Tag

Nơi gắn kết tình làng nghĩa xóm…

Người Hà Nội 31/07/2023 11:44
aa
TTTĐ - 15 năm sau khi mở rộng địa giới hành chính, nhà văn hóa, khu thể thao tại các thôn, tổ dân phố thuộc ngoại thành Hà Nội đã được đầu tư xây mới khang trang, hiện đại. Người dân vô cùng hào hứng với các công trình công cộng này. Nơi đây không chỉ là chốn hội họp, nâng cao đời sống tinh thần, sức khỏe mà còn là địa điểm lưu giữ văn hóa cộng đồng dân cư thông qua sinh hoạt văn hóa văn nghệ, gắn kết thêm tình làng nghĩa xóm.
Những món quà “tình làng, nghĩa xóm” Tình làng nghĩa xóm trong những ngày mất điện Ao bơi miễn phí gắn kết tình làng, nghĩa xóm

Gắn kết xóm làng

5 giờ chiều, bất chấp trời nóng như nung, sân nhà văn hóa thôn Bưởi (xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội) xôn xao tiếng người hò reo, cười nói cùng tiếng đánh bóng chuyền rộn rã. Các đội hăng hái thi đấu, những người xung quanh cũng cổ vũ nhiệt tình. Suốt từ chiều đến đêm khi những bóng đèn cao áp chiếu sáng trưng, không khí thể thao nâng cao sức khỏe không hề “hạ nhiệt”. Có những khi các thôn khác, xã khác thậm chí cả các địa phương khác của tỉnh Hòa Bình sát bên cạnh cũng đến giao lưu.

Hoạt động tại nhà văn hóa thôn Bưởi (xã Khánh Thượng, Ba Vì, Hà Nội)
Hoạt động tại nhà văn hóa thôn Bưởi (xã Khánh Thượng, Ba Vì, Hà Nội)

Bên trong nhà văn hóa, từng tốp các bà, các chị đang say mê với âm nhạc, điệu múa, dưỡng sinh để tham gia các hội diễn. Tiếng hát, tiếng đàn xen với tiếng góp ý, chỉnh sửa rồi cả tiếng trêu đùa nhau náo nhiệt, gương mặt ai nấy đều rạng rỡ, phấn khởi.

Cách đó không xa, sân vận động rộng trên 3.000m được người trong thôn đóng góp đổ đất, trồng cây, san mặt bằng cũng tưng bừng tiếng reo hò và những bước chạy, chuyền bóng, những cú sút hào hứng.

Đó là nét sinh hoạt thường ngày của người dân trong thôn. Ban ngày, ai bận học hành, đi làm, đi công việc, cứ chiều tối đến họ lại gặp nhau cùng tập luyện, chuyện trò. Bao mỏi mệt, buồn phiền tan biến hết cả để đêm xuống, mọi người chia tay nhau về nhà, thôn làng chìm vào giấc ngủ ngon.

Nơi gắn kết tình làng nghĩa xóm…

Ông Lê Quang Cường - trưởng thôn Bưởi cho biết nhà văn hóa thôn vừa được đầu tư xây dựng từ năm 2021. Từ khi được bàn giao, sử dụng, người dân thôn Bưởi phấn khởi, thực hiện nghiêm túc việc đảm bảo trật tự, an ninh và vệ sinh hàng tuần đảm bảo trong nhà, ngoài sân, khu vệ sinh sạch đẹp. Người dân cũng bảo nhau đầu tư thêm ghế đá, trồng cây, trồng hoa cho khuôn viên thêm mát mẻ, sinh động. Hệ thống internet cũng được trang bị thêm để phục vụ người dân đến sinh hoạt.

Ngoài các cuộc họp của ban ngành đoàn thể trong thôn, nhà văn hóa chưa bao giờ thôi sáng đèn. Đặc biệt vào dịp nghỉ hè, các cháu thiếu nhi đến sinh hoạt rất đông vào các buổi tối thứ 2, 4, 6 trong tuần. Còn từ 20h hàng ngày là thời điểm chị em phụ nữ giao lưu văn nghệ.

Thôn Bưởi có một đội cồng chiêng gồm đủ các thế hệ từ lớn tuổi đến trung niên và các cháu nhỏ cùng tham gia, thể hiện sự tiếp nối giữa các thế hệ thường xuyên cùng nhau luyện tập, truyền dạy, gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Mường tại đây. Vào những dịp lễ hội, mừng thọ các cụ, ngày hội đại đoàn kết toàn dân, tiếng cồng, tiếng chiêng vang lên rộn rã, tưng bừng mời gọi cả dân làng đến chung vui.

Nơi gắn kết tình làng nghĩa xóm…

Trên địa bàn xã Khánh Thượng nói chung và thôn Bưởi nói riêng, hoạt động mừng thọ duy nhất chỉ diễn ra trong ngày 4/1 âm lịch. Đó là ngày cuối cùng của kì nghỉ Tết cổ truyền, đó cũng là dịp các gia đình cùng tề tựu về nhà văn hóa để chính quyền và Nhân dân tổ chức khao thọ cho các cụ cao niên trong không khí thân tình, ấm áp, tràn ngập niềm vui của các gia đình có “cây cao bóng cả” tỏa bóng.

Nhà văn hóa cũng được trang bị bộ cồng chiêng, tủ sách, lưu trữ các bằng khen, giấy khen để giáo dục truyền thống cho Nhân dân.

Bà Nguyễn Thị Hằng - Bí thư Chi bộ thôn Bưởi cũng vui mừng cho biết từ ngày mở rộng địa giới hành chính đến nay, đời sống vật chất, tinh thần người người dân nơi đây được nâng lên vượt bậc. Đặc biệt, với công trình nhà văn hóa cũ được Nhân dân thôn Bưởi cũ đóng góp, xây dựng lên chỉ là căn nhà cấp 4 rất nhỏ hẹp, sử dụng rất hạn chế. Vào những ngày có sự kiện, hoạt động lớn thì người dân phải che bạt, nối rộng ra thêm. Theo đó, hoạt động tại đây cũng chưa được sôi nổi như bây giờ.

Kể từ ngày có nhà văn hóa mới, cùng với việc đời sống kinh tế khá lên, người dân rất hào hứng, đồng lòng cùng đóng góp và tham gia hoạt động để các phong trào ngày càng sôi động, thể hiện nếp sống văn hóa rất đáng tự hào.

Diện mạo tươi đẹp của Nông thôn mới

Nhà văn hóa tại thôn Nga My Hạ (xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai, Hà Nội), được huyện đầu tư kinh phí xây dựng, với tổng diện tích là 1.800m vuông gồm: Hội trường, khu nhà vệ sinh, bể nước, bồn hoa và sân chơi. Năm 2016, sau khi nhận bàn giao công trình nhà văn hóa để thôn đưa vào sử dụng, ban lãnh đạo thôn đã vận động xã hội hóa và các hội viên các đoàn thể cùng đóng góp để sắm các trang thiết bị phục vụ trong hội trường, như: Tượng Bác Hồ, phông rèm, khẩu hiệu, bục phát biểu, máy chiếu, hệ thống âm thanh, bàn ghế...

Hoạt động tại nhà văn hóa thôn Nga My Hạ (xã Thanh Mai, Thanh Oai, Hà Nội)
Hoạt động tại nhà văn hóa thôn Nga My Hạ (xã Thanh Mai, Thanh Oai, Hà Nội)

Từ đó đến nay, nhà văn hóa thôn Nga My Hạ là nơi sinh hoạt cộng đồng của các đoàn thể và Nhân dân trong thôn với các hoạt động rất sôi nổi. Hàng tháng thôn đều tổ chức các hội nghị: Sinh hoạt chi bộ, hội nghị quân dân chính, sinh hoạt của các đoàn thể, các CLB thơ ca, thể thao. Đặc biệt là hàng ngày đều đặn buổi sáng từ 5h - 7h buổi chiều từ 17h - 20h các đội bóng chuyền và các đội tập Yoga hoạt động thường xuyên, liên tục.

Nhà văn hóa thôn Đồng Rằng (Đồng Xuân, Quốc Oai, Hà Nội) được đầu tư 2 tỷ đồng. Trong đó đặc biệt chú ý giữ gìn bản sắc người Mường. Mỗi thôn đều được đầu tư một bộ cồng chiêng trị giá đến vài chục triệu đồng. Nhà văn hóa thôn trở thành nơi sinh hoạt văn hóa văn nghệ, hội họp, tuyên truyền phổ biến chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các hoạt động của thành phố, huyện, xã và thôn.

Anh Nguyễn Văn Hiện (người có uy tín trong thôn) cho biết, trước đây văn hóa người Mường bị mai một dần nhưng từ khi chính quyền, đoàn thể trong xã thông qua các hoạt động tại nhà văn hóa đã tuyên truyền, vận động người dân nên hoạt động giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình đã được khôi phục, phát triển dần.

Các bà, các mẹ đều có 1, 2 bộ váy áo người Mường để mặc. Người có uy tín như anh Hiện đi dự các cuộc họp của thôn, xã, huyện hay thành phố cũng đều mặc trang phục của người Mường. Điều đó cho thấy sự đầu tư của thành phố đã phát huy tác dụng rất lớn trong việc giữ gìn bản sắc cho bà con nơi đây.

Có thể nói, các nhà văn hóa, khu thể thao được xây dựng, đưa vào sử dụng hiệu quả đã góp phần vào việc thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống tinh thần của người dân các vùng ngoại thành Hà Nội.

Nhà văn hóa thôn Xâm Hồ (xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, Hà Nội)
Nhà văn hóa thôn Xâm Hồ (xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, Hà Nội)

Tại huyện Thường Tín, 100% thôn, cụm dân cư, tổ dân phố được đầu tư xây dựng nhà văn hóa; 26 xã có sân thể thao; 3 xã xây dựng trung tâm văn hóa thể thao xã; 100% các cơ sở đều có khu vui chơi, sinh hoạt cộng đồng cho Nhân dân. Huyện Mỹ Đức, 100% xã, thị trấn đã có hội trường đa năng; 125/125 thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa, khu thể thao thôn...

Trên địa bàn huyện Mê Linh hiện có trên 130 câu lạc bộ thể dục thể thao đơn môn và đa môn được thành lập tại các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Hệ thống các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao ở cơ sở cũng từng bước được hoàn thiện và nâng cấp, với 100% thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa, sân thể thao, các trang thiết bị thể dục thể thao ngoài trời được lắp đặt phần nào đáp ứng nhu cầu tập luyện, vui chơi giải trí của Nhân dân.

Nhờ đó, phong trào thể dục thể thao quần chúng ở Mê Linh phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ người dân tập luyện thể thao thường xuyên trên địa bàn huyện đạt 39,5%; tỷ lệ gia đình thể thao đạt 28%.

Ngoài việc phát triển các môn thể thao hiện đại như: Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông… huyện Mê Linh còn phát triển các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian như: Vật dân tộc, đánh đu, cờ tướng…

Mỗi năm, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Mê Linh tổ chức hàng trăm giải thi đấu lớn, nhỏ, thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động và nhân dân tham dự như: Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân, giải chạy Báo Hànộimới mở rộng - Vì hòa bình, giải bóng đá nam thanh niên, giải cầu lông, quần vợt, võ taekwondo, thể dục dưỡng sinh, cờ tướng, dancesport, bóng chuyền hơi…

Đọc thêm

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn Người Hà Nội

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn

TTTĐ - Từ ngày thành lập đến năm 1975, Trung đội nữ lái xe mang tên anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Hạnh, thường gọi là Trung đội “tóc dài” lái xe Trường Sơn đã hoàn thành hàng nghìn chuyến xe, vận chuyển hàng vạn tấn hàng hóa, hàng trăm nghìn lượt bộ đội và thương binh vào Nam, ra Bắc. Trên những chuyến xe đó, họ vừa là “thợ lái”, vừa là hộ lý, khiêng cáng thương binh... không quản ngại bất cứ việc gì.
Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Xem thêm