Tag

Một bài thơ bình dị mà sâu lắng nhân văn

Văn học 18/09/2023 16:13
aa
TTTĐ - Bài thơ Ngẫu nhiên buổi ấy… của Hoàng Nguyễn chỉ với 16 câu thơ lục bát nhưng gói ghém nhiều vỉa tầng ngữ nghĩa khi đề cập chủ đề về tình yêu con người trước thiên nhiên đang vần vũ chuyển mùa.
Suy ngẫm từ bài thơ "Có thể thế chăng"? Sao thu muộn về? Trào dâng tình bạn, tình đời Ngát mãi hương quê Hạnh phúc gắn với dòng sông Sức sống từ những cây cầu

Ngẫu nhiên buổi ấy...

Tặng MÂY

Một bài thơ bình dị mà sâu lắng nhân văn

Ngồi bên bình cúc họa mi

Cánh hoa muốt trắng, nói gì cùng em?

Chiều nay anh đứng bên thềm

Quơ tay gom sợi nắng vàng lung linh

Tan rồi bao trận mưa tuôn

Đường đi ngập nước, nỗi buồn giăng theo

MÂY ơi kỹ giấu mặt trời

Để chim im hót, để người bâng khuâng

Tình cờ được gặp nàng VÂN

Bất ngờ MÂY lại ở gần bên ta?!

Quá ngọ, trời hửng xua mưa

Tiếng lòng xao xuyến nhịp thơ ân tình

Chia tay lòng dạ đinh ninh

Nhân duyên Trời đã gắn mình với ta

Về đêm, nghe tiếng trong mơ:

Hình như ta đã mong chờ từ lâu?!

Tháng 9/2023

Hoàng Nguyễn

Một bài thơ bình dị mà sâu lắng nhân văn

Xét về khía cạnh triết học, tác giả bài thơ này đề cập khá nhiều phạm trù: Không gian - thời gian, đó là cuộc gặp gỡ tình cờ trong một quán cà phê có treo một tấm tranh cô gái “ngồi bên bình cúc họa mi / Cánh hoa trắng muốt nói gì cùng em” vào buổi trưa khi “Quá ngọ, trời hửng xua mưa”; Là phạm trù hữu hình và vô hình, khi suốt tuần rồi, mưa cứ sụt sùi khiến “đường đi ngập nước, nỗi buồn giăng theo”; “Để chim im hót, để người bâng khuâng”; Là phạm trù “thực - hư”, khi mưa ngừng rơi “Ngoài trời bỗng hết cơn mưa / Trong lòng rộn rã nhịp thơ ân tình”; Là phạm trù “ngẫu nhiên - tất nhiên”: “Tình cờ được gặp nàng VÂN/ Bất ngờ MÂY lại ở gần bên ta”.

Đây là câu thơ dí dỏm có phần như đối chữ đồng nghĩa, vì VÂN cũng là MÂY, “em” ngồi cạnh ta hiện hữu, mà thật bất ngờ, để trước đó “anh” đã buông lời trách móc “mây ơi giấu kỹ mặt trời”, khiến đường ngập nước, lòng “anh” buồn sầu! Nhưng xét cho cùng thì, tất cả những nội dung trong các phạm trù nêu trên, tác giả dẫn dụ người đọc quy về một điều căn cốt “Nhân duyên trời đã gắn mình với ta”.

Một bài thơ bình dị mà sâu lắng nhân văn

Có “duyên” sẽ có “phúc”; mặc dù đó là chặng đường gian truân, gập ghềnh tìm kiếm suốt tháng năm. Tôi đã tra kỹ nhiều loại từ điển và đều thấy chung một nội hàm của hai từ “nhân duyên”: Nhân duyên giữa người với người được xem là tiền đề của những mối quan hệ thân thiết sau này. Không có nhân duyên thì không thể gặp được những người tri kỷ, tri âm trước vui buồn nhân thế, trước những trắc trở của cuộc sống riêng tư và sự nghiệp từng ấp ủ...

Bởi vậy, người xưa đã có câu ngạn ngữ: “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ”, ý nói rằng, những người có duyên với nhau, thì dẫu có cách xa ngàn dặm vẫn sẽ gặp được nhau; và sự thường xuyên gặp nhau làm cho cái “duyên” ấy càng đậm đà hương sắc. Bởi vậy, sau lần gặp gỡ tình cờ, “anh” trong bài thơ này đêm nằm bỗng nghe thấy tiếng trong mơ: “Hình như ta đã mong chờ từ lâu”, mong được gặp một người mà ta vốn tưởng tượng về hình hài, về lời ăn tiếng nói, về phong cách hồn nhiên, lịch thiệp, đặc biệt về nội tâm dễ đồng cảm với ta...

Một bài thơ bình dị mà sâu lắng nhân văn

Bao điều mong ấy, đã hiện hữu trong một buổi trưa thu khi cơn mưa kéo dài nhiều ngày đã dứt, trời bắt đầu quang mây, lòng người náo nức, đường phố đông vui, những tủi sầu lùi về phía sau...

Viết đến đây, tôi liên tưởng đến cuộc gặp bất ngờ giữa Thúy Kiều trong buổi du xuân với Kim Trọng tại một khuôn viên thanh nhã “Dưới cầu nước chảy trong veo / Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”. Cuộc gặp giữa đôi trai tài gái sắc ấy, tạo nên “tiếng sét ái tình” là lẽ đương nhiên; để sau đó về đêm, chàng Kim “chập chờn cơn tỉnh, cơn mê” với bóng hình Kiều...

Một bài thơ bình dị mà sâu lắng nhân văn

Còn “anh” trong bài thơ này, thì sau cuộc gặp ngẫu nhiên trưa ấy, khi trở về nhà “vui đứng bên thềm / Quơ tay gom sợi nắng vàng lung linh”, lòng tràn ngập một niềm tin xác quyết: “Nhân duyên trời đã gắn mình với ta”!

Một chân trời mới được mở ra, với bao hy vọng, giúp “anh” thêm động lực sống, hướng tới những “mùa vui” nối tiếp. Đây là giá trị nhân văn, là nét đẹp của bài thơ này, thể hiện qua 16 dòng lục bát bình dị, mà hàm chứa ý tứ sâu xa.

Một bài thơ bình dị mà sâu lắng nhân văn

Đọc thêm

Tủ sách trên vai, người lính vượt chông gai bảo vệ Tổ quốc Văn học

Tủ sách trên vai, người lính vượt chông gai bảo vệ Tổ quốc

TTTĐ - Đây là chủ đề của tọa đàm trong Ngày hội sách và văn hoá đọc do UBND quận Tây Hồ tổ chức dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Nhiều hoạt động ý nghĩa lan tỏa giá trị sách và văn hóa đọc Văn học

Nhiều hoạt động ý nghĩa lan tỏa giá trị sách và văn hóa đọc

TTTĐ - Trong tháng 4 này, hòa trong không khí của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Hệ thống Phổ thông liên cấp Alfred Nobel có nhiều hoạt động ý nghĩa để lan tỏa giá trị của sách và thói quen đọc sách cho học sinh.
Đọc sách - con đường hướng đến thành công Văn học

Đọc sách - con đường hướng đến thành công

TTTĐ - Tối 19/4, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng tổ chức khai mạc “Đường sách Hải Phòng 2025” với chủ đề “Đọc sách - Con đường hướng đến thành công”. Đây là sự kiện đầu tiên trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025) - Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng 2025 và Ngày Sách Việt Nam 21/4.
Tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách "Vang danh nghề cổ" Văn học

Tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách "Vang danh nghề cổ"

TTTĐ - Chiều 19/4 tại Sân khấu chính của Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra buổi giao lưu ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ - Khám phá những làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam”.
Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025 Văn học

Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025

TTTĐ - Chiều 18/4, tại TP Vinh, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) và Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Nghệ An năm 2025.
Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội Văn học

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy" tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm). Với nhiều hoạt động hấp dẫn và bổ ích, hoạt động mang đến cho Nhân dân Thủ đô không gian phát triển văn hóa đọc lý tưởng.
“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc Văn học

“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy” từ ngày 18 - 20/4 tại Phố Sách Hà Nội nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố Sách Hà Nội, tôn vinh văn hóa đọc và phát triển phong trào đọc sách. Lễ khai mạc Hội sách diễn ra lúc 9h30 ngày 18/4 tại Phố Sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình Văn học

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam hợp tác Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hòa đàm Paris.
“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc Văn học

“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Vừa qua, tại Hưng Yên, khoảng 400 thầy cô giáo đã có cơ hội được nghe chia sẻ về giá trị của việc đọc sách thông qua tọa đàm “Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại” của diễn giả Kim Thoa - CEO Nhà sách Tân Việt. Sự kiện do Nhà sách Tân Việt phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên tổ chức nhằm chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.
Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc Văn học

Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc

TTTĐ - Nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu đến bạn đọc hai ấn phẩm mới: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam” do GS. TS Tạ Ngọc Tấn, PGS. TS Vũ Trọng Lâm đồng chủ biên và “Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)” do các tác giả Văn Tân, Nguyễn Linh, Lê Văn Lan, Nguyễn Đổng Chi, Hoàng Hưng biên soạn.
Xem thêm