Tag
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Khuyến khích mọi sự tìm tòi, tôn trọng tự do sáng tạo của người nghệ sĩ

Tin tức 25/07/2023 13:42
aa
TTTĐ - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn khuyến khích mọi tìm tòi, tôn trọng tự do sáng tạo của người nghệ sĩ, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đối với văn học, nghệ thuật và văn nghệ sĩ phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hoa hậu Bảo Ngọc và dàn nghệ sĩ góp mặt tại lễ kỷ niệm Mailisa 25 năm thành lập Thành Cổ Loa là cảm hứng sáng tạo trong triển lãm của nghệ sĩ Quang Đại
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Lễ kỷ niệm 75 năm Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (ảnh TTXVN)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Lễ kỷ niệm 75 năm Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (Ảnh TTXVN)

Ngày 25/7, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội văn học Nghệ thuật Việt Nam (25/7/1948 - 25/7/2023).

Cùng dự có các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng..

Đồng hành cùng dân tộc qua các chặng đường lịch sử

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam cho biết, ngày 25/7/1948, Hội Văn nghệ Việt Nam, tiền thân của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, đã chính thức được thành lập với sứ mệnh tập hợp toàn bộ giới văn nghệ sĩ cả nước đoàn kết xây dựng nền văn nghệ cách mạng, góp phần cùng toàn dân thực hiện các nhiệm vụ của cách mạng và kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trước đó, vào tháng 6/1943, Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam được thành lập không lâu sau khi Đảng ta công bố bản “Đề cương văn hóa Việt Nam” (tháng 2/1943), đây là dấu mốc quan trọng để Hội Văn nghệ Việt Nam ra đời 5 năm sau đó.

Kể từ khi ra đời, Hội Văn nghệ Việt Nam đã thể hiện sự gắn bó mật thiết giữa văn hóa và văn nghệ, tự nguyện là thành viên của Hội văn hóa Việt Nam, đồng hành cùng dân tộc qua các chặng đường lịch sử cam go.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo

Đến nay, tổ chức văn nghệ Việt Nam đã trải qua 10 kỳ đại hội toàn quốc, trưởng thành về quy mô tổ chức và đội ngũ, tập hợp hơn 40.000 văn nghệ sĩ thuộc 5 thế hệ ở nhiều chuyên ngành (văn học, sân khấu, mỹ thuật, âm nhạc, nhiếp ảnh, điện ảnh, múa, văn nghệ dân gian, văn nghệ các dân tộc thiểu số, kiến trúc) cùng sinh hoạt trong 10 Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương và 63 Hội văn học nghệ thuật các tỉnh, thành cùng Quỹ hỗ trợ sáng tạo văn học nghệ thuật Việt Nam.

Trải qua 75 năm xây dựng và phát triển, giới văn học nghệ thuật Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước tặng những phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ Nhất (1987), Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ 2 (2008) và Huân chương Sao vàng (2018).

Tính đến tháng 5/2023, đã có 136 văn nghệ sĩ được trao tặng và truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật, 665 văn nghệ sĩ được trao tặng và truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật; Hàng trăm văn nghệ sĩ được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang và các huân chương cao quý; 452 văn nghệ sĩ được tặng thưởng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, 2.621 văn nghệ sĩ được tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú..

Huy động mọi nguồn lực để văn học, nghệ thuật phát triển mạnh mẽ

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, trong lịch sử phát triển hàng nghìn năm của dân tộc, văn hóa, văn học nghệ thuật Việt Nam đã hun đúc nên nền văn hóa, văn học nghệ thuật yêu nước và nhân văn, gắn bó máu thịt với Nhân dân và dân tộc, trở thành nguồn sức mạnh nội sinh rất to lớn góp phần quan trọng vào sự nghiệp dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự Lễ kỷ niệm. Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự Lễ kỷ niệm. (Ảnh: TTXVN)

Trải qua năm tháng phát triển của đất nước và dân tộc, đội ngũ văn nghệ sĩ Việt Nam không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Các thế hệ văn nghệ sĩ nối tiếp nhau đã sáng tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị cao trên nhiều lĩnh vực, góp phần xứng đáng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, góp phần phát triển đất nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đánh giá cao sự phát triển của Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật nước nhà. “Nền văn học nghệ thuật tiếp tục đổi mới, bám sát hiện thực sôi động của đất nước, có cách nhìn điềm tĩnh, tinh tế, tích cực ủng hộ sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin, có quan điểm biện chứng về đời sống, ca ngợi, khẳng định cái tốt đẹp, cổ vũ nhân tố mới, thành tựu mới, lấy ánh sáng để đẩy lùi bóng tối. Văn học nghệ thuật ngày càng phát triển đa dạng, phong phú, mới mẻ, giàu tiềm năng; Xu hướng chuyên nghiệp hóa ngày càng được đề cao, tính dân tộc ngày càng đi vào chiều sâu, có thành tựu to lớn và có bước tiến dài trong sự nghiệp”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

Bên cạnh những kết quả, thành tựu đạt được, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém cần khắc phục. Đó là vẫn còn một số người phai nhạt mục tiêu, lý tưởng cách mạng, xem nhẹ nghĩa vụ công dân, vì thế, tác phẩm của những cá nhân này xa rời thực tiễn đời sống của đất nước, đời sống Nhân dân. Một số tác phẩm sử dụng sách báo, mạng xã hội có nội dung thiếu xây dựng, nặng về cảm tính. Những thành tựu văn học nghệ thuật chúng ta đạt được trong những năm qua có những mặt còn chưa tương xứng với sự đổi mới của Đảng và đất nước; Chất lượng chưa hài hòa với số lượng, chưa có nhiều tác phẩm tạo được sức hút và sự quan tâm rộng lớn của công chúng, còn ít tác phẩm đỉnh cao...

Từ những hạn chế trên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị giới văn nghệ sĩ cần cùng nhau thảo luận, trao đổi thẳng thắn với tinh thần xây dựng, trách nhiệm cao, tự soi, tự sửa nhằm khắc phục bằng được những hạn chế, yếu kém trong sáng tác và lý luận phê bình văn học nghệ thuật cũng như trong tổ chức và hoạt động của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam.

Tổng Bí thư khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn khuyến khích mọi tìm tòi, tôn trọng tự do sáng tạo của người nghệ sĩ, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đối với văn học, nghệ thuật và văn nghệ sĩ phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tổng Bí thư mong muốn, kỳ vọng đội ngũ văn nghệ sĩ có nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, phản ánh chân thực, sâu sắc, toàn diện hiện thực đất nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền nhận thức sâu sắc hơn nữa về vai trò, vị trí quan trọng của văn học, nghệ thuật trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Luôn cổ vũ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động văn học, nghệ thuật thông qua các cơ chế, chính sách như hỗ trợ tài chính, mở trại sáng tác, đi thực tế, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng các tài năng văn nghệ...; Huy động mọi nguồn lực cả về vật chất và tinh thần để văn học, nghệ thuật phát triển mạnh mẽ và cống hiến nhiều hơn nữa trong những năm tới.

Đọc thêm

"Ý Đảng hợp với lòng dân" về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy Tin tức

"Ý Đảng hợp với lòng dân" về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

TTTĐ - Cử tri và Nhân dân vui mừng, phấn khởi, đánh giá rất cao Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo quyết liệt cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư, phục vụ doanh nghiệp và người dân, “ý Đảng hợp với lòng dân”...
Chủ tịch Quốc hội: Sửa Hiến pháp là nhiệm vụ mang tính chiến lược Tin tức

Chủ tịch Quốc hội: Sửa Hiến pháp là nhiệm vụ mang tính chiến lược

TTTĐ - Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, kỳ họp thứ 9 sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, đây là nhiệm vụ mang tính chiến lược cả về chính trị và pháp lý, nhằm thể chế hóa kịp thời các chủ trương lớn của Đảng, đặc biệt là về sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng “tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, sát thực tiễn”.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu Quốc hội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh Tin tức

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu Quốc hội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

TTTĐ - Sáng 5/5, trước giờ khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kỳ họp lịch sử, bàn những quyết sách vì dân Tin tức

Kỳ họp lịch sử, bàn những quyết sách vì dân

TTTĐ - Sáng nay (5/5), Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc. Đây là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Chỉ thực hiện chỉ định lãnh đạo UBND, HĐND trong năm 2025 Tin tức

Chỉ thực hiện chỉ định lãnh đạo UBND, HĐND trong năm 2025

TTTĐ - Bộ Chính trị chỉ đạo trong lần sắp xếp này thực hiện cơ chế chỉ định, bổ nhiệm với những người lãnh đạo ở UBND, HĐND các đơn vị được sắp xếp. Quy định này sẽ chỉ thực hiện trong năm 2025. Từ sau năm 2025 trở đi sẽ thực hiện bầu các chức danh nêu trên như thông thường.
Xem xét rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV Tin tức

Xem xét rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV

TTTĐ - Nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV dự kiến sẽ được rút ngắn 3 tháng. Cuộc bầu cử Quốc hội khoá mới sẽ tiến hành ngay sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Đảng thay vì vào tháng 5 như thông lệ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện công tác kiện toàn nhân sự, sắp xếp bộ máy.
Lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp từ ngày 6/5 Tin tức

Lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp từ ngày 6/5

TTTĐ - Ngay sau ngày họp đầu tiên của Quốc hội (5/5/2025), dự thảo nghị quyết về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp sẽ được công bố để lấy ý kiến Nhân dân từ 6/5/2025, kéo dài trong khoảng một tháng.
Ngày mai (5/5), khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV Thời sự

Ngày mai (5/5), khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV

TTTĐ - Chiều 4/5, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Quang Tùng đã chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV. Đây là kỳ họp có ý nghĩa lịch sử với khối lượng công tác lập pháp lớn nhất từ trước tới nay.
Đổi mới tư duy, cải cách thủ tục hành chính phục vụ Nhân dân Tin tức

Đổi mới tư duy, cải cách thủ tục hành chính phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Hà Nội là địa phương đi đầu trong thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thí điểm mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố; xác định chuyển đổi số là phương thức chủ yếu, là khâu đột phá để đổi mới. Trung tâm có vai trò đặc biệt quan trọng trong bộ máy hành chính, là công cụ góp phần xóa khoảng cách giữa các sở, ngành với Nhân dân
Sáng ngời sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Tin tức

Sáng ngời sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

TTTĐ - Các đây nửa thế kỷ, với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, dân tộc Việt Nam đã kết thúc thắng lợi cuộc trường chinh vĩ đại chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chiến công oanh liệt đó đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi, một biểu tượng sáng ngời của ý chí “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc…
Xem thêm