Phát huy nội lực của cộng đồng các dân tộc, xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh
![]() |
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng tặng bức trướng cho Đại hội
Bài liên quan
Nhiều tiết mục đặc sắc tại đêm giao lưu văn hóa, văn nghệ của đồng bào dân tộc thiểu số
Lãnh đạo TP Hà Nội gặp mặt 50 đại biểu dân tộc thiểu số tiêu biểu
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hà Nội họp phiên thứ Nhất
Tham dự Đại hội có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Võ Văn Phuông, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Đức Chung, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội; đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương và TP Hà Nội; Ban Dân tộc một số tỉnh, thành phố … cùng 241 đại biểu đại diện cho 50 thành phần DTTS trên địa bàn TP Hà Nội.
Khoảng cách về trình độ phát triển được rút ngắn
Báo cáo Chính trị tại Đại hội nêu rõ: Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc 5 năm qua (2014-2019) đã đạt được những kết quả tích cực trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các xã vùng dân tộc miền núi có tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm trên 12%, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 35 triệu đồng/người/năm, có xã đạt trên 46 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm nhanh. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được đầu tư, nâng cấp, nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn, công trình thủy lợi, trường học, trạm y tế, điện sinh hoạt, thiết chế văn hóa...
![]() |
Các đại biểu dự Đại hội |
Đến nay, 100% số xã đã có đường bê tông xi măng hoặc trải nhựa đến trung tâm xã; trên 60% đường liên thôn, đường trục chính của thôn đã được bê tông hóa; 100% hộ dân dùng điện lưới quốc gia. Hệ thống trường học được tu sửa và xây mới đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh. 14/14 xã dân tộc miền núi đạt chuẩn Quốc gia về y tế; 100% số xã có đài truyền thanh và phủ sóng điện thoại di động và sóng truyền hình.
Cùng với đó, công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc được đồng bào ủng hộ và thực hiện có hiệu quả; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS trên địa bàn thành phố nói chung và vùng dân tộc miền núi nói riêng ngày càng được cải thiện; công tác dân vận, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị có nhiều chuyển biến tích cực, đồng bào các dân tộc ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và thành phố; khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng bền chặt.
Những kết quả trên đã rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa vùng dân tộc miền núi và vùng đồng bằng trên địa bàn Thủ đô.
![]() |
Tiết mục văn nghệ tại Đại hội |
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác dân tộc vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc và cán bộ là người DTTS ở một số nơi nhìn chung còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo và nguy cơ tái nghèo của một số xã còn cao. Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào còn hạn chế; hệ thống thiết chế văn hóa một số nơi chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ sinh hoạt văn hóa cộng đồng cho đồng bào…
Nhiệm kỳ 2019-2024, Đại hội xác định mục tiêu tập trung huy động mọi nguồn lực để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng DTTS của thành phố; phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo an sinh xã hội; từng bước đưa trình độ phát triển các xã vùng dân tộc miền núi cơ bản ngang bằng với mức bình quân vùng nông thôn của thành phố...Tiếp tục phấn đấu đưa Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu về thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc, góp phần cùng toàn Đảng bộ và nhân dân thành phố xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại...
![]() |
Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội |
Đến năm 2024 phấn đấu các xã vùng dân tộc miền núi duy trì tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm trên 12%; thu nhập bình quân đầu người tăng bình quân trên 20%/năm, đến cuối năm 2024 cơ bản bằng mức bình quân khu vực nông thôn; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia từ 90% trở lên; tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đạt trên 60%; 100% hộ gia đình được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn đô thị; 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có trên 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao…
Đầu tư phát triển toàn diện vùng DTTS
Phát tiểu chỉ đạo tại Đại hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến khẳng định, đồng bào DTTS là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. TP Hà Nội có gần 108 ngàn người DTTS với 50 thành phần dân tộc, chủ yếu là dân tộc Mương, Dao. Công tác dân tộc và chính sách dân tộc của Hà Nội có nhiều thuận lợi song cũng có những khó khăn như áp lực về không gian sinh sống, về bảo tồn văn hóa các dân tộc… Dù vậy, các cấp ủy Đảng, chính quyền , MTTQ và các đoàn thể hính trị xã hội từ TP đến cơ sở đã dành sự quan tâm đặc biệt, đầu tư phát triển toàn diện vùng DTTS.
![]() |
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến phát biểu chỉ đạo Đại hội |
Đánh giá cao công tác dân tộc và chính sách dân tộc mà thành phố Hà Nội thực hiện trong thời gian qua, đồng chí Đỗ Văn Chiến đề nghị đại hội thảo luận, thực hiện việc tập trung khai thác tiềm năng lợi thế của vùng nông thôn ven đô thị đất bán sơn địa, đa dạng sinh thái để tạo sinh kế mới cho người dân,;tạo xung lực mới theo hướng ban hành cơ chế chính sách phù hợp về đất đai, dạy nghề, tín dụng, tiêu thụ sản phẩm... để phát triển các dự án sản xuất sản phẩm hàng hóa theo chuỗi giá trị. Cùng với việc khai thác tiềm năng lợi thế cần có phương án bảo tồn, phát huy văn hóa đặc sắc của các DTTS...
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, Hà Nội có hơn 8 triệu người, trong đó người DTTS chiếm 1,3%. So với một số tỉnh, TP trong cả nước đây là tỉ lệ không cao, song, trải qua các giai đoạn lịch sử, đồng bào các DTTS Thủ đô đã phát huy tinh thần đoàn kết, ra sức thi đua, nỗ lực phấn đấu đạt được những kết quả trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, phát triển kinh tế xã hội.
Cũng theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, trong những năm qua thành phố đã quan tâm ưu tiên cho phát triển toàn diện vùng DTTS và miền núi. Ban Thường vụ HĐND TP đã ban hành Nghị quyết, UBND TP đã ban hành kế hoạch phát triển KTXH đối với vùng DTTS giai đoạn 2013-2015; ngân sách TP đã bố trí 837,5 tỷ đồng, đầu tư thực hiện 105 dự án.
Giai đoạn 2016-2020, ngân sách TP dự kiến bố trí 1000 tỷ đồng, đến nay đã cấp 850 tỷ đồng thực hiện các dự án vùng đồng bào DTTS… Cùng với đó, nhiều địa phương cũng tích cực vào cuộc góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác dân tộc.
![]() |
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại Đại hội |
Biểu dương sự cố gắng vươn lên và các thành tựu mà cấp ủy, chính quyền và đồng bào các DTTS Thủ đô đã đạt được trong thời gian qua, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cũng chỉ rõ, để thực hiện tốt công tác dân tộc, thời gian tới, các Sở, ban ngành cần tiếp tục phát động phong trào thi đua yêu nước, gắn với các cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh; vận động đồng bào DTTS tích cực thực hiện các chương trình Nghị quyết, dần thu hẹp khoảng cách giữa vùng DTTS với vùng nông thôn Thủ đô.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cũng yêu cầu các Sở, ban, ngành, có giải pháp hữu hiệu phát triển KTXH vùng dân tộc, nghiên cứu các chính sách kinh tế đối với vùng DTTS, trước mắt tập trung nguồn lực đầu tư để phát triển đối với 14 xã miền núi, giai đoạn 2019 – 2020; đồng thời chú trọng phát triển toàn diện văn hóa DTTS, giữ gìn bảo tồn, tôn vinh các bản sắc văn hóa dân tộc; động viên đồng bào DTTS tham gia vào công tác quốc phòng an ninh; phát huy vai trò của người có uy tín đối với đồng bào DTTS trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; chú trọng các chính sách đặc thù đào tạo, tuyển dụng chất lượng cán bộ người DTTS đảm bảo tính kế thừa vững chắc…
*Nhân dịp này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã tặng bằng khen cho 5 tập thể, 18 cá nhân; UBND thành phố Hà Nội tặng bằng khen tặng 15 tập thể và 28 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước giai đoạn 2014 – 2019./
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Kỳ họp thứ 10 sẽ xem xét thông qua Luật Báo chí (sửa đổi)

Sửa đổi Hiến pháp là bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo

Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về vấn đề gì?

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ phải bảo đảm chất lượng, súc tích, trọng tâm

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp

Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan

Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân

Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết
