Tag

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác nông nghiệp

Tin tức 24/04/2023 13:00
aa
TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định quan điểm trên khi phát biểu khai mạc Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm (LTTP) tại Hà Nội sáng ngày 24/4.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Phải đầu tư "ra tấm ra món", tránh dàn trải, lãng phí Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khảo sát các chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm việc với Bộ Nội vụ Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Vĩnh Phúc cần chú trọng yếu tố cân bằng trong phát triển kinh tế-xã hội
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với các nước trong phát triển nông nghiệp nông thôn - Ảnh: VGP/Hải Minh
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với các nước trong phát triển nông nghiệp nông thôn - Ảnh: VGP/Hải Minh

Quan điểm trên cho thấy Việt Nam mong muốn tiếp tục đóng góp vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc xử lý các thách thức an ninh lương thực toàn cầu, đồng thời mong các quốc gia tăng cường hợp tác, tham gia có trách nhiệm trong vấn đề này.

Theo Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO), các quốc gia trên thế giới đang lo ngại về nguy cơ mất an ninh lương thực trước những tác động của biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, đại dịch mới nổi trong đó có COVID-19, các cuộc xung đột và giá nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất lương thực, thực phẩm tăng cao.

FAO cho hay nạn đói vẫn đang trên đà gia tăng và số người bị ảnh hưởng đã lên tới 828 triệu người vào năm 2021. Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, dự kiến việc hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững chỉ có thể đạt được vào năm 2065, chậm hơn 3,5 thập kỷ so với kế hoạch ban đầu.

Trước thực trạng trên, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nêu rõ vấn đề đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết và bây giờ chứ không phải lúc nào khác phải hành động ngay để bảo vệ hành tinh - ngôi nhà chung của tất cả chúng ta và thế hệ mai sau.

Ông Qu Dongyu, Tổng Giám đốc FAO cũng cho rằng bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu phải chuyển đổi cấp bách hệ thống LTTP theo hướng hiệu quả hơn, toàn diện hơn, linh hoạt hơn và bền vững hơn. Để làm được điều này phải có sự chung tay của tất cả các nước.

Phó Thủ tướng cho biết, trong tháng 3 vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống LTTP đến năm 2030 với mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững mà Việt Nam cam kết tại hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về hệ thống LTTP năm 2021.

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng bày tỏ cảm ơn chân thành và mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ dành cho Việt Nam từ các tổ chức LHQ, đặc biệt là Chương trình hệ thống LTTP bền vững, cộng đồng quốc tế, các nhà tài trợ, các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác nông nghiệp
Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống LTTP có chủ đề "Cùng nhau chuyển đổi hệ thống LTTP lành mạnh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu trong bối cảnh khủng hoảng mới" - Ảnh: VGP/Hải Minh

Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống LTTP có chủ đề "Cùng nhau chuyển đổi hệ thống LTTP lành mạnh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu trong bối cảnh khủng hoảng mới" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đăng cai tổ chức.

Đây là Hội nghị cấp Bộ trưởng với sự tham dự của trên 300 đại biểu trong đó bao gồm gần 200 đại biểu quốc tế đến từ nhiều quốc gia, các cơ quan của Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc tế.

Trong số các đại biểu quốc tế có Bộ trưởng của Thụy Sĩ, Malawi, Rwanda, Ethiopia, Campuchia, Saint Vincent và Grenadines; Thứ trưởng của Ghana, Kenya; Giám đốc điều hành UNIDO, Giám đốc Toàn cầu về Đối tác và chính sách của Liên minh các Viện nghiên cứu nông nghiệp Quốc tế- CGIAR, Tổng giám đốc - Liên minh đa dạng sinh học quốc tế và CIAT. Bộ trưởng Nông nghiệp Costa Rica và Tổng Giám đốc FAO tham dự trực tuyến.

Về phía Việt Nam, Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Hội Nông dân Việt Nam và các cơ quan liên quan ở Trung ương, địa phương; cùng các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.

Ngay trước thềm hội nghị này, ngày 22/4, Bộ trưởng Nông nghiệp các nước trong Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã nhóm họp tại TP. Miyazaki, Tây Nam Nhật Bản, để tìm kiếm giải pháp nhằm bảo đảm nguồn cung cấp lương thực ổn định.

Các Bộ trưởng G7 đã nhất trí sẽ mở rộng sản xuất lương thực và hỗ trợ những nước đang phát triển tăng cường an ninh lương thực trên cơ sở thúc đẩy nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường.

Mục tiêu của Hội nghị là xem xét các rào cản, các khó khăn, thách thức chính liên quan đến việc chuyển đổi hệ thống LTTP và đề xuất các giải pháp, tập trung vào bốn vấn đề sau: Mô hình/kiến trúc toàn cầu về hệ thống LTTP; các chính sách và quản trị quốc gia và địa phương về hệ thống LTTP; các mô hình tiêu thụ và sản xuất của hệ thống LTTP; các phương thức thực hiện chuyển đổi hệ thống LTTP.

Ngoài ra, Hội nghị sẽ giới thiệu những mô hình tốt, điển hình về chuyển đổi hệ thống LTTP ở các quốc gia và các sáng kiến của quốc tế.

Ngay sau phần khai mạc, Hội nghị tiến hành ba phiên tọa đàm cấp Bộ trưởng. Phiên 1 có sự tham gia tọa đàm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Lê Minh Hoan; Bộ trưởng Nông nghiệp Thụy Sĩ Christian Hofer; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Ethiopia Meles Mekonen.

Phiên 2 có sự tham gia tọa đàm của Bộ trưởng Nông nghiệp và Tài nguyên động vật Rwanda Ildephonse Musafiri; Bộ trưởng Bộ Nông lâm ngư nghiệp Campuchia San Vanty; Tổng thư ký Phát triển nông nghiệp và Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp chăn nuôi thủy sản và Hợp tác xã Kenya Mithika Linturi.

Phiên 3 có sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Malawi Samuel Kawale; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Lương thực Ghana Yaw Addo Frimpong; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, chuyển đổi nông thôn, công nghiệp và Lao động St. Vincent và Grenadines Saboto Caesar.

Đọc thêm

"Ý Đảng hợp với lòng dân" về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy Tin tức

"Ý Đảng hợp với lòng dân" về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

TTTĐ - Cử tri và Nhân dân vui mừng, phấn khởi, đánh giá rất cao Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo quyết liệt cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư, phục vụ doanh nghiệp và người dân, “ý Đảng hợp với lòng dân”...
Chủ tịch Quốc hội: Sửa Hiến pháp là nhiệm vụ mang tính chiến lược Tin tức

Chủ tịch Quốc hội: Sửa Hiến pháp là nhiệm vụ mang tính chiến lược

TTTĐ - Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, kỳ họp thứ 9 sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, đây là nhiệm vụ mang tính chiến lược cả về chính trị và pháp lý, nhằm thể chế hóa kịp thời các chủ trương lớn của Đảng, đặc biệt là về sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng “tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, sát thực tiễn”.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu Quốc hội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh Tin tức

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu Quốc hội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

TTTĐ - Sáng 5/5, trước giờ khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kỳ họp lịch sử, bàn những quyết sách vì dân Tin tức

Kỳ họp lịch sử, bàn những quyết sách vì dân

TTTĐ - Sáng nay (5/5), Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc. Đây là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Chỉ thực hiện chỉ định lãnh đạo UBND, HĐND trong năm 2025 Tin tức

Chỉ thực hiện chỉ định lãnh đạo UBND, HĐND trong năm 2025

TTTĐ - Bộ Chính trị chỉ đạo trong lần sắp xếp này thực hiện cơ chế chỉ định, bổ nhiệm với những người lãnh đạo ở UBND, HĐND các đơn vị được sắp xếp. Quy định này sẽ chỉ thực hiện trong năm 2025. Từ sau năm 2025 trở đi sẽ thực hiện bầu các chức danh nêu trên như thông thường.
Xem xét rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV Tin tức

Xem xét rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV

TTTĐ - Nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV dự kiến sẽ được rút ngắn 3 tháng. Cuộc bầu cử Quốc hội khoá mới sẽ tiến hành ngay sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Đảng thay vì vào tháng 5 như thông lệ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện công tác kiện toàn nhân sự, sắp xếp bộ máy.
Lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp từ ngày 6/5 Tin tức

Lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp từ ngày 6/5

TTTĐ - Ngay sau ngày họp đầu tiên của Quốc hội (5/5/2025), dự thảo nghị quyết về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp sẽ được công bố để lấy ý kiến Nhân dân từ 6/5/2025, kéo dài trong khoảng một tháng.
Ngày mai (5/5), khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV Thời sự

Ngày mai (5/5), khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV

TTTĐ - Chiều 4/5, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Quang Tùng đã chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV. Đây là kỳ họp có ý nghĩa lịch sử với khối lượng công tác lập pháp lớn nhất từ trước tới nay.
Đổi mới tư duy, cải cách thủ tục hành chính phục vụ Nhân dân Tin tức

Đổi mới tư duy, cải cách thủ tục hành chính phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Hà Nội là địa phương đi đầu trong thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thí điểm mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố; xác định chuyển đổi số là phương thức chủ yếu, là khâu đột phá để đổi mới. Trung tâm có vai trò đặc biệt quan trọng trong bộ máy hành chính, là công cụ góp phần xóa khoảng cách giữa các sở, ngành với Nhân dân
Sáng ngời sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Tin tức

Sáng ngời sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

TTTĐ - Các đây nửa thế kỷ, với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, dân tộc Việt Nam đã kết thúc thắng lợi cuộc trường chinh vĩ đại chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chiến công oanh liệt đó đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi, một biểu tượng sáng ngời của ý chí “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc…
Xem thêm