Tag
TP Huế

Lễ hội dân gian trở thành di sản văn hóa quốc gia

Văn hóa 31/03/2025 10:09
aa
TTTĐ - Lễ hội điện Huệ Nam là hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian của người dân thành phố Huế, chính thức đón nhận danh hiệu là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội làng Bát Tràng được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề gốm Kim Lan là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Thêm di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội chùa Tây Phương
Lễ hội điện Huệ Nam được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ hội điện Huệ Nam được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 30/3, tại Nghinh Lương Đình, Sở Văn hóa và Thể thao TP Huế tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội điện Huệ Nam.

Tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã công bố Quyết định số 3981/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc đưa Lễ hội Điện Huệ Nam vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP Huế cho biết, lễ hội truyền thống điện Huệ Nam là một lễ hội dân gian nhưng lại pha trộn yếu tố văn hóa cung đình rất độc đáo của xứ Huế.

Lễ hội được tổ chức tại địa điểm chính là điện Huệ Nam tọa lạc tại làng Hải Cát, phường Long Hồ, TP Huế. Lễ hội đã trải qua quá trình hình thành, phát triển lâu dài và ngày càng thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương tham dự.

Hoạt động rước Thánh trên sông Hương có sự tham gia của nhiều đoàn thuyền rồng
Hoạt động rước thánh trên sông Hương có sự tham gia của nhiều đoàn thuyền rồng

Hàng năm, lễ hội được tổ chức vào tháng 3 và tháng 7 Âm lịch, với các hình thức quan trọng như: Lễ cung nghinh Thánh Mẫu và chư vị tại Thánh đường 352 Chi Lăng thông qua nghi lễ rước bằng đường bộ, đường thủy; lễ Cáo yết; lễ Chánh tế tại điện Huệ Nam và đình làng Hải Cát; sinh hoạt tín ngưỡng, thực hiện nghi lễ hầu đồng trên các bằng án...

Lễ hội điện Huệ Nam thể hiện được tầm ảnh hưởng, quy mô với sự tham gia đông đảo cộng đồng thánh môn đệ tử của Mẫu và du khách thập phương trong và ngoài nước đến tham dự.

Lễ hội điện Huệ Nam thể hiện được tầm ảnh hưởng, quy mô với sự tham gia đông đảo cộng đồng Thánh môn đệ tử của Mẫu và du khách thập phương trong và ngoài nước đến tham dự lễ hội
Lễ hội điện Huệ Nam thể hiện được tầm ảnh hưởng, quy mô với sự tham gia đông đảo cộng đồng thánh môn đệ tử của Mẫu và du khách thập phương trong và ngoài nước đến tham dự
Đoàn rước bộ tại Lễ hội điện Huệ Nam
Đoàn rước bộ tại Lễ hội điện Huệ Nam

Những hình thức như lễ tế cổ truyền, rước Mẫu, hát văn, hầu đồng được thể hiện trong lễ hội điện Huệ Nam được coi là một bảo tàng sống lưu giữ lịch sử, văn hóa qua thời gian. Đây còn là kho tàng truyền thuyết, huyền thoại gắn liền với các vị Thánh Mẫu và chư vị trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Đó còn là môi trường sống của những hình thức tế lễ, diễn xướng với âm nhạc, ca múa, các hình thức, trang trí, các quan niệm nhân sinh, ẩm thực, cách mặc truyền thống của người Việt, tạo nên giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội.

Trước đó, năm 2022, trong khuôn khổ Festival Huế, lần đầu tiên lễ hội Điện Huệ Nam tổ chức nghi lễ cung nghinh Thánh Mẫu, Hội đồng Tứ phủ bằng đường bộ nhằm tái hiện khung cảnh cung nghinh Thánh Mẫu mang tính dân gian độc đáo và có quy mô lớn.

Đây cũng chính là cơ sở để Ban tổ chức lễ hội điện Huệ Nam cũng như cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu tiếp tục duy trì nghi lễ này bằng đường bộ 2 năm một lần, đúng như hình thức mà các thế hệ tiền nhân đã từng thực hiện.

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, hiện nay, lễ hội Điện Huệ Nam vẫn được tổ chức theo các nghi thức cổ truyền mang đậm bản sắc văn hóa dân gian Việt Nam. Đây cũng là dịp mà nét đẹp thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt (Di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO ghi danh) được thể hiện một cách độc đáo, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân và góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa của địa phương.

Đọc thêm

Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình Văn hóa

Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình

TTTĐ - Những dấu mốc lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975, hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội được tái hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui”.
Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng Văn hóa

Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng

TTTĐ - Nhà Trưng bày Hoàng Sa tại TP Đà Nẵng là biểu tượng cho ý chí bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Kho tàng tư liệu được số hóa là nền tảng pháp lý vững chắc khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành Nghệ thuật

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

TTTĐ - Người dân, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng triển lãm ảnh “Sài Gòn xưa và nay” ngay tại ga Metro Bến Thành (tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Sự kiện đặc biệt này tái hiện lịch sử phát triển của TP Hồ Chí Minh từ thế kỷ XIX đến nay.
Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn Nghệ thuật

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra rất nhiều chương trình nghệ thuật.
Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê Nghệ thuật

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

TTTĐ - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án về bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ đồng.
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tiêu điểm

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Hàng triệu con tim trên khắp cả nước đều hướng về TP Hồ Chí Minh theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc Nghệ thuật

Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

TTTĐ - Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui” ôn lại và lan tỏa những ý nghĩa, giá trị lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975; tái hiện lại hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng” Nghệ thuật

Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

TTTĐ - Không gian Nhà hát Hồ Gươm như lắng lại, rồi vỡ òa qua từng cung bậc cảm xúc trong chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa xuân đại thắng" mùa 2 diễn ra tối 28/4. Chương trình tựa như một bản hùng ca nghệ thuật tái hiện đầy cảm xúc trang sử vàng chói lọi của dân tộc, khiến cả nghệ sĩ và khán giả như được sống trong thời oanh liệt của dân tộc.
"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững Văn học

"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững

TTTĐ - Ngày 29/4, tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam, hòa trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường, Sàn văn hóa học và đọc Việt Nam, Viện Nhân học Văn hóa, Hội Nhà văn Hà Nội đồng tổ chức ra mắt cuốn sách "Con đường tương lai". Đồng chí Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đến dự buổi lễ.
Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách Văn học

Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách

TTTĐ - Nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt độc giả cuốn sách “Theo bước thời gian: Các công trình tiêu biểu của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Võ Thị Mai Chi, do họa sĩ Hồ Quốc Cường vẽ minh họa.
Xem thêm