Tag

Người “thổi hồn” cho lụa tơ sen

Người Hà Nội 13/07/2024 18:19
aa
TTTĐ - “Nếu ai đã một lần sử dụng sẽ thấy tơ sen khác biệt hoàn toàn so với các loại sợi khác, kể cả các loại sợi tơ tằm cao cấp nhất. Nó gây ấn tượng với người dùng bởi độ co giãn tự nhiên, ôm lấy cơ thể một cách dịu nhẹ cùng mùi thơm thoang thoảng trên vải...”, đó là những chia sẻ của Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức khi nói về lụa tơ sen.
Trà sen Tây Hồ: Thức uống tinh túy, tao nhã của người Hà Nội Lan tỏa nét đẹp, giá trị của sen Tây Hồ Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam Khánh thành Trung tâm quảng bá sản phẩm OCOP ở Tây Hồ Khai mạc Lễ hội sắc sen Hà Nội: Hấp dẫn, lắng đọng

Người Việt đầu tiên thành công dệt vải từ tơ sen

Sinh ra trong cái nôi của nghề dệt truyền thống Phùng Xá, Mỹ Đức (Hà Nội), Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận được lớn lên giữa nong tằm, nong kén, giữa tiếng lách cách đêm ngày của khung dệt. Bởi thế, ngay từ khi lên 6, bà đã được bố mẹ dạy cách chăn tằm, ươm tơ, các thao tác của nghề dệt vải và cứ thế, nghề đã thấm sâu trong bà tự lúc nào chẳng hay.

Yêu nghề, gắn bó với nghề là thế, song hành trình làm nghề của nghệ nhân Phan Thị Thuận khá vất vả. Khi thì những cánh đồng dâu bát ngát bị chặt hết, tằm chết đói cả lượt vì không có thức ăn. Lúc vực dậy được ruộng dâu thì lại bị thuốc sâu của vườn cây trái gần đó ảnh hưởng, lại cả đống tiền ra đi cùng tằm, rồi lúc thị trường quay lưng với sản phẩm truyền thống… Vậy nhưng khó khăn không nản, bà nhất mực một hướng giữ nghề, miệt mài với nghề.

Người “thổi hồn” cho lụa tơ sen
Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận, Giám đốc Công ty Dâu tằm tơ Mỹ Đức thực hiện công đoạn lấy tơ sen

Bà Thuận cần mẫn với lối đi của riêng mình bằng niềm tin sắt son, một lúc nào đó sẽ vực lại nghề truyền thống của địa phương. Rồi bà có cơ duyên được một vị lãnh đạo cấp cao đặt hàng làm lụa từ tơ sen. Từ bàn tay tài hoa của người chuyên dệt lụa tơ tằm, bà Thuận đã dệt nên tấm lụa Việt từ những sợi tơ sen mỏng manh. Sản phẩm lụa từ tơ sen mang thương hiệu Việt Nam được sản xuất dưới bàn tay của bà Thuận đã trở thành món quà tặng đặc biệt trong một số hoạt động ngoại giao của đất nước.

Chia sẻ về con đường tạo nên những tấm lụa Việt từ tơ sen, bà Thuận cho biết: Không chỉ bỏ tiền ra để mua ruộng trồng sen, tôi đã mất rất nhiều công sức mày mò thử nghiệm để có thể biến những cành sen tưởng như “phế phẩm” của một loại cây, trở thành sản phẩm có giá trị đặc biệt.

Thời điểm đó, Việt Nam chưa có người làm về lụa tơ sen, việc lấy được một sợi tơ từ cuống lá sen khó hơn rất nhiều việc se tơ tằm. Người thợ phải làm thủ công từng chút một làm sao để rút hết được tơ từ cuống sen, se những sợi mỏng manh như tơ trời ấy thành những sợi tơ vừa đủ độ mảnh để dệt lụa, nhưng lại đủ độ dai độ bền…”, nghệ nhân Phan Thị Thuận chia sẻ.

Người “thổi hồn” cho lụa tơ sen
Các sản phẩm được Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận làm từ tơ sen

Theo nghệ nhân Phan Thị Thuận, để dệt chiếc khăn dài 1,7m, rộng 0,25m phải cần tới 4.800 cuống sen. Một người thợ chăm chỉ, thạo việc một ngày cũng chỉ làm được 200 - 250 cuống sen. Tính ra để hoàn thiện một chiếc khăn phải mất khoảng 1 tháng. Sợi tơ sen mảnh, dễ đứt nên phải rất khéo léo, tỉ mẩn mới có thể rút được sợi tơ. Đặc biệt, tất cả các cuống sen đều phải xử lý trong vòng 24 tiếng đồng hồ nếu không cuống sẽ bị khô, tơ bị rút lại và sợi sẽ hỏng hoàn toàn.

Muốn có tơ sen tốt và đẹp, giá cả cạnh tranh thì phải có nguyên liệu tốt (cọng sen), muốn có nguyên liệu tốt thì phải hoàn thiện quy trình trồng sen thật tốt bên cạnh đó cũng cần hoàn thiện bổ sung một số nội dung hỗ trợ đó là quản lý tốt, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao kỹ thuật se tơ sen và bổ sung một số chất phụ gia hữu cơ để làm cho sợi tơ sen mềm mại, mịn, mát, sáng bóng.

Cuối năm 2017, sản phẩm lụa tơ sen của Việt Nam chính thức được ra đời. Nghệ nhân Ưu tú Phan Thị Thuận đã trở thành người Việt đầu tiên thành công dệt vải từ tơ sen. Tên của bà được ghi trong sáng chế lụa tơ sen của Việt Nam.

Người “thổi hồn” cho lụa tơ sen
Nghệ nhân Ưu tú Phan Thị Thuận đã trở thành người Việt đầu tiên thành công dệt vải từ tơ sen

Bảo tồn và phát triển cây sen Việt Nam

Nghệ nhân Phan Thị Thuận chia sẻ: "Nếu ai đã một lần sử dụng sẽ thấy tơ sen khác biệt hoàn toàn so với các loại sợi khác, kể cả các loại sợi tơ tằm cao cấp nhất. Nó gây ấn tượng với người dùng bởi độ co giãn tự nhiên, ôm lấy cơ thể một cách dịu nhẹ cùng mùi thơm thoang thoảng trên vải. Mùa sen thường kéo dài từ tháng 4 cho đến hết tháng 10 hàng năm, sen được lấy lên từ các đầm nước và chỉ trong vòng 24h là đã phải sơ chế lấy thân và tơ. Bởi thế, sợi tơ làm nên mặt vải mềm mịn như nước nhưng lại có cả hương sen tự nhiên thơm mát nhẹ nhàng quyến rũ".

Cả đời gắn bó với nghề dệt, Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận luôn tâm niệm, muốn giữ nghề, phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra cái mới để sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Hiện Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức do Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận làm Giám đốc vừa dệt lụa tơ tằm, vừa dệt lụa tơ sen. Nhờ sự năng động, sáng tạo và đặc biệt đam mê nên 20 công nhân của Công ty có việc làm và thu nhập ổn định.

Người “thổi hồn” cho lụa tơ sen
Các sản phẩm của Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận luôn được người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn

Nghệ nhân Phan Thị Thuận cho biết: Hiện Công ty triển khai trồng 1,8 ha sen chất lượng cao, với quy trình kỹ thuật đảm bảo tiêu chuẩn sạch. Công ty cũng thuê 11 lao động thường xuyên quanh năm với công việc trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo vệ , với mức lương bình quân 300.000đ/người/công, tương đương 9.000.000đ người/tháng. Tổng số ngày công lao động năm 2023 là 21.500 công; trong đó công lao động kỹ thuật se tơ, dệt sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn và thu nhập 1 lao động từ 12 – 15 triệu đồng/tháng.

Hàng năm, Công ty đã giải quyết lao động tại chỗ khoảng trên 40 ngàn ngày công lao động, tương đương 4.800.000.000 đồng. Đặc biệt, Công ty giúp cho các cháu thanh thiếu niên, người già còn sức lao động vẫn tham gia và có nguồn thu nhập rất tốt. Thông qua đó giúp người dân cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ nhau cùng phát triển.

Có thể thấy, dệt lụa từ tơ sen là một nghề mới, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, quy trình sản xuất được thực hiện và kiểm soát chặt chẽ từ sản xuất, chế biến, thu gom rác thải, xử lý triệt để, rất thân thiện môi trường, giúp cho môi trường luôn xanh, sạch, đẹp. Không những vậy, nghề dệt lụa từ tơ sen còn góp phần bảo tồn và phát triển cây sen Việt Nam.

Đọc thêm

Lan tỏa giá trị người trẻ Hà Nội với việc phát tâm tình nguyện Người Hà Nội

Lan tỏa giá trị người trẻ Hà Nội với việc phát tâm tình nguyện

TTTĐ - Những ngày Nhân dân, Phật tử Hà Nội và các vùng đổ về chùa Quán Sứ để chiêm bái và đỉnh lễ xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni, những tình nguyện viên, đặc biệt là các bạn trẻ đã thể hiện vai trò, sức trẻ thông qua việc phát tâm tình nguyện làm công quả. Những việc làm của họ giúp cho cái nắng hè dịu mát hơn, dòng người lễ bái được trật tự và thông suốt hơn...
Nhân dân Thủ đô hoan hỉ cung nghinh xá lợi Phật Người Hà Nội

Nhân dân Thủ đô hoan hỉ cung nghinh xá lợi Phật

TTTĐ - Chiều 13/5, xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã chính thức đến Hà Nội trong lễ cung nghinh long trọng, thành kính. Nhân dân Thủ đô cung kính chờ đón xá lợi Phật để chiêm bái, đỉnh lễ.
Cung nghinh xá lợi Phật, một lòng hướng thiện Người Hà Nội

Cung nghinh xá lợi Phật, một lòng hướng thiện

TTTĐ - Từ ngày 13 - 16/5, xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia Ấn Độ được tôn trí tại chùa Quán Sứ (Hà Nội). Đây là dịp để Nhân dân Thủ đô và các vùng được cùng chiêm báo, đỉnh lễ và hướng về Phật pháp với lòng thành kính, mong điều thiện, điều lành ngập tràn thế gian, mọi người đều được sống an lành, vui vẻ.
Để tình nghĩa xóm giềng được trọn vẹn... Người Hà Nội

Để tình nghĩa xóm giềng được trọn vẹn...

TTTĐ - "Bán anh em xa, mua láng giềng gần", câu nói của người xưa vẫn rất quý giá và cần thiết với đời sống đô thị hiện đại. Nhất là tại nơi đa phần mọi người đều từ nhiều miền Tổ quốc về sinh sống, lập nghiệp như Hà Nội, mối quan hệ xóm giềng trở thành một phần và ảnh hưởng khá nhiều tới cuộc sống của mỗi người dân. Ứng xử sao cho hài hòa với hàng xóm là chúng ta vừa tạo dựng môi trường sống thoải mái cho bản thân vừa góp phần xây dựng văn hóa người Hà Nội.
Âm hưởng Điện Biên qua những bài ca đi cùng năm tháng Nhịp điệu cuộc sống

Âm hưởng Điện Biên qua những bài ca đi cùng năm tháng

TTTĐ - Mỗi tháng 5 về, cả nước tưng bừng kỉ niệm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, mốc son chói lọi trong lịch sử giữ nước của dân tộc. Thời gian có thể qua đi nhưng âm hưởng về Điện Biên vẫn còn sống mãi trong kí ức người Việt qua những bài ca đi cùng năm tháng.
Ngọn lửa đam mê sáng tạo trong trái tim người thợ trẻ Thủ đô Người Hà Nội

Ngọn lửa đam mê sáng tạo trong trái tim người thợ trẻ Thủ đô

TTTĐ - Gương mẫu, tỉ mỉ, ham học hỏi và sáng tạo là những tố chất cần có của một người công nhân công nghệ ô tô - đó không chỉ là lời chia sẻ tâm huyết mà còn là kim chỉ nam trong suốt hành trình nghề nghiệp của Hà Công Bảo - kỹ thuật viên trẻ tuổi, Tổ trưởng Tổ sửa chữa nhanh tại Xí nghiệp Toyota Hoàn Kiếm (thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội). Như một sự ghi nhận xứng đáng cho nỗ lực bền bỉ, anh đã vinh dự đón nhận danh hiệu "Công nhân giỏi Thủ đô" năm 2024.
Người Hà Nội hào hoa và tràn đầy tình yêu hòa bình Người Hà Nội

Người Hà Nội hào hoa và tràn đầy tình yêu hòa bình

TTTĐ - Với tình yêu hòa bình tha thiết, với tinh thần tiên phong không ngừng nghỉ, suốt những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, người Hà Nội cho thấy nét hào hoa và sáng tạo tuyệt vời của mình. Chính vì thế, truyền thống ấy hôm nay được kể lại để lớp lớp con cháu hôm nay và sau này cảm phục, tự hào về cha anh của mình.
Yêu Tổ quốc hơn qua những thước phim… Nhịp điệu cuộc sống

Yêu Tổ quốc hơn qua những thước phim…

TTTĐ - “Vừa ra khỏi phòng chiếu, tôi hít một hơi dài căng lồng ngực bầu không khí của Hà Nội, bầu không khí của tự do. Tôi ngước nhìn bầu trời xanh thẳm trên đầu. Tôi thấy yêu hơn từng con đường mình đi, yêu hơn từng mái nhà trên phố, yêu cả những cây xanh và những người không quen biết”. Đó là tâm sự của bạn Lê Minh (sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân) sau khi xem phim “Địa đạo - Mặt trời trong bóng tối”.
Hơn 50.000 phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ chào mừng đại lễ 30/4 Người Hà Nội

Hơn 50.000 phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ chào mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Ngày 26/4, hơn 50.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Hà Nội đã đồng diễn dân vũ trên nền nhạc Liên khúc "Đất nước trọn niềm vui" và "Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh".
Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn Người Hà Nội

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn

TTTĐ - Từ ngày thành lập đến năm 1975, Trung đội nữ lái xe mang tên anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Hạnh, thường gọi là Trung đội “tóc dài” lái xe Trường Sơn đã hoàn thành hàng nghìn chuyến xe, vận chuyển hàng vạn tấn hàng hóa, hàng trăm nghìn lượt bộ đội và thương binh vào Nam, ra Bắc. Trên những chuyến xe đó, họ vừa là “thợ lái”, vừa là hộ lý, khiêng cáng thương binh... không quản ngại bất cứ việc gì.
Xem thêm