Tag

Huỳnh Thúc Kháng và tính cách làm báo của người xứ Quảng

Muôn mặt cuộc sống 21/06/2024 11:20
aa
TTTĐ - Sự nghiệp báo chí của cụ Huỳnh Thúc Kháng gắn liền với báo Tiếng Dân, ngọn cờ đầu của dòng báo chí yêu nước ở miền Trung và của cả nước.
Tổ xung kích PC Quảng Nam góp sức xây dựng đường dây 500kV Hấp dẫn Festival biển “Hội An - Cảm xúc mùa hè 2024” Quảng Nam: Yêu cầu doanh nghiệp rút kinh nghiệm trong thực hiện dự án Lễ hội biển Tam Kỳ 2024: "Hãy đến và khám phá"
Huỳnh Thúc Kháng và tính cách làm báo của người xứ Quảng
Nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng tại xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam (Ảnh: V.Q)

Quảng Nam là vùng đất sinh ra những con người đặc biệt, những sĩ phu có khí tiết cứng cỏi, “bạo nói”. Cốt cách xứ Quảng, linh khí của vùng đất như vận sâu vào cuộc đời và tính cách làm báo của cụ Huỳnh Thúc Kháng.

Nhà báo “bạo nói” tâm huyết và trách nhiệm

Cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947) sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, gốc nông dân tại vùng núi Quảng Nam, bao khó khăn gian khổ nhưng cụ vượt qua bằng nghị lực và tính chịu thương, chịu khó. Học hành đỗ đạt sớm, danh tiếng lẫy lừng nhưng cụ không ra làm quan mà nuôi chí canh tân đất nước.

Trong khoa thi Hương năm 1900 (Canh Tý) có 32 thí sinh đỗ cử nhân, trong đó, người Quảng Nam chiếm tới 15 và thủ khoa là Huỳnh Thúc Kháng. Dân gian vinh danh “Lục Phụng Tề Phi” dành cho: Phạm Phú Thứ (Tiến sĩ), Phan Châu Trinh, Nguyễn Duy Hiệu (Phó bảng), Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng (Tiến sĩ), Phạm Như Xương (Hoàng giáp) là 6 nhân vật đỗ đạt cao và lẫy lừng trong việc phụng sự đất nước.

Huỳnh Thúc Kháng và tính cách làm báo của người xứ Quảng

Một tờ báo Tiếng Dân được lưu giữ, là tờ báo quốc ngữ đầu tiên ở miền Trung. Trong 16 năm hoạt động, tờ báo đã xuất bản 1.766 số (Ảnh: V.Q)

Sự nghiệp báo chí của cụ Huỳnh Thúc Kháng gắn liền với báo Tiếng Dân, ngọn cờ đầu của dòng báo chí yêu nước ở miền Trung và của cả nước.

Gần 20 năm xuất hiện trên diễn đàn báo chí, Huỳnh Thúc Kháng đã thể hiện là một nhà ngôn luận sắc sảo, một cây bút với tinh thần khảng khái, một nhà báo với tư tưởng chính trực, bất khuất trước những chính sách hà khắc của chế độ thực dân, phong cách viết và cách đưa tin “rất Huỳnh Thúc Kháng”.

Mỗi bài báo của Huỳnh Thúc Kháng đều thể hiện sự uyên thâm, sắc sảo, tinh đời, toát lên khí phách khảng khái, bất khuất trước khó khăn gian khổ và tấm lòng làm nghề báo vì lợi ích xã hội. Tên tuổi cụ Huỳnh Thúc Kháng được tôn vinh trong bước đường phát triển của báo chí Việt Nam.

Quan điểm báo chí của cụ Huỳnh là tham gia tích cực vào đời sống chính trị, xã hội và quan tâm mạnh mẽ đến đời sống Nhân dân. Bút pháp của cụ đầy tính chiến đấu. “Gần như 16 năm báo Tiếng Dân, không năm nào là không có chuyện tranh cãi”. Có lẽ, nói theo ngôn ngữ người xưa, đây cũng là trường hợp “bạo nói” điển hình nhất. Nói mạnh mẽ, nói công khai, nói quyết liệt, không khoan nhượng.

Huỳnh Thúc Kháng và tính cách làm báo của người xứ Quảng

Cụ Huỳnh Thúc Kháng là chí sĩ yêu nước, tên tuổi được tôn vinh trong bước đường phát triển của báo chí Việt Nam (Ảnh: V.Q)

Cụ Huỳnh Thúc Kháng là người ý thức rất rõ vai trò của báo chí “Trăm vạn quân không bằng một tờ báo” và luôn gắn sứ mệnh báo với vận mệnh dân tộc “Tiếng Dân là mối quan hệ với việc nước”.

Tuy tuổi đã cao nhưng cụ Huỳnh vẫn dốc sức đảm nhận vai trò Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ Hồ Chí Minh, rồi quyền Chủ tịch nước. Vai trò nào, cụ cũng hoàn thành xuất sắc, với nhiều đóng góp to lớn, tạo nên một phong cách làm việc “rất Quảng Nam”, quyết đoán, nhanh lẹ, kiên quyết, không khoan nhượng, không lùi bước.

Sau khi hoàn thành công cuộc bình định, thực dân Pháp đã triệt để thực hiện các cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 1 và 2 tại Việt Nam với các chính sách bóc lột, vơ vét thuộc địa phục vụ cho lợi ích đế quốc.

Trong bối cảnh đó, dưới ảnh hưởng của nhiều luồng tư tưởng mới được truyền bá vào Việt Nam, các phong trào yêu nước chống Pháp và vận động giải phóng dân tộc bắt đầu nổ ra. Tầng lớp văn thân, sĩ phu và trí thức yêu nước đã thể hiện ý chí đấu tranh và tư tưởng đổi mới đất nước bằng nhiều hình thức khác nhau.

Ngòi bút là “vũ khí” sắc bén

Ngòi bút cũng đã trở thành một vũ khí sắc bén trong việc truyền bá tư tưởng yêu nước và cách mạng thời kỳ này. Trong số đó, cụ Huỳnh Thúc Kháng - một chí sĩ yêu nước, đã lập ra tờ báo Tiếng Dân (1927 -1943); lấy báo chí làm phương tiện đấu tranh, xem đây là vũ khí lợi hại đại diện cho tiếng nói của quảng đại quần chúng, nhất là người lao động bị áp bức.

Cụ quan niệm sự nghiệp to lớn của một con người phải ở chỗ xem lời nói và việc làm trong đời mình có giúp ích được gì cho xã hội hay không, mình có làm được ba cái “bất hủ” (không tiêu diệt được) là lập đức, lập công và lập ngôn với đời hay không, còn như “chỉ giàu sang suông, không phải là sự nghiệp” (Tiếng Dân, ngày 22/2/1933).

Huỳnh Thúc Kháng và tính cách làm báo của người xứ Quảng

Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, đặt tên và chỉ thị cho Tổng bộ Việt Minh tổ chức thực hiện (Ảnh: V.Q)

Chính với quan niệm sống như vậy nên thời gian làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Tiếng Dân, nếu chấp nhận đăng những bài quảng cáo sai sự thật hay in sổ sách giấy tờ công sở mà Tòa Khâm sứ Pháp ở Trung kỳ muốn giao cho (trong khi các nhà in khác phải qua đấu thầu) thì sẽ tăng thêm thu nhập nhưng Huỳnh Thúc Kháng vẫn lấy cớ “nhà in không đủ sức” để khước từ. Cụ khẳng quyết báo chí không phải nơi làm giàu.

Sự chủ động về tài chính, không bị lệ thuộc vào nhà cầm quyền Pháp hay một tổ chức nào chính là nhân tố quan trọng giúp cụ Huỳnh lãnh đạo tờ báo đi đúng tiêu chí nói được tiếng nói của Nhân dân, bênh vực quyền lợi của Nhân dân…

Mặt khác, Tiếng Dân thu hút được nhiều cổ đông ủng hộ, tin tưởng góp vốn vào hoạt động kinh doanh là nhờ uy tín, tính minh bạch, công khai các hoạt động, đặc biệt là phần tài chính của người quản lý công ty, chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Tiếng Dân.

Trong 16 năm hoạt động (1927 - 1943) với 1.766 số báo được xuất bản, Tiếng Dân là một trong những tờ báo tiêu biểu của báo chí yêu nước cách mạng. Tờ báo đã phản ánh lại một cách trung thực không khí, đời sống chính trị trong nửa đầu thế kỷ XX và đã thực sự có nhiều đóng góp cho lịch sử văn hóa miền Trung và cho báo chí Việt Nam.

Huỳnh Thúc Kháng và tính cách làm báo của người xứ Quảng

Sự nghiệp báo chí của cụ Huỳnh Thúc Kháng gắn liền với báo Tiếng Dân, ngọn cờ đầu của dòng báo chí yêu nước ở miền Trung (Ảnh: V.Q)

Sau đó, trong thời kỳ toàn quốc kháng chiến, để phát huy vai trò “chiến đấu với quân thù bằng ngòi bút và hướng dẫn dư luận quốc dân” của các nhà báo và thúc đẩy sự phát triển của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cuối năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị cho Tổng bộ Việt Minh mở trường dạy làm báo, coi đó là một trong những việc cấp bách phải làm.

Theo đó, sáng 4/4/1949, tại xóm Bờ Rạ (nay thuộc xã Tân Thái), huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, đã diễn ra một sự kiện quan trọng, lễ khai giảng khóa học đầu tiên của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

Ý nghĩa của việc lấy tên cụ Huỳnh Thúc Kháng để đặt cho tên trường dạy làm báo đầu tiên của cả nước để nhớ ơn và noi gương vị lão thành ái quốc, cũng là một nhà viết báo lâu năm, có danh tiếng; nêu tấm gương cho các học viên về một đức tính học hỏi cần mẫn, một óc tổ chức tiến bộ, một chí khảng khái, bất khuất, là những đức tính căn bản cho một ký giả.

Huỳnh Thúc Kháng và tính cách làm báo của người xứ Quảng

Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam (Ảnh: V.Q)

Trong bức thư ngày 29/4/1947 gửi cho toàn thể đồng bào sau ngày tạ thế của cụ Huỳnh Thúc Kháng, Bác Hồ viết: “Cụ Huỳnh là người mà giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khổ không làm nản chí, oai võ không làm sờn gan. Cả đời cụ không màng danh vị, không cầu lợi lộc, không thèm làm giàu, không thèm làm quan. Cả đời cụ Huỳnh chỉ phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập”.

Chính cụ là một trong những người đi đầu ra tờ báo Tiếng Dân với câu nói nổi tiếng: “Nếu không có quyền nói tất cả những điều mình muốn nói thì ít ra cũng giữ được cái quyền không nói những điều người ta ép buộc nói”. Đây là tính khẳng khái của cụ Huỳnh, tiêu biểu cho người Quảng Nam và rất đáng để thế hệ làm báo thời này học hỏi.

Đọc thêm

Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính Muôn mặt cuộc sống

Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện cố 56/CĐ-TTg ngày 4/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ.
Những kí ức không quên… Muôn mặt cuộc sống

Những kí ức không quên…

TTTĐ - Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, lực lượng toàn ngành Y đã đoàn kết, sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do, thống nhất đất nước, tích cực góp công sức, trí tuệ và cả máu xương để cùng dân tộc đi đến ngày toàn thắng 30/4/1975. Trên đầu là đạn bom, dưới chân là chông gai nhưng với những người thầy thuốc ngày ấy, khó khăn không là gì khi trước mắt họ là những thương binh đang chờ cứu sống.
Hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người nghèo Muôn mặt cuộc sống

Hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người nghèo

TTTĐ - Với quyết tâm “không để ai lại phía sau”, cả hệ thống chính trị và Nhân dân tỉnh Yên Bái đoàn kết, cùng nhau xóa nhà tạm, nhà dột nát, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Quy hoạch tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị Xã hội

Quy hoạch tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị

TTTĐ - Thành cổ Quảng Trị là một biểu tượng lịch sử thiêng liêng, không chỉ là Di tích Quốc gia đặc biệt mà còn là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu những trang sử bi tráng nhất của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập.
Lâm Đồng sắp xếp trụ sở, nhà ở cho cán bộ sau sáp nhập Muôn mặt cuộc sống

Lâm Đồng sắp xếp trụ sở, nhà ở cho cán bộ sau sáp nhập

TTTĐ - Tỉnh Lâm Đồng đang tích cực triển khai các phương án chuẩn bị cho việc sáp nhập với Đắk Nông và Bình Thuận, trong đó, đang lên phương án bố trí trụ sở làm việc, nhà ở công vụ cho 880 cán bộ, công chức, viên chức từ 2 tỉnh sẽ đến TP Đà Lạt công tác.
Nhiều hoạt động trong Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng TP Hải Phòng Muôn mặt cuộc sống

Nhiều hoạt động trong Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng TP Hải Phòng

TTTĐ - Chiều 2/5, tại TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Hải Phòng tổ chức họp báo thông tin về Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025) và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025, tiến tới đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng”.
139 phạm nhân tại Hà Nội được đặc xá Muôn mặt cuộc sống

139 phạm nhân tại Hà Nội được đặc xá

TTTĐ - Ngày 1/5, Công an Hà Nội và nhiều tỉnh thành đã công bố Quyết định đặc xá dịp 30/4 năm 2025 cho một số phạm nhân có quá trình cải tạo tốt, biết ăn năn, hối cải.
Thượng tá Nguyễn Đại Đồng phụ trách Công an TP Đà Nẵng Muôn mặt cuộc sống

Thượng tá Nguyễn Đại Đồng phụ trách Công an TP Đà Nẵng

TTTĐ - Thượng tá Nguyễn Đại Đồng, Phó Giám đốc Công an TP Đà Nẵng sẽ phụ trách Công an TP trong thời gian chờ bổ nhiệm Giám đốc mới.
Rực rỡ sắc màu kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước Nhịp sống phương Nam

Rực rỡ sắc màu kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

TTTĐ - Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 30/4, TP Hồ Chí Minh đã bừng sáng với một loạt chương trình văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, thu hút hàng chục ngàn người dân và du khách trong, ngoài nước.
TP Hồ Chí Minh rực rỡ bầu trời đêm mừng ngày giải phóng Muôn mặt cuộc sống

TP Hồ Chí Minh rực rỡ bầu trời đêm mừng ngày giải phóng

TTTĐ - Đúng 21h ngày 30/4, loạt pháo hoa rực sáng trên bầu trời TP Hồ Chí Minh, hoàn thiện bức tranh đầy màu sắc, sinh động về chuỗi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Xem thêm