Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú
Toàn cảnh cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đẹp như tranh trước ngày thông xe Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái là con đường của khát vọng và niềm tin Quảng Ninh: Khánh thành đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái |
![]() |
Đoạn cao tốc cùng với hai đoạn khác là Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương giúp thông thương từ các tỉnh Đông Nam Bộ lên Tây Nguyên thuận lợi |
Mục tiêu dự án nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm tải và đảm bảo an toàn giao thông trên Quốc lộ 20; hoàn thành và đưa vào khai thác đồng bộ các tuyến đường bộ cao tốc có năng lực lớn, an toàn giao thông và tốc độ cao trên hành lang vận tải Thành phố Hồ Chí Minh - Dầu Giây - Liên Khương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung. Dự án sẽ tạo động lực liên kết, thúc đẩy hợp tác và phát triển vùng Đông Nam Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ; tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông đường bộ theo quy hoạch; góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Tuyến cao tốc Dầu Giây - Tân Phú với tổng chiều dài khoảng 60,1 km; đầu tư xây dựng tuyến đường theo tiêu chuẩn đường cao tốc (TCVN 5729:2012), vận tốc thiết kế 100 km/h. Địa điểm thực hiện tại tỉnh Đồng Nai.
Dự kiến thời gian chuẩn bị đầu tư và thực hiện Dự án từ năm 2021 đến năm 2025. Dự kiến loại hợp đồng dự án PPP: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Hợp đồng BOT).
Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án: 8.365,651 tỷ đồng. Phần vốn nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chịu trách nhiệm thu xếp khoảng 7.065,651 tỷ đồng. Phần vốn nhà nước tham gia trong dự án: khoảng 1.300 tỷ đồng.
Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được hưởng các ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế, đất đai, đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được hưởng các bảo đảm đầu tư theo quy định của Luật PPP và pháp luật về đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án, triển khai thủ tục thẩm định, phê duyệt Dự án theo quy định pháp luật; tổ chức triển khai thực hiện Dự án theo đúng quy hoạch được duyệt và các quy định pháp luật có liên quan;
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, cân đối bố trí nguồn vốn nhà nước trong Dự án để triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải chuẩn bị mặt bằng xây dựng để thực hiện dự án theo quy định tại Điều 56 của Luật PPP, quy định pháp luật về đất đai.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hà Nội ra quân chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông đô thị

Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng

Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi

Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công

Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông

Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn”

Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu

TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km²

Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
