Tag

Lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số lần thứ II

Tin tức 06/11/2020 22:36
aa
TTTĐ - Chiều 6/11, Ban Dân tộc TP Hà Nội tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số lần thứ II. Dự hội nghị có các đồng chí Hoàng Thị Hạnh - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Lê Hồng Sơn - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội; Nguyễn Tất Vinh - Trưởng Ban Dân tộc TP Hà Nội cùng đại diện lãnh đạo các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ, Mỹ Đức.
Văn kiện Đại hội XIII phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, khơi dậy ý chí, khát vọng phát triển đất nước Đại hội thành lập Hiệp hội nước mắm Việt Nam nhiệm kỳ 2020 - 2025 Cán bộ Đoàn, Hội chủ chốt góp ý văn kiện Đại hội XIII của Đảng

Báo cáo công tác chuẩn bị Đại hội, đại diện Ban Dân tộc TP Hà Nội cho hay, lãnh đạo UBND thành phố đã giao Công an thành phố chủ trì tham mưu công tác an ninh cho Đại hội. Đến nay, Công an thành phố đã lên kế hoạch đảm bảo theo yêu cầu của BTC Đại hội.

Về công tác tuyên truyền trên địa bàn thành phố, đơn vị đã làm việc với Sở Văn hóa, Thể thao xây dựng kế hoạch chi tiết tuyên truyền trực quan tại các tuyến phố, các địa điểm diễn ra các hoạt động của Đại hội.

Lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số lần thứ II
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh cho hay, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số là diễn đàn mang ý nghĩa chính trị rất lớn về việc tôn vinh, động viên khuyến khích đồng bào DTTS trong cả nước đi theo đường lối và thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước.

"Dự kiến Đại hội đại biểu dân tộc thiểu số lần thứ II sẽ diễn ra từ ngày 2 - 5/12/2020 tại Hà Nội. Trong hội nghị ngày hôm nay, tôi thay mặt cho Ủy ban Dân tộc mong muốn lắng nghe trực tiếp các ý kiến của các đồng chí về những nội dung quan trọng trong dự thảo báo cáo, đánh giá về những kết quả đã đạt được trong thời gian qua như bộ mặt nông thôn của hơn 14 triệu đồng bào DTTS đã có những thay đổi rõ rệt ra sao; những nguyên nhân còn tồn tại như thế nào, có đúng với những vấn đề mà địa phương Hà Nội gặp phải hay không...", Thứ trưởng Hoàng Thị Hạnh nhấn mạnh.

Ông Lê Hồng Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội phát biểu tại hội nghị
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn phát biểu tại hội nghị

Tại hội nghị, ông Nguyễn Tất Vinh - Trưởng Ban Dân tộc TP Hà Nội cho biết, đồng bào DTTS ở Hà Nội có những điểm khác biệt so với vùng đồng bào DTTS khác bởi yếu tố địa lý. Hà Nội sẽ phấn đấu đến năm 2030 không còn sự phân biệt giữa đồng bào DTTS và đồng bằng. Để làm được điều này phải có nguồn lực rất lớn và cần sự phối hợp của Nhà nước, Nhân dân…

Chủ trương của Hà Nội cũng sẽ phấn đấu không còn hộ nghèo, trừ những hộ bảo trợ xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố hiện nay là 0,42%; Dân tộc thiểu số còn 1,92%. Về giải pháp, quan điểm của TP Hà Nội là tạo điều kiện đầu tư cơ sở giao thông, tạo điều kiện sinh kế, điều kiện hỗ trợ sản xuất. Hà Nội quyết tâm đặt mục tiêu gương mẫu, đi đầu về thực hiện công tác và chính sách dân tộc.

Tham luận tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Quang Trung, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì đồng tình và nhất trí cao các nội dung trong dự thảo. Đối với thực tế của huyện Ba Vì được sự đầu tư của thành phố, đời sống vật chất tinh thần của gần 80.000 người dân thuộc 7 xã miền núi, trong đó có gần 30.000 đồng bào DTTS ngày càng được nâng cao; Tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức 12%/năm, thu nhập tăng từ hơn 10 triệu đồng/người/năm lên gần 40 triệu đồng/người/năm; Tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 30% còn 1,92%.

Ông Trung góp ý, đối với mục tiêu đến năm 2030 thu nhập của người DTTS bằng ½ bình quân chung cả nước là hơi thấp, chưa sát tình hình thực tế; đề xuất bổ sung thêm các chỉ tiêu về phát triển du lịch tại các khu vực miền núi, chỉ tiêu về dân số, lao động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ.

Ông Lăng Văn Hà, Chủ tịch UBND xã Ba Vì đề xuất, có rất nhiều chính sách ban hành nhằm hỗ trợ đồng bào DTTS nhưng khi triển khai thì nhiều chính sách chưa đủ nguồn lực, rất khó làm. Đối với các hộ nghèo thì không nên hỗ trợ bằng tiền mặt vì dễ làm cho họ ỉ lại, “lười thoát nghèo”.

Lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số lần thứ II
Ông Lăng Văn Hà, Chủ tịch UBND xã Ba Vì tham luận tại hội nghị

Đáp lại ý kiến của các đại biểu huyện Ba Vì, đồng chí Lê Hồng Sơn - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu, huyện Ba Vì khẩn trương hoàn thiện đề án căn cơ trình thành phố để nghiên cứu xem xét xin cơ chế, xin quỹ đất. Nếu doanh nghiệp đầu tư vào có đề án cụ thể, xin chuyển đổi đất nông nghiệp sang làm các dự án du lịch hiệu quả hơn, thay vì trồng những cây nông nghiệp ít hiệu quả kinh tế thì sẽ trình xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, Ba Vì cần huy động doanh nghiệp tham gia và phải có chiến lược phối hợp giữa nhà nước, doanh nghiệp và nông dân. Thời gian đầu có thể khó khăn nhưng có sự hỗ trợ của nhà nước, kết nối doanh nghiệp và nông dân thì sẽ làm được.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh khẳng định, Ủy ban Dâm tộc sẽ phối hợp với UBND TP Hà Nội để đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Nội phải về đích đầu tiên, cơ bản không còn hộ nghèo; Đồng thời tiếp thu ý kiến và lựa chọn đưa vào Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số lần thứ II.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan Thời sự

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Kazakhstan, tối 5-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Kazakhstan và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Kazakhstan.
Nắm chắc tư tưởng Nhân dân khi lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Nắm chắc tư tưởng Nhân dân khi lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các thành viên nắm chắc tình hình tư tưởng, dư luận của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong quá trình triển khai lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp.
Kỳ họp thứ 10 sẽ xem xét thông qua Luật Báo chí (sửa đổi) Tin tức

Kỳ họp thứ 10 sẽ xem xét thông qua Luật Báo chí (sửa đổi)

TTTĐ - Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh thời gian trình Quốc hội từ chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9, thông qua tại kỳ họp thứ 10 sang chương trình cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 10 đối với dự án Luật Báo chí (sửa đổi).
Sửa đổi Hiến pháp là bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo Tin tức

Sửa đổi Hiến pháp là bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo

TTTĐ - Theo đánh giá của đại biểu Quốc hội, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này là một bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo, đặt nền móng pháp lý cho việc tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời đại chuyển đổi số và hội nhập quốc tế sâu rộng...
Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về vấn đề gì? Tin tức

Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về vấn đề gì?

TTTĐ - Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về một số dự án luật, trong đó có Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Luật Nhà giáo...
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ phải bảo đảm chất lượng, súc tích, trọng tâm Tin tức

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ phải bảo đảm chất lượng, súc tích, trọng tâm

Chiều 5/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng, Tổ trưởng Tổ biên tập Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 chủ trì cuộc họp, cho ý kiến về việc phân công, điều phối nhiệm vụ của Tổ biên tập.
Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 có 15 thành viên. Trong đó, Chủ tịch Ủy ban là Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Tin tức

Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

TTTĐ - Với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan Tin tức

Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cần được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả; có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lấy ý kiến Nhân
Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân Tin tức

Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân

TTTĐ - Trước tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân tràn lan gây nguy cơ lừa đảo và chiếm đoạt tài sản, Chính phủ đề xuất Quốc hội luật hóa cấm hoàn toàn việc này.
Xem thêm