Tag

Kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết tại cơ sở giáo dục

Tin Y tế 15/04/2024 20:53
aa
TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết, thành phố sẽ kiểm tra công tác tổng vệ sinh môi trường diệt bọ gậy phòng, chống sốt xuất huyết, tay chân miệng ở các địa bàn và cơ sở giáo dục.
Cấp cứu bệnh nhân sốc chấn thương kèm sốc sốt xuất huyết Hà Nội tập trung triển khai biện pháp phòng, chống dịch từ sớm Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tiếp tục tăng

Chiều 15/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người thành phố Hà Nội, chủ trì giao ban trực tuyến với các quận, huyện, thị xã về công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố.

Kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết tại cơ sở giáo dục
Toàn cảnh hội nghị

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến ngày 12/4, toàn thành phố ghi nhận 570 ca mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm 2023). Các quận, huyện có nhiều ca mắc là Đống Đa (89 ca), Hà Đông (67 ca), Hoàng Mai (46 ca), Hai Bà Trưng (39 ca), Chương Mỹ (33 ca), Bắc Từ Liêm (32 ca).

Cùng với sốt xuất huyết, từ đầu năm đến nay, thành phố đã ghi nhận 585 ca mắc tay chân miệng (tăng 63% so với cùng kỳ năm 2023) và 9 ổ dịch. Bệnh nhân phân bố rải rác ở 28 quận, huyện. Một số quận, huyện có nhiều ca mắc gồm: Ba Vì (23 ca), Hà Đông (14 ca), Thanh Trì (12 ca), Ba Đình và Hoàng Mai - mỗi nơi có 10 ca.

Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 46 ca mắc ho gà, trong khi cùng kỳ năm 2023 không ghi nhận ca mắc. Phần lớn ca mắc là trẻ em dưới 2 tháng tuổi (chiếm 52,2%). Trẻ chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ chiếm tỷ lệ cao (72%).

Ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, theo quy luật hằng năm, tháng 4, tháng 5 là cao điểm bệnh tay chân miệng. Do đó, thời gian tới, số ca mắc và số ổ dịch, chùm ca bệnh sẽ tiếp tục tăng. Ngoài ra, dịch sốt xuất huyết hằng năm sẽ gia tăng khi bắt đầu vào mùa hè. Vì vậy, các đơn vị cần bảo đảm sẵn sàng thiết bị, vật tư, hóa chất phòng, chống dịch theo đúng phương châm “4 tại chỗ”. Bên cạnh đó, các địa phương và cơ quan chuyên môn cần tăng cường giám sát, xử lý ca bệnh, ổ dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng theo đúng quy định, giảm thiểu ổ dịch lan rộng, kéo dài.

Theo ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ mà năm nào cũng có số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư. Do đó, đây là bệnh phải tập trung phòng, chống số một.

Cũng theo ông Khổng Minh Tuấn, mỗi năm, dịch bệnh tay chân miệng có 2 chu kỳ đỉnh dịch vào tháng 4, 5 và tháng 9, 10. Hiện, thành phố bước vào đỉnh dịch tay chân miệng chu kỳ lần 1. Vì vậy, các đơn vị cần tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh tại khối các trường mầm non, tiểu học. Việc vệ sinh phòng bệnh tay chân miệng ở các trường cần chú trọng dụng cụ cá nhân của trẻ như: Cốc, khăn mặt, đồ chơi… Ngoài ra, mỗi tuần, các trường cần tổ chức tổng vệ sinh trường, lớp, dụng cụ…

Kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết tại cơ sở giáo dục
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh, phải xác định công tác phòng, chống dịch bệnh là nhiệm vụ trọng tâm của quý II và quý III/2024.

Phó Chủ tịch UBND thành phố đề nghị triển khai các nhiệm vụ cụ thể, bao gồm: Tăng cường công tác truyền thông theo hướng đổi mới, hiệu quả như sử dụng các nền tảng số, mạng xã hội… nhằm tác động mạnh vào từng nhóm đối tượng.

Các đơn vị, địa phương tập trung cao điểm truyền thông về sốt xuất huyết; tuyên truyền về việc xử phạt khi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Đối với dịch bệnh sốt xuất huyết hay một số bệnh truyền nhiễm khác, công tác vệ sinh môi trường luôn là số 1. Trong tháng 4 này, mỗi địa phương đều phải triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh.

Riêng đối với dịch bệnh tay chân miệng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà đề nghị, Sở Y tế Hà Nội phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội rà soát kế hoạch chi tiết về công tác truyền thông, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh trong nhà trường. Đồng thời, các đơn vị phải có cơ chế kiểm soát việc thực hành vệ sinh môi trường phòng bệnh ở các cơ sở giáo dục. Cơ sở giáo dục triển khai không nghiêm túc, sẽ xem xét xử lý kỷ luật.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà cho biết, thành phố sẽ kiểm tra công tác tổng vệ sinh môi trường diệt bọ gậy phòng, chống sốt xuất huyết, tay chân miệng ở các địa bàn và cơ sở giáo dục. Các địa phương không được chủ quan. Nếu làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh ngay từ bây giờ thì khi vào thời kỳ cao điểm sẽ kiểm soát tốt hơn, giảm thiểu số ca mắc.

Đọc thêm

Gắp dị vật trong phế quản cho bệnh nhân 85 tuổi Tin Y tế

Gắp dị vật trong phế quản cho bệnh nhân 85 tuổi

TTTĐ - Bệnh viện Bắc Thăng Long đã phẫu thuật gắp thành công dị vật là hạt hồng xiêm ra khỏi phế quản gốc trái cho bệnh nhân 85 tuổi.
Triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi đợt 3 năm 2025 Tin Y tế

Triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi đợt 3 năm 2025

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về việc tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch sởi năm đợt 3 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) đã phối hợp với các quận, huyện, thị xã trên địa bàn triển khai chiến dịch đồng bộ, theo đúng kế hoạch.
Khám, cấp cứu cho gần 970 nghìn lượt bệnh nhân trong dịp nghỉ lễ Tin Y tế

Khám, cấp cứu cho gần 970 nghìn lượt bệnh nhân trong dịp nghỉ lễ

TTTĐ - Theo thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, trong những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, các bệnh viện trên cả nước đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho 968.689 lượt người bệnh.
Chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhi trong vụ việc tại BVĐK Nam Định Tin Y tế

Chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhi trong vụ việc tại BVĐK Nam Định

TTTĐ - Sáng 5/5, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dành thời gian đến Bệnh viện Nhi Trung ương thăm bệnh nhi liên quan đến vụ việc xảy ra tại BVĐK Nam Định.
Số ca cấp cứu tai nạn giao thông do rượu, bia giảm sâu Tin Y tế

Số ca cấp cứu tai nạn giao thông do rượu, bia giảm sâu

TTTĐ - Theo báo cáo của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, trong dịp ngày nghỉ lễ tính từ 30/4 đến sáng 4/5, bệnh viện này tiếp nhận cấp cứu cho 600 ca bệnh, trong đó cấp cứu do tai nạn giao thông dưới 50% và số ca cấp cứu do tai nạn giao thông có sử dụng rượu, bia đã giảm nhiều.
Bệnh nhi uốn ván nguy kịch chỉ vì mảnh gỗ nhỏ đâm vào chân Tin Y tế

Bệnh nhi uốn ván nguy kịch chỉ vì mảnh gỗ nhỏ đâm vào chân

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi L.T.M (7 tuổi, ở Hà Giang) trong tình trạng gồng cứng tăng trương lực cơ toàn thân, co giật, môi tím tái và suy hô hấp.
Hơn 900 ca cấp cứu, tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 Tin Y tế

Hơn 900 ca cấp cứu, tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4

TTTĐ - Ngày 5/5, theo báo cáo nhanh về công tác đáp ứng y tế trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 của Sở Y tế Hà Nội, các cơ sở khám chữa bệnh của Hà Nội đã tiếp nhận hơn 900 ca khám cấp cứu, tai nạn giao thông.
Thanh niên 17 tuổi nguy kịch do thanh kim loại xuyên thấu tim Tin Y tế

Thanh niên 17 tuổi nguy kịch do thanh kim loại xuyên thấu tim

TTTĐ - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiếp nhận và cấp cứu thành công một trường hợp nam bệnh nhân, 17 tuổi, ở Hà Nội bị chấn thương tim nghiêm trọng do dị vật kim loại xuyên thấu.
Cấp cứu bệnh nhân bất ngờ gặp sự cố phóng điện Tin Y tế

Cấp cứu bệnh nhân bất ngờ gặp sự cố phóng điện

TTTĐ - Chiều 5/5, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cứu sống một bệnh nhân bị điện giật, giữ trọn bàn tay nhờ cấp cứu kịp thời.
Số ca mắc sởi tại Hà Nội có xu hướng giảm nhẹ Tin Y tế

Số ca mắc sởi tại Hà Nội có xu hướng giảm nhẹ

TTTĐ - Ngày 5/5, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (từ ngày 25/4 đến ngày 1/5), toàn thành phố ghi nhận 191 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã, giảm 7 trường hợp so với tuần trước.
Xem thêm