) Nguyễn Thị Mai Anh cho biết, với việc ký kết 15 hiệp định thương mại tự do, Việt Nam trở thành nền kinh tế có độ mở lớn và tham gia ngày càng sâu rộng vào thị trường thế giới. Năm 2021, Việt Nam lọt vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế, với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu gần 670 tỷ USD. Tuy nhiên, quy mô xuất khẩu càng lớn càng dễ trở thành đối tượng của các biện pháp phòng vệ thương mại.
Để các doanh nghiệp có thêm nhiều hơn những kỹ năng đàm phán, phòng vệ thương mại, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch thành phố Hà Nội đã có nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp cũng như phối hợp các bộ ban ngành tổ chức các Hội nghị.
Qua đó, doanh nghiệp có đủ bản lĩnh, vững vàng hơn và biết cách xử lý với các biện pháp phòng vệ thương mại nước ngoài giúp tăng kim ngạch xuất khẩu.
Ngoài ra, Trung tâm HPA đã phối hợp với Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo tập huấn ngắn hạn để tăng cường nhận thức của doanh nghiệp về những rủi ro bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Đồng thời, cung cấp cho doanh nghiệp kiến thức về đàm phán trong giao dịch thương mại, trang bị kỹ năng ký kết hợp đồng; nâng cao nhận thức, hiểu biết của doanh nghiệp và hiệp hội về các biện pháp phòng vệ thương mại, hiểu được quy trình, thủ tục điều tra phòng vệ thương mại; rút ra được các bài học kinh nghiệm và từ đó nắm được phương hướng, cách thức xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam một cách chủ động và hiệu quả.
Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp
Ở góc độ hiệp hội, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội Mạc Quốc Anh cho rằng, sau những vụ kiện phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua, ngày càng nhiều doanh nghiệp, ngành hàng có ý thức hơn về vấn đề này.
"Nhiều doanh nghiệp đã sớm thích ứng, nhận diện các thách thức, chuẩn bị phương án, giải pháp với quan điểm chủ động ứng phó. Song, doanh nghiệp cũng cần lưu ý đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu, tránh tập trung khối lượng lớn vào một thị trường, có thể tạo cơ sở để các nước khởi kiện.
Đồng thời, cần phát triển các chuỗi cung ứng, nguồn nguyên liệu trong nước, giảm thiểu các tác động tiêu cực do những biện pháp phòng vệ thương mại từ các nước nhập khẩu", ông Mạc Quốc Anh nhấn mạnh.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Nhằm bảo vệ doanh nghiệp trước những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, Sở Công Thương Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch thành phố Hà Nội cho rằng, phòng vệ thương mại không phải là việc của từng doanh nghiệp riêng lẻ mà là chiến lược hành động của cả một ngành sản xuất sản phẩm nội địa liên quan.
Do đó, để sử dụng công cụ phòng vệ thương mại hiệu quả, doanh nghiệp phải tập hợp với nhau thành một lực lượng đủ sức đại diện cho một ngành sản xuất nội địa. Doanh nghiệp Thủ đô hơn lúc nào hết cần phải liên kết chặt chẽ trong sản xuất kinh doanh, trong vận động chính sách cho ngành...
Thực tế, các biện pháp phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam là một xu thế khó tránh khỏi trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể nói, phòng vệ thương mại giống như một cơn bão mà doanh nghiệp phải bắt buộc vượt qua bằng cả phòng vệ lẫn tấn công để tự bảo vệ mình.
Để phòng vệ thương mại hiệu quả, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về quy trình, tác động của công cụ phòng vệ thương mại đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành hàng mình; tự bảo vệ bằng cách trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về pháp luật phòng vệ thương mại; nắm bắt thông tin cảnh báo sớm về khả năng bị khởi kiện tại thị trường xuất khẩu, từ đó lên phương án điều chỉnh hoạt động kinh doanh để tránh bị khởi kiện…
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chọn gói MobiFone - Đăng ký dễ dàng, trúng quà liền tay

Quyết sách mở đường cho kinh tế tư nhân

Sứ mệnh phát triển kinh tế tư nhân

Nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tiếp tục tăng mạnh?

Văn Phú – Invest ủng hộ 720 triệu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả trong mùa nắng nóng

Vinamilk "tung" mới gần 20 sản phẩm trong quý đầu năm 2025

EVNHCMC hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đảm bảo cho “Ngày hội non sông”

Du khách phấn khích check-in với quầy buffet thời bao cấp tại Ba Na Hills
