Tag

Ngăn ngừa nguy cơ nảy sinh tham nhũng ngay từ khi xây dựng chính sách pháp luật

Tin tức 26/10/2020 18:26
aa
TTTĐ - Chiều 26/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội thảo luận trực tuyến về báo cáo công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, thi hành án, phòng, chống tham nhũng năm 2020.
Khó khăn trong kết luận hành vi tham nhũng về đất đai, xây dựng Bài 3: Lan tỏa “ngọn lửa” chống tham nhũng Bài 2: Khi người chống tham nhũng…“nhúng chàm” Quyết liệt chống tham nhũng, củng cố niềm tin của Nhân dân

Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật

Thảo luận về công tác phòng chống tham nhũng, đại biểu Nguyễn Minh Sơn (đoàn Tiền Giang) đánh giá, tham nhũng đang từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn hạn chế như: Một số cơ chế, chính sách còn thiếu chặt chẽ, chưa phù hợp với thực tiễn; Vụ việc tham nhũng được phát hiện, xử lý chưa tương xứng với tình hình tham nhũng diễn ra hiện nay; Thực thi pháp luật có lúc, có nơi còn chưa nghiêm…

Trước thực trạng đó, đại biểu đề xuất một số nhóm giải pháp chính để ngăn ngừa, phòng chống tham nhũng hiệu quả hơn như: Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng; Thực hiện có hiệu quả các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn..

ĐB Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) nêu ý kiến thảo luận
Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) nêu ý kiến thảo luận

"Đặc biệt, Quốc hội cần rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật, kể cả các quy định pháp luật về phòng chống tham nhũng; Trong đó, cần có các giải pháp hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng chính sách pháp luật nhằm ngăn ngừa nguy cơ nảy sinh tham nhũng ngay từ khi xây dựng chính sách pháp luật”, đại biểu Sơn đề nghị.

Kiên quyết thu hồi tài sản do chiếm đoạt tham nhũng mà có

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, tình trạng tham nhũng vặt, nhũng nhiễu gây phiền hà cho Nhân dân, doanh nghiệp vẫn diễn ra ngày càng tinh vi, chưa ngăn chặn kịp thời, hiệu quả, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta.

Đại biểu Hòa nêu thực tế lợi ích nhóm, sân sau vẫn còn tồn tại, gây bất công trong hoạt động đầu tư cơ bản, mua sắm tài sản công, việc thu hồi tài sản tham nhũng có tiến bộ nhưng còn thấp. Tình trạng tham nhũng không chỉ diễn ra ở các cơ quan Nhà nước mà còn xảy ra các lĩnh vực nhạy cảm, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế nghiêm trọng, có tình trạng tham nhũng ở các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan tư pháp… làm giảm niềm tin của Nhân dân đối với một bộ phận cơ quan này.

Do vậy, ngoài giải pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho công chức, viên chức, Nhân dân để phòng ngừa, không dám, không muốn, không ham, thì việc tiếp tục xử lý hành vi tham nhũng không có vùng cấm sẽ có tác động tích cực trong phòng ngừa, ngăn chặn.

Đại biểu cũng cho rằng, việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm toán trên tất cả các lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực nhạy cảm dễ phát sinh tham nhũng là hết sức cần thiết. Cán bộ thanh tra, kiểm toán phải thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong thực thi công vụ, không vì áp lực hay vì lý do khác nhau mà bỏ qua sai sót nghiêm trọng của tổ chức, cá nhân sai phạm. Nếu vi phạm cần phải xử lý nghiêm để răn đe; Đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị, cũng như phát hiện của Nhân dân, phương tiện truyền thông đại chúng cung cấp cho các cơ quan chức năng xử lý sai phạm

Đại biểu Phạm Văn Hòa cũng đề nghị Chính phủ sớm ban hành các quy định cụ thể về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn nhằm khắc phục, hạn chế của tình trạng này trong thời gian qua khi vụ việc xảy ra các cơ quan chức năng khó xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Tương tự, đại biểu Nguyễn Thanh Thủy (đoàn Hậu Giang) cho rằng, hiện nay, công tác thu hồi tiền do tham nhũng và các tội phạm về kinh tế mới đạt trên 43%.

Do vậy, chúng ta cần kiên quyết thu hồi tài sản do chiếm đoạt tham nhũng mà có; Mặt khác, kịp thời công khai rộng rãi cho cử tri và Nhân dân biết những vụ việc nghiêm trọng đã và đang xử lý...

Trao đổi làm rõ hơn một số nội dung đại biểu Quốc hội nêu ra, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước thể hiện quyết tâm rất cao trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương mà đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

“Thời gian qua, chúng ta đã triển khai đồng loạt các biện pháp từ ngăn ngừa đến đấu tranh chống tham nhũng như xây dựng, ban hành nhiều văn bản quy phạm phòng ngừa, tiến hành thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử, với quan điểm là đấu tranh triệt để, không có vùng cấm”, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nói.

Cũng theo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, trong cuộc chiến chống tham nhũng, điều quan trọng là phải xử lý đúng người, đúng tội để răn đe; Xây dựng được cơ chế phòng ngừa và thu hồi được tối đa tài sản cho Nhà nước.

Đọc thêm

Ngày 7/5, Quốc hội bàn các vấn đề về tinh gọn bộ máy Tin tức

Ngày 7/5, Quốc hội bàn các vấn đề về tinh gọn bộ máy

TTTĐ - Ngày 7/5, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết, dự án luật liên quan trực tiếp đến tinh gọn bộ máy, sắp xếp các đơn vị hành chính.
Triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 Tin tức

Triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 3883/VPCP-PL ngày 06/5/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Ai sẽ chỉ định Chủ tịch UBND, HĐND tỉnh sau sáp nhập? Tin tức

Ai sẽ chỉ định Chủ tịch UBND, HĐND tỉnh sau sáp nhập?

TTTĐ - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nêu đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hình thành sau sáp nhập. Còn Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND sẽ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định.
Muốn đạt tăng trưởng thì phải đột phá khoa học, công nghệ Tin tức

Muốn đạt tăng trưởng thì phải đột phá khoa học, công nghệ

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% cho năm 2025 và tăng trưởng hai con số cho giai đoạn tiếp theo thì phải tập trung cho đột phá về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo...
Khơi thông tiềm năng khoa học công nghệ, thúc đẩy kinh tế tư nhân Tin tức

Khơi thông tiềm năng khoa học công nghệ, thúc đẩy kinh tế tư nhân

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, nếu không dựa vào đổi mới sáng tạo, sau một chu kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh, Việt Nam dễ đối mặt với nguy cơ bong bóng thị trường bất động sản, mất cân đối thị trường lao động và tài chính. Luật Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo sẽ là luật đầu tiên giúp khơi thông tiềm năng, đặc biệt cho khu vực kinh tế tư nhân và sự hợp tác công tư
Kiên định mục tiêu đề ra và tập trung thực hiện với quyết tâm cao hơn, hành động quyết liệt hơn Tin tức

Kiên định mục tiêu đề ra và tập trung thực hiện với quyết tâm cao hơn, hành động quyết liệt hơn

TTTĐ - Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 6/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, dù tình hình có khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi nhưng đây cũng là cơ hội rất lớn để cơ cấu lại nền kinh tế và tăng cường tính tự lực, tự cường, tự vươn lên. Thủ tướng chỉ rõ 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, với tinh thần kiên trì, kiên định và chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để thực hiện bằng được các mục tiêu lớn, có tính chiến lược đã đề ra.
Kế hoạch lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Kế hoạch lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Việc lấy ý kiến Nhân dân, các cấp, ngành cần được thực hiện với các hình thức đa dạng, thích hợp, linh hoạt... tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp Nhân dân tham gia góp ý.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan Thời sự

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Kazakhstan, tối 5-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Kazakhstan và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Kazakhstan.
Nắm chắc tư tưởng Nhân dân khi lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Nắm chắc tư tưởng Nhân dân khi lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các thành viên nắm chắc tình hình tư tưởng, dư luận của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong quá trình triển khai lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp.
Kỳ họp thứ 10 sẽ xem xét thông qua Luật Báo chí (sửa đổi) Tin tức

Kỳ họp thứ 10 sẽ xem xét thông qua Luật Báo chí (sửa đổi)

TTTĐ - Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh thời gian trình Quốc hội từ chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9, thông qua tại kỳ họp thứ 10 sang chương trình cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 10 đối với dự án Luật Báo chí (sửa đổi).
Xem thêm