Tag

Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2025 có gì đặc biệt?

Nghệ thuật 04/02/2025 10:14
aa
TTTĐ - Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2025 sẽ diễn ra trong 5 ngày (từ ngày 10 - 14/2/2025 (tức ngày 13 - 17 tháng Giêng) tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Đây là năm thứ 3 lễ hội được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, với nhiều hoạt động đặc sắc, thú vị.
Sự thật biển quảng cáo “lạ” về đền Trần lan truyền trên mạng xã hội Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2024: Lan tỏa hào khí Đông A Tái hiện triều đại nhà Trần lẫy lừng cách đây hơn 700 năm Chuẩn bị khai hội kỷ niệm 800 năm sáng lập Vương triều Trần

Tái hiện nhiều nghi lễ truyền thống của vương triều Trần

Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2025 được tổ chức nhằm tiếp tục khẳng định giá trị di sản văn hoá nhà Trần ở Thái Bình; thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn", tưởng nhớ và tri ân công lao to lớn của các bậc tiền nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước; cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh thi đua học tập, rèn luyện, lao động sản xuất.

Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2025 có gì đặc biệt?

Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Các hoạt động lễ hội góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống ỵêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho các thế hệ; ý thức trách nhiệm trong việc tham gia bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị di sản văn hóa gắn với thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời quảng bá tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch của tỉnh.

Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2025 có gì đặc biệt?
Thi cỗ cá là hoạt động không thể thiếu trong Lễ hội đền Trần Thái Bình diễn ra hàng năm

Năm nay, lễ hội được tổ chức hoành tráng, quy mô cấp tỉnh, nhằm kỷ niệm 800 năm Ngày sáng lập Vương triều Trần (1225 - 2025). Phần lễ sẽ bao gồm các nghi lễ truyền thống như lễ tế mở cửa đền; lễ dâng hương tại khu lăng mộ các vua Trần; lễ rước nước; khai mạc và lễ bái yết.

Phần hội sẽ bao gồm các hoạt động như: Thi gói bánh chưng; Thi pháo đất; Thi cỗ cá; Ngày thơ Việt Nam; Thi têm trầu cánh phượng; Thi vật cầu; Giao Iưu các câu lạc bộ chèo; Thi kéo lửa nấu cơm cần; Thi kéo co; Liên hoan hát văn.

Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2025 có gì đặc biệt?
Hội thi cỗ cá thường có 8 thôn, làng của xã Tiến Đức tham gia, chia làm 8 giáp. Đây là nét văn hóa đặc sắc hình thành từ triều Trần cách đây 800 năm

Theo ông Trần Hữu Nam, Bí thư Huyện ủy Hưng Hà, năm nay, trong khuôn khổ lễ hội, Thái Bình tổ chức gian hàng trưng bày giới thiệu một số sản phẩm OCOP của tỉnh vào ngày 10/2 và Hội chợ kết nối cung cầu doanh nhân họ Trần với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2025 có gì đặc biệt?
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của lễ hội, Hội chợ kết nối cung cầu doanh nhân họ Trần với các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng được tổ chức

Chương trình khai mạc đặc sắc, ấn tượng

Ngoài ra, chương trình nghệ thuật “Rạng rỡ Thái Bình, miền Thánh Mẫu - đất Thánh nhân, dấu thiêng Phật pháp, phát tích Vương triều Trần” sẽ khai mạc vào tối 10/2. Chương trình do đạo diễn Lê Thế Song làm tổng đạo diễn gồm 3 chương.

Chương 1: Linh thiêng đất Mẫu; Chương 2: Long Hưng - Minh triết quân thần: Miền đất thánh nhân; Chương 3: Dấu thiêng Phật pháp.

Đêm nghệ thuật khai mạc sẽ có sự tham dự của NSND Tự Long, NSUT Thanh Thanh Hiền; ca sĩ Ngọc Anh, ca sĩ Minh Quân, Sao Mai Thu Thủy…

Sự kiện này sẽ được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình tỉnh Thái Bình, Báo Thái Bình và một số báo điện tử như Tuổi trẻ Thủ đô, Tuổi trẻ và Pháp luật…

Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2025 có gì đặc biệt?
Phối cảnh sân khấu khai mạc lễ hội

Hiện nay, các tiểu ban đang tích cực chuẩn bị, bố trí lực lượng, phương tiện y tế thường trực cấp cứu và cơ số thuốc dự phòng tại các khu vực diễn ra các hoạt động; xây dựng phương án chủ động phòng, chống dịch bệnh; tăng cường hướng dẫn, kiểm tra đảm bảo toàn vệ sinh thực phẩm đối với các nhà hàng, khách sạn; khách du lịch ăn, nghỉ và bảo đảm an toàn lưới điện, phòng cháy chữa cháy…

“Đây cũng là dịp quảng bá tiềm năng của tỉnh, do đó, chúng tôi yêu cầu các nhà hàng, cơ sở lưu trú xây dựng chương trình, giá cả phù hợp, hỗ trợ du khách về dự lễ hội, kết hợp nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch, niêm yết công khai giá cả dịch vụ... nhằm mang đến cho du khách trải nghiệm văn minh, an toàn và ấn tượng tốt đẹp khi tham dự lễ hội”, Bí thư Huyện ủy Hưng Hà nói.

Đọc thêm

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành Nghệ thuật

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

TTTĐ - Người dân, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng triển lãm ảnh “Sài Gòn xưa và nay” ngay tại ga Metro Bến Thành (tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Sự kiện đặc biệt này tái hiện lịch sử phát triển của TP Hồ Chí Minh từ thế kỷ XIX đến nay.
Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn Nghệ thuật

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra rất nhiều chương trình nghệ thuật.
Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê Nghệ thuật

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

TTTĐ - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án về bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ đồng.
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tiêu điểm

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Hàng triệu con tim trên khắp cả nước đều hướng về TP Hồ Chí Minh theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc Nghệ thuật

Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

TTTĐ - Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui” ôn lại và lan tỏa những ý nghĩa, giá trị lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975; tái hiện lại hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng” Nghệ thuật

Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

TTTĐ - Không gian Nhà hát Hồ Gươm như lắng lại, rồi vỡ òa qua từng cung bậc cảm xúc trong chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa xuân đại thắng" mùa 2 diễn ra tối 28/4. Chương trình tựa như một bản hùng ca nghệ thuật tái hiện đầy cảm xúc trang sử vàng chói lọi của dân tộc, khiến cả nghệ sĩ và khán giả như được sống trong thời oanh liệt của dân tộc.
Mốc son chói lọi về truyền thống cách mạng ngày thống nhất non sông Nghệ thuật

Mốc son chói lọi về truyền thống cách mạng ngày thống nhất non sông

TTTĐ - Ngày 28/4, tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và giao lưu với các lão thành tham gia kháng chiến.
Vinh quang và tự hào “Con đường thống nhất” Nghệ thuật

Vinh quang và tự hào “Con đường thống nhất”

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Con đường thống nhất” tại di tích Cách mạng Nhà và Hầm D67.
Quảng Nam: Phát huy giá trị di tích tháp Chăm Bằng An Nghệ thuật

Quảng Nam: Phát huy giá trị di tích tháp Chăm Bằng An

TTTĐ - Tháp Chăm Bằng An tại phường Điện An, thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) vừa được tỉnh Quảng Nam quan tâm đâu tư, tu bổ.
Yên Bái hòa nhịp trong bản hùng ca của đất nước Văn hóa

Yên Bái hòa nhịp trong bản hùng ca của đất nước

TTTĐ - Chương trình nghệ thuật “Yên Bái - Bản hùng ca hòa cùng non sông thống nhất” đã diễn ra vào tối 27/4 tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Sự kiện góp phần bồi đắp lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ, từ đó, tiếp thêm niềm tin, sức mạnh cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái tiếp tục vững bước trên chặng đường tương lai phía trước.
Xem thêm