Tag

Ngành Tài nguyên và Môi trường: Nỗ lực tạo những giá trị lớn cho xã hội

Môi trường 02/02/2022 10:00
aa
TTTĐ - Năm 2021, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động của dịch bệnh và thiên tai hoành hành song nhờ vận dụng linh hoạt các giải pháp, ngành Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vẫn phát huy tốt thế mạnh các nguồn lực làm trụ đỡ phát triển đất nước.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra công tác bảo vệ môi trường Tài chính xanh - giải pháp vốn cho doanh nghiệp vì môi trường

Nhiều kết quả nổi bật trong một năm sóng gió

Năm 2021 là năm đầu tiên triển khai kế hoạch 5 năm 2021-2025 và thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Tuy nhiên, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là trong bối cảnh thiên tai do biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19 tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu.

Ngay từ đầu năm, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã yêu cầu phải bắt tay ngay vào việc và đề ra những nhiệm vụ trọng tâm chính để từng lĩnh vực, đơn vị cùng thực hiện, đưa ngành hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đặt ra.

Theo báo cáo tính đến hết tháng 11/2021, Bộ TN&MT đã hoàn thiện trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành hành 7 Nghị định; 1 Quyết định; 2 Nghị quyết và hiện đang trình Chính phủ, Thủ tướng xem xét ban hành 6 Nghị định, 1 quyết định. Căn cứ vào yêu cầu của thực tiễn, Bộ TN&MT cũng đã đề xuất ban hành các chính sách, biện pháp chỉ đạo trong Nghị quyết của Chính phủ 2 Nghị quyết chuyên đề để giải quyết các vướng mắc đặt ra trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Ngành Tài nguyên và Môi trường: Nỗ lực tạo những giá trị lớn cho xã hội
Ông Trần Hồng Hà, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TN&MT

Bên cạnh đó, Bộ TN&MT cũng đã đăng ký trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 19 nhiệm vụ, đề án trong năm 2022; Trong đó có những giải pháp để thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế xã hội như rà soát đề xuất tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong các dự án chậm triển khai, để đất hoang hóa, dự án có vướng mắc sau thanh tra kiểm tra để giải phóng nguồn lực đất đai cho phát triển và những nhiệm vụ, giải pháp đột phá triển khai thỏa thuận tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP26) về biến đổi khí hậu.

Về nhiệm vụ chuyển đổi số, Bộ TN&MT đã cung cấp 86 dịch vụ công mức độ 4, đạt tỷ lệ 80,4%; Tích hợp 47 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 - 4, trong đó 22 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đạt tỷ lệ 46,8% trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Trong công tác cải cách hành chính, Bộ TN&MT đã thực hiện kế hoạch cắt giảm, đơn giản hóa từ 10-15% thủ tục và chi phí tuân thủ thủ tục hành chính. Cuối tháng 7/2021, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã ký tờ trình gửi Thủ tướng phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh của Bộ TN&MT giai đoạn 2020 - 2025 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020.

Theo đề xuất, giai đoạn 2020 - 2025, Bộ TN&MT cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh. Ước tính, phương án cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính của Bộ TN&MT trong giai đoạn 2020-2025 sẽ giúp tiết kiệm được hơn 131 tỷ đồng, tương đương 21,9% tổng chi phí thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Theo đánh giá của Vụ Pháp chế (Bộ TN&MT), đây là đợt cải cách lớn nhất, mang tính hệ thống, phạm vi ảnh hưởng rộng và toàn diện nhất từ trước đến nay. Những cải cách này sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh rõ ràng, minh bạch, chi phí tuân thủ thấp, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo đà tăng trưởng kinh tế Việt Nam sau đại dịch COVID-19.

Ngành Tài nguyên và Môi trường: Nỗ lực tạo những giá trị lớn cho xã hội
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà làm việc với ông Alok Kumar Sharma, Bộ trưởng, Chủ tịch COP26 để trao đổi về các vấn đề chính quan trọng đối với chương trình nghị sự của COP26

Không những thế, trong bối cảnh đó năm 2021 dịch COVID-19 tác động nặng nề đến nền kinh tế, đặc biệt là các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Bộ TN&MT đã thành lập Tổ công tác đặc biệt về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh do chính Bộ trưởng Trần Hồng Hà làm Tổ trưởng.

Mặt khác, năm 2021, Bộ TN&MT cũng tiếp tục đẩy mạnh công tác tiếp nhận và xử lý phản ánh kiến nghị cụ thể của các doanh nghiệp, địa phương. Với việc tiếp nhận, xử lý nhanh gọn, đúng quy trình các ý kiến phản ánh của người dân và doanh nghiệp, Bộ TN&MT đã kịp thời hỗ trợ về thủ tục pháp lý, tháo gỡ vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, phục hồi và phát triển.

Hơn nữa, mặc dù chịu sự tác động của đại dịch COVID-19 nhưng các hoạt động hợp tác, hội nhập quốc tế tiếp tục được mở rộng; Tổ chức thành công nhiều sự kiện hợp tác quốc tế về tài nguyên, môi trường và khí hậu. Nhiều văn kiện hợp tác, sáng kiến toàn cầu quan trọng đã được Bộ TN&MT tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ qua đó góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong các khuôn khổ hợp tác về tài nguyên và môi trường.

Phấn đấu đóng góp hơn nữa vào sự phát triển bền vững

Đánh giá về tổng thể, toàn ngành TN&MT đã đạt được những chỉ tiêu cơ bản đặt ra như việc tháo gỡ những vướng mắc về thể chế để phát huy nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội; Nhiều chỉ tiêu khác về môi trường đều có chuyển biến tích cực; Kiểm soát chặt chẽ các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao để đi vào vận hành, đóng góp cho tăng trưởng; Công tác ứng phó với biến đổi khí hậu đã huy động được toàn xã hội vào cuộc.

Ngành Tài nguyên và Môi trường: Nỗ lực tạo những giá trị lớn cho xã hội
Bộ trưởng Trần Hồng Hà và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio ký kết bản ghi nhớ hợp tác về tăng trưởng các - bon thấp giai đoạn 2021-2030

Đồng thời, ngành TN&MT cũng đã nâng cao độ chính xác trong công tác dự báo, giảm đáng kể thiệt hại về người và vật chất do thiên tai so với năm 2020; Các chỉ số đo lường mức độ hài lòng của người dân, chỉ số cải cách hành chính… đều tăng; Công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, chất lượng dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Theo ông Trần Hồng Hà, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TN&MT, năm 2021, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng nặng nề nhưng Bộ đã có sự linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành kịp thời theo hơi thở của thực tiễn cuộc sống. Đến nay, Bộ TN&MT đã hoàn thành các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và là một trong số các Bộ, ngành không nợ đọng dự án nhiệm vụ.

Ngoài ra, năm 2021, Bộ TN&MT cũng đã đề xuất với Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trương giải pháp lớn về khí tượng thủy văn; Đã tạo được tiếng vang lớn, thể hiện trách nhiệm giải quyết những thách thức nghiêm trọng của toàn cầu đồng thời giúp Việt Nam vượt qua thách thức do biến đổi khí hậu hiện nay... Bên cạnh đó, Bộ TN&MT cũng đã hoàn thành sớm một số nhiệm vụ quy hoạch quan trọng về đất đai, tài nguyên nước...

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết thêm, chỉ số cải cách hành chính của Bộ TN&MT đã tăng 2 bậc, lọt vào top 5 các Bộ, ngành; Chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng công nghệ thông tin tăng 5 bậc và Bộ cũng đã có nhiều đề xuất về các chủ trương, chính sách, giải pháp kịp thời để giải quyết tháo gỡ các vướng mắc về quy hoạch sử dụng đất, đẩy nhanh tiến độ thẩm định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa; Vấn đề lấn biển, giao khu vực biển; Vật liệu cho các dự án hạ tầng, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm đối với các thủ tục về môi trường.

Theo Bộ trưởng, thời gian qua, nhờ bám sát sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, chỉ đạo điều hành sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp của các ban, Bộ, ngành, đặc biệt là nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của các địa phương, ngành TN&MT đã từ chỗ bị động khắc phục chuyển sang chủ động nghiên cứu, chuẩn bị các nền tảng thế và lực, tăng tốc bứt phá để tạo sự chuyển biến rõ nét, thực chất trên tất cả các lĩnh vực quản lý, đặc biệt trong việc tham mưu xây dựng và ban hành các chủ trương, chính sách.

Nhờ hướng về cơ sở, lắng nghe người dân và doanh nghiệp, toàn ngành TN&MT đã từng bước đưa ra các giải pháp lấp đầy những lỗ hổng về thể chế, chính sách để góp phần giải quyết khó khăn vướng mắc; Giải phóng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài nguyên, môi trường cho phát triển đất nước.

Đặc biệt, trong định hướng phát triển, Bộ TN&MT cũng luôn coi kinh tế số vừa là động lực vừa là giải pháp để quản trị, lượng hóa, hạch toán, thực hiện đồng thời hai mục tiêu đó là vừa giảm áp lực với môi trường tự nhiên, vừa tạo giá trị lớn cho xã hội.

Thời gian tới, người đứng đầu Bộ TN&MT yêu cầu các đơn vị trực thuộc tiếp tục nỗ lực, quyết tâm hơn nữa để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; Đồng thời sẵn sàng triển khai công việc ngay những ngày đầu, tháng đầu năm 2022. Ngành tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, phát triển và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; Đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ; Tăng cường hợp tác quốc tế, huy động hiệu quả nguồn lực tri thức, tài chính để giải quyết những vấn đề quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; Nghiên cứu các giải pháp đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050 như Chính phủ đã cam kết tại COP26.

Đọc thêm

Nghiên cứu xử lý cát nhiễm mặn ở đầm Thị Nại để san nền Xã hội

Nghiên cứu xử lý cát nhiễm mặn ở đầm Thị Nại để san nền

TTTĐ - Tỉnh Bình Định đang nghiên cứu giải pháp xử lý nguồn vật liệu cát nhiễm mặn ở đầm Thị Nại để phục vụ san nền các công trình trên địa bàn, nhất là đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sắp khởi công.
Cùng em phòng chống thiên tai - kiến tạo tương lai bền vững Môi trường

Cùng em phòng chống thiên tai - kiến tạo tương lai bền vững

TTTĐ - Đó là chủ đề của vòng Chung khảo cuộc thi Rung chuông vàng do Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai phối hợp với Sở Nông Nghiệp và Môi trường tỉnh Lào Cai, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bát Xát và Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức tại trường THCS Thị Trấn Bát Xát, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai vào sáng 13/5.
Tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Môi trường

Tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

TTTĐ - Trong hai ngày 12 - 13/5, tại thành phố Lào Cai, Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp cùng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức buổi tập huấn hướng dẫn tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cấp THCS.
Quảng Nam: Báo động thực trạng doanh nghiệp tuồn phế thải vào dự án Xã hội

Quảng Nam: Báo động thực trạng doanh nghiệp tuồn phế thải vào dự án

TTTĐ - Chất thải, bùn được nhà thầu tuồn vào dự án Khu dân cư Nam Điện An giai đoạn 2 (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) để san lấp, phân lô đất nền.
Nguồn đất san lấp dự án tại thị xã Điện Bàn đang khan hiếm Xã hội

Nguồn đất san lấp dự án tại thị xã Điện Bàn đang khan hiếm

TTTĐ - Liên quan đến hoạt động san lấp mặt bằng, lãnh đạo UBND thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) thừa nhận hiện nay nguồn đất san lấp đang khan hiếm.
Lan tỏa thông điệp tích cực về bảo vệ môi trường Nhịp sống trẻ

Lan tỏa thông điệp tích cực về bảo vệ môi trường

TTTĐ - Phó Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng Nguyễn Bá Duân kêu gọi mỗi bạn trẻ coi việc bảo vệ môi trường là hành động đẹp, là ý thức thường xuyên, quan trọng và cần thiết.
Lâm Đồng: Hoa màu thiệt hại do trận mưa đá hiếm gặp Xã hội

Lâm Đồng: Hoa màu thiệt hại do trận mưa đá hiếm gặp

TTTĐ - Chiều 11/5, người dân xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) bất ngờ chứng kiến trận mưa đá kéo dài hơn 30 phút, khiến một số diện tích hoa màu người dân dập nát.
Hà Nội ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 29-31 độ C Xã hội

Hà Nội ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 29-31 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Thủ đô Hà Nội ngày 12/5 nhiệt độ thấp nhất 21-23 độ C, nhiệt độ cao nhất 29-31 độ C. Ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông bắc cấp 2-3.
Từ đêm 10/5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển mát Môi trường

Từ đêm 10/5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển mát

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 10/5, không khí lạnh đã bắt đầu ảnh hưởng đến một số khu vực vùng núi phía Bắc.
Hà Nội ngày nắng nóng, đêm có mưa Môi trường

Hà Nội ngày nắng nóng, đêm có mưa

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 9/5, phía Tây Bắc Bộ ban ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to. Gió nhẹ. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 23-26°C, có nơi dưới 23°C; cao nhất 35-38°C, có nơi trên 39°C.
Xem thêm