Tag
Sửa đổi Luật Tổ chức TAND

Khắc phục tồn tại, nâng cao chất lượng xét xử của hệ thống Tòa án

Muôn mặt cuộc sống 09/11/2023 10:00
aa
TTTĐ - Dự án Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Quan tâm tới dự luật, luật sư Đặng Thành Chung - Đoàn luật sư TP Hà Nội kỳ vọng, dự thảo Luật sẽ khắc phục được những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, nâng cao chất lượng xét xử và hiệu quả hoạt động của hệ thống Tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn mới; bảo đảm tính liên thông đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Phối hợp chặt chẽ trong quá trình Quốc hội cho ý kiến vào dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) Quốc hội thảo luận về Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) “Chiếc áo pháp lý” của Thủ đô cần được nới rộng hơn

Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (TAND) sửa đổi được thiết kế gồm 154 Điều, bố cục thành 9 chương; trong đó, bổ sung 54 điều mới, sửa đổi 93 điều, giữ nguyên 7 điều.

Như vậy, so với Luật Tổ chức TAND năm 2014, Dự thảo luật đã giảm 2 chương, tăng thêm 57 điều. Nội dung dự thảo có sự kế thừa những quy định của Luật hiện hành còn phù hợp; đồng thời, sửa đổi, bổ sung nhiều quy định nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn mới.

Quan tâm tới dự luật, luật sư Đặng Thành Chung - Đoàn luật sư TP Hà Nội đã có những chia sẻ xung quanh vấn đề này.

Khắc phục tồn tại, nâng cao chất lượng xét xử của hệ thống Tòa án
Luật sư Đặng Thành Chung - Đoàn Luật sư TP Hà Nội

PV: Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Tòa án Nhân dân tối cao sẽ trình dự án Luật Tổ chức TAND (sửa đổi). Luật sư đánh giá như thế nào về sự cần thiết phải ban hành luật sửa đổi?

Luật sư Đặng Thành Chung: Luật Tổ chức TAND năm 2014, sau 8 năm thi hành đã đạt được những thành tựu nhất định, góp phần vào sự phát triển của nền tư pháp. Tuy nhiên, Luật bắt đầu xuất hiện những tồn tại, vướng mắc, bất cập và chưa hợp lý như: Nhận thức về vị trí, vai trò của Tòa án là cơ quan xét xử thực hiện quyền tư pháp; Xác định đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án; Tổ chức và hoạt động độc lập theo thẩm quyền xét xử của các Tòa án…

Mặt khác, hệ thống Tòa án đang đứng trước những thách thức về yêu cầu nhiệm vụ và trách nhiệm ngày càng lớn; số lượng vụ việc phải giải quyết ngày càng tăng, với tính chất ngày càng đa dạng, phức tạp; yêu cầu giải quyết vụ việc có yếu tố nước ngoài; xây dựng Tòa án điện tử…

Từ thực trạng đó và trong bối cảnh thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp, thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng trong hệ thống Tòa án phù hợp với thực tiễn, đã đặt ra yêu cầu phải nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động, đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng Tòa án điện tử.

Do vậy, thời điểm hiện tại cần thiết phải sửa đổi Luật Tổ chức TAND năm 2014. Điều đó sẽ tạo hành lang pháp lý phù hợp cho việc tiếp tục hoàn thiện, tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của TAND; phù hợp với mục tiêu cụ thể đến năm 2030 của Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương về hoàn thành cơ bản việc xây dựng nền tư pháp trong đó có hệ thống Tòa án chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân; bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân.

Từ đó, Luật Tổ chức TAND sẽ giúp nâng cao vị thế, uy tín, tạo điều kiện để Tòa án Việt Nam phát triển tiệm cận với trình độ phát triển chung của các Tòa án trong khu vực và trên thế giới.

Khắc phục tồn tại, nâng cao chất lượng xét xử của hệ thống Tòa án
Luật sư Đặng Thành Chung - Đoàn Luật sư TP Hà Nội: Sửa đổi Luật Tổ chức TAND đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

PV: Dự thảo Luật được sửa đổi theo hướng Tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ. Từ thực tiễn hoạt động, luật sư có quan điểm như thế nào về nội dung sửa đổi tại Dự thảo?

Luật sư Đặng Thành Chung: Từ thực tiễn hoạt động, tôi cho rằng có sự phân hóa rõ ràng hiệu quả của việc thu thập chứng cứ của Tòa án trong vụ án hình sự và vụ án dân sự, hành chính.

Nói về vụ án hình sự, khi giải quyết vụ án hình sự có sự tham gia bắt buộc của các cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện Kiểm sát Nhân dân. Đây là cơ quan công quyền, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thu thập chứng cứ để định tội danh. Điều tất yếu là hoạt động thu thập chứng cứ của các cơ quan này thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều so với việc tự thu thập chứng cứ của công dân hay luật sư.

Trường hợp hồ sơ chuyển sang Tòa án xem xét trong thời gian chuẩn bị xét xử hoặc tại phiên tòa thì Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử có quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung và Cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát Nhân dân sẽ thực hiện điều tra, thu thập chứng cứ bổ sung.

Đối với vụ án dân sự, hành chính, hiện nay, Luật đang quy định nghĩa vụ tự chứng minh của đương sự. Đương sự phải tự thu thập tài liệu nộp cho Tòa án để chứng minh cho các yêu cầu của mình là hợp pháp; Tòa án chỉ xem xét thực hiện thu thập chứng cứ khi đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập tài liệu, chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được và có đơn yêu cầu Tòa án thu thập.

PV: Luật sư có kỳ vọng gì khi dự án Luật được dự kiến xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV?

Luật sư Đặng Thành Chung: Với dự án Luật Tổ chức TAND (sửa đổi), tôi kỳ vọng dự án luật sẽ khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, nâng cao chất lượng xét xử của hệ thống Tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn mới; bảo đảm tính liên thông đồng bộ, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật; tiến tới xây dựng hệ thống Tòa án chuyên nghiệp, hiện đại, tiệm cận với mặt bằng chung của thế giới; bảo vệ công lý, quyền công dân, quyền con người; đóng góp xây dựng và bảo vệ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Trân trọng cảm ơn luật sư!

Đọc thêm

Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính Muôn mặt cuộc sống

Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện cố 56/CĐ-TTg ngày 4/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ.
Những kí ức không quên… Muôn mặt cuộc sống

Những kí ức không quên…

TTTĐ - Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, lực lượng toàn ngành Y đã đoàn kết, sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do, thống nhất đất nước, tích cực góp công sức, trí tuệ và cả máu xương để cùng dân tộc đi đến ngày toàn thắng 30/4/1975. Trên đầu là đạn bom, dưới chân là chông gai nhưng với những người thầy thuốc ngày ấy, khó khăn không là gì khi trước mắt họ là những thương binh đang chờ cứu sống.
Hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người nghèo Muôn mặt cuộc sống

Hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người nghèo

TTTĐ - Với quyết tâm “không để ai lại phía sau”, cả hệ thống chính trị và Nhân dân tỉnh Yên Bái đoàn kết, cùng nhau xóa nhà tạm, nhà dột nát, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Quy hoạch tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị Xã hội

Quy hoạch tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị

TTTĐ - Thành cổ Quảng Trị là một biểu tượng lịch sử thiêng liêng, không chỉ là Di tích Quốc gia đặc biệt mà còn là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu những trang sử bi tráng nhất của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập.
Lâm Đồng sắp xếp trụ sở, nhà ở cho cán bộ sau sáp nhập Muôn mặt cuộc sống

Lâm Đồng sắp xếp trụ sở, nhà ở cho cán bộ sau sáp nhập

TTTĐ - Tỉnh Lâm Đồng đang tích cực triển khai các phương án chuẩn bị cho việc sáp nhập với Đắk Nông và Bình Thuận, trong đó, đang lên phương án bố trí trụ sở làm việc, nhà ở công vụ cho 880 cán bộ, công chức, viên chức từ 2 tỉnh sẽ đến TP Đà Lạt công tác.
Nhiều hoạt động trong Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng TP Hải Phòng Muôn mặt cuộc sống

Nhiều hoạt động trong Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng TP Hải Phòng

TTTĐ - Chiều 2/5, tại TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Hải Phòng tổ chức họp báo thông tin về Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025) và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025, tiến tới đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng”.
139 phạm nhân tại Hà Nội được đặc xá Muôn mặt cuộc sống

139 phạm nhân tại Hà Nội được đặc xá

TTTĐ - Ngày 1/5, Công an Hà Nội và nhiều tỉnh thành đã công bố Quyết định đặc xá dịp 30/4 năm 2025 cho một số phạm nhân có quá trình cải tạo tốt, biết ăn năn, hối cải.
Thượng tá Nguyễn Đại Đồng phụ trách Công an TP Đà Nẵng Muôn mặt cuộc sống

Thượng tá Nguyễn Đại Đồng phụ trách Công an TP Đà Nẵng

TTTĐ - Thượng tá Nguyễn Đại Đồng, Phó Giám đốc Công an TP Đà Nẵng sẽ phụ trách Công an TP trong thời gian chờ bổ nhiệm Giám đốc mới.
Rực rỡ sắc màu kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước Nhịp sống phương Nam

Rực rỡ sắc màu kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

TTTĐ - Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 30/4, TP Hồ Chí Minh đã bừng sáng với một loạt chương trình văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, thu hút hàng chục ngàn người dân và du khách trong, ngoài nước.
TP Hồ Chí Minh rực rỡ bầu trời đêm mừng ngày giải phóng Muôn mặt cuộc sống

TP Hồ Chí Minh rực rỡ bầu trời đêm mừng ngày giải phóng

TTTĐ - Đúng 21h ngày 30/4, loạt pháo hoa rực sáng trên bầu trời TP Hồ Chí Minh, hoàn thiện bức tranh đầy màu sắc, sinh động về chuỗi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Xem thêm