Tag

Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Còn nhiều thách thức đặt ra

Xã hội 02/04/2025 16:00
aa
TTTĐ - Sáng 2/04, tại Hà Nội, báo Tiền Phong tổ chức tọa đàm "Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Nhiều thách thức đặt ra”.
Bắt giữ đối tượng buôn lậu 360kg nguyên liệu thuốc lá

Tọa đàm "Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Nhiều thách thức đặt ra” có sự góp mặt của đại diện các cơ quan bộ ngành và các tổ chức liên quan, bao gồm ông Lê Đại Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp; Ông Nguyễn Đức Lê – đại diện Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước; Ông Phan Quốc Đông, Phó Chi Cục trưởng Chi Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Hải quan, Bộ Tài chính; Ông Nguyễn Chí Nhân, Tổng Thư ký Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA); Trung tá Nguyễn Minh Tiến, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP.Hà Nội; TS. Nguyễn Quốc Việt, nguyên Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR); Ông Phùng Danh Tuyến, Phó trưởng Phòng Tổng hợp nghiệp vụ, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội.

Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Còn nhiều thách thức đặt ra
Toàn cảnh tọa đàm "Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Nhiều thách thức đặt ra" do báo Tiền Phong tổ chức

Trong khuôn khổ tọa đàm "Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Nhiều thách thức đặt ra", các đại diện bộ ngành, cơ quan quản lý cùng các tổ chức liên quan đã nhìn nhận thực trạng buôn lậu thuốc lá nói chung và thuốc lá mới nói riêng vẫn không ngừng gia tăng, mặc dù lệnh cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ Nghị quyết 173/2024/QH15. Việc thắt chặt pháp lý để ngăn ngừa hàng lậu cần cân nhắc đến tác động đa chiều để hài hoà các khía cạnh liên quan, đảm bảo việc thực thi hiệu quả mục tiêu Nghị quyết, bao gồm các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm, thiết bị công nghệ; tác động đến môi trường đầu tư, thương mại và các cam kết quốc tế trong bối cảnh Cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã ban hành Công văn 17/TCHQ-GSQL; những phát sinh đối với ngành du lịch Việt Nam trong tương lai…

Tại tọa đàm, Trung tá Nguyễn Minh Tiến, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP.Hà Nội cho hay, tội phạm buôn lậu thuốc lá mới thông qua đường biên giới trên biển và đường bộ ngày càng tinh vi, bất chấp lệnh cấm, do lợi nhuận từ hoạt động này cao gấp nhiều lần so với nhập khẩu và kinh doanh truyền thống. Theo ghi nhận, phần lớn các giao dịch diễn ra trên nền tảng trực tuyến, đặc biệt là trong các hội nhóm kín, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong công tác phát hiện và xử lý. Đồng thời, các phương thức vận chuyển cũng trở nên tinh vi, lợi dụng dịch vụ chuyển phát nhanh trên toàn quốc để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và khó kiểm soát hơn.

Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Còn nhiều thách thức đặt ra
Trung tá Nguyễn Minh Tiến, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP.Hà Nội phát biểu tại toạ đàm

Góp ý kiến về về những thách thức gặp phải khi áp dụng Nghị quyết 173, ông Phùng Danh Tuyến, Phó trưởng Phòng Tổng hợp nghiệp vụ, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết: Việc chưa hoàn thiện hành lang pháp lý và ban hành văn bản hướng dẫn về các sản phẩm thuốc lá khiến các cơ quan thực thi thiếu sự thống nhất trong xử lý vi phạm. Việc kiểm soát hành vi sử dụng và xử lý vi phạm đối với các đối tượng đặc biệt, chẳng hạn như khách du lịch nước ngoài, vẫn chưa có quy định rõ ràng.

Đồng thời, tình trạng buôn bán thuốc lá lậu ngày càng tinh vi với các hình thức như giao dịch trong các hội nhóm kín, giao hàng trực tiếp, sử dụng từ lóng để quảng cáo... khiến công tác quản lý trên mạng xã hội và sàn thương mại điện tử trở nên phức tạp. Việc triển khai quản lý toàn diện đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều cơ quan trong công tác thu giữ và tiêu hủy sản phẩm nhập lậu, đặt ra bài toán về phân bổ nguồn lực và ngân sách Nhà nước.

Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Còn nhiều thách thức đặt ra
Ông Phùng Danh Tuyến, Phó trưởng Phòng Tổng hợp nghiệp vụ, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội

Bàn về những khó khăn, vướng mắc trong công tác kiểm soát thị trường buôn lậu thuốc lá, ông Nguyễn Đức Lê – đại diện Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước nhận định rằng, tình trạng buôn lậu và vận chuyển trái phép thuốc lá qua biên giới đường bộ, đường biển đang diễn biến phức tạp, đặc biệt đối với các sản phẩm thuốc lá mới.

"Trong năm 2024, lực lượng chức năng đã thu giữ 240,000 sản phẩm thuốc lá điện tử cùng 200,000 bao thuốc lá điếu truyền thống. Số liệu này cho thấy, tỷ trọng thuốc lá mới nhập lậu ngày càng chiếm phần lớn và có xu hướng gia tăng trong thời gian tới. Do đó, việc xác định nguyên nhân cốt lõi, từ cơ chế chính sách, công tác quản lý hay nhận thức của người dân, trở thành điều kiện cấp thiết để định hướng chiến lược phòng, chống buôn lậu thuốc lá hiệu quả hơn trong giai đoạn tiếp theo" - theo ông Nguyễn Đức Lê – đại diện Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước

Chia sẻ về thách thức trong quá trình xử lý hàng tồn do doanh nghiệp không được phép triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, ông Phan Quốc Đông, Phó Chi Cục trưởng Chi Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho biết, hiện chưa được thống nhất hướng xử lý đối với 214 triệu sản phẩm liên quan đến linh kiện thành phẩm thuốc lá mới để xuất khẩu. Điều này cho thấy việc thực thi lệnh cấm không chỉ tác động đến các cá nhân mà tác động tới doanh nghiệp, môi trường đầu tư, chuỗi cung ứng. Do đó, cần có giải pháp tháo gỡ cùng với lộ trình xử lý rõ ràng đối với lượng hàng tồn rất lớn này cũng như đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư. Ông đề xuất, đối với những doanh nghiệp đã nhập nguyên liệu sản xuất theo các hợp đồng ký kết nên được tiếp tục hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định theo cơ chế chuyển tiếp và dưới sự kiểm soát chặt chẽ. Cụ thể, việc gia hạn hợp đồng sản xuất để xử lý hàng tồn có thể được xem xét đến ngày 31/12/2025.

Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Còn nhiều thách thức đặt ra
Ông Phan Quốc Đông, Phó Chi Cục trưởng Chi Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Hải quan (Bộ Tài chính)

Phân tích về việc gia tăng buôn lậu thuốc lá mới, ông Nguyễn Chí Nhân, Tổng Thư ký Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA) cho biết, thuốc lá mới được nhiều quốc gia phát triển cho phép sử dụng và đang là một xu thế nên việc phòng chống buôn lậu gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, 100% các doanh nghiệp thuốc lá tại Việt Nam đều có vốn Nhà nước.

Về ảnh hưởng của việc thay đổi chính sách với các doanh nghiệp trong ngành, ông Nhân cho hay, trước năm 2025, Công ty thuốc lá Thăng Long – đơn vị thành viên của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) đã ký kết hợp tác với một đối tác nước ngoài về việc sản xuất linh kiện và thiết bị thuốc lá nung nóng để phục vụ cho mục đích xuất khẩu, và đã thông qua phê duyệt của Bộ Công Thương. Hiện toàn bộ máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên liệu - trị giá khoảng 15-17 triệu euro - đã được chuyển về và lắp đặt tại Việt Nam. Việc thay đổi quy định từ Công văn 17 có thể dẫn đến nguy cơ Công ty thuốc lá Thăng Long bị kiện, gây thiệt hại đáng kể.

Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Còn nhiều thách thức đặt ra
Ông Nguyễn Chí Nhân, Tổng Thư ký Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA)

Đồng quan điểm, ông Lê Đại Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp nhấn mạnh: “Đây là những vấn đề đáng lo ngại, nếu không được giải quyết rốt ráo thì có khả năng bị các nhà đầu tư nước ngoài kiện”. Bởi trước thời điểm có Nghị quyết 173 thì việc kinh doanh của các doanh nghiệp là hợp pháp. Với những cam kết về thương mại với đối tác nước ngoài, trong trường hợp pháp luật Việt Nam thay đổi, nếu gây bất lợi với nhà đầu tư thì cần phải có giải pháp, trước hết là đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư bằng các hình thức khác nhau.

Mặt khác, thuốc lá là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư. Hiện đã có khoảng 8 doanh nghiệp FDI đang đầu tư sản xuất, xuất khẩu trong lĩnh vực này, trong đó tập đoàn Hàn Quốc KT&G đã đầu tư tại tỉnh Vĩnh Phúc. “Như vậy, quy định cấm xuất khẩu tác động rất lớn đến nhóm doanh nghiệp này”, ông Hải nhấn mạnh.

Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Còn nhiều thách thức đặt ra
Ông Lê Đại Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp

Phân tích sâu hơn về góc độ kinh tế, TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), nhận định: “Cần phải có một lộ trình, đồng bộ hóa các cơ chế chính sách và đánh giá tác động toàn diện với các chủ thể liên quan trước khi ban hành chính sách”. Các nhà đầu tư nước ngoài thường quan ngại về rào cản thuế quan, rào cản thương mại khi tham gia vào thị trường sản xuất. Song hiện vấn đề quan ngại nhất là rủi ro trong quá trình đầu tư, cụ thể là những thay đổi đột ngột của chính sách. “Nếu chúng ta không tính trước các rủi ro này cho các nhà đầu tư thì ảnh hưởng rất lớn, khiến cho các nhà đầu tư lưỡng lự, thậm chí mất đi nguồn vốn tín dụng, cần phải bảo bộ các nhà đầu tư và có giải pháp cho vấn đề này”.

Ông Lê Đại Hải cũng đặt vấn về tính phù hợp của việc đưa định nghĩa, khái niệm về các sản phẩm thuốc lá mới vào một nghị định xử phạt hành vi như đề xuất của Bộ Y tế. Theo đó, Bộ Tư pháp đã thẩm định và cho rằng cần phải sửa đổi các khái niệm này từ các văn bản quy phạm pháp luật gốc (luật và các văn bản dưới luật) để bao quát hết các đối tượng.

Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Còn nhiều thách thức đặt ra
TS. Nguyễn Quốc Việt, nguyên Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)

Đồng thời, ông Lê Đại Hải chỉ ra, đối tượng chịu tác động xung quanh chính sách về thuốc lá mới hiện nay còn có thành phần khách du lịch nước ngoài, nhất là những người đến từ các nước đã cho phép sử dụng thuốc lá mới. Họ đang sử dụng bình thường sản phẩm này ở nước sở tại, nhưng khi nhập cảnh tại Việt Nam thì bị tịch thu, tiêu hủy.

Kết luận tọa đàm, các đại biểu đồng thuận còn nhiều điểm nghẽn trong việc thực thi Nghị quyết 173 về cấm thuốc lá mới, trong đó bao gồm cả vấn đề khó khăn khi nhận diện sản phẩm trong công tác phòng chống buôn lậu và xử lý hành vi vi phạm.

Việt Nam là quốc gia thứ 6 trong khu vực ASEAN cấm thuốc lá mới, do vậy sẽ có nhiều lợi thế vì có thể tham khảo kinh nghiệm các nước để tránh những hệ lụy mà các quốc gia này đã gặp phải. Trong đó, nổi bật nhất vẫn là thách thức trong việc phòng chống buôn lậu - vấn đề xảy ra ở tất cả các nước cấm, kể cả các nước có hệ thống quy định nghiêm ngặt và giám sát chặt chẽ như Úc, Singapore, Thái Lan.

Đọc thêm

Thượng đại kỳ Phật giáo lớn nhất thế giới tại Đại lễ Vesak 2025 Nhịp sống phương Nam

Thượng đại kỳ Phật giáo lớn nhất thế giới tại Đại lễ Vesak 2025

TTTĐ - Lá cờ Phật giáo có kích thước lớn nhất thế giới 500m² tung bay trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025.
BHXH tự nguyện: “Kênh” đầu tư hiệu quả cho tương lai BHXH & Đời sống

BHXH tự nguyện: “Kênh” đầu tư hiệu quả cho tương lai

TTTĐ - Việc tham gia BHXH tự nguyện không chỉ giúp người lao động tự do có khoản thu nhập ổn định khi hết tuổi lao động mà còn thể hiện sự chủ động trong việc chuẩn bị cho cuộc sống tương lai, đặc biệt trong bối cảnh người lao động tự do thường không có các chế độ bảo hiểm bắt buộc như nhóm lao động có hợp đồng.
Phế thải tuồn vào dự án, cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc Xã hội

Phế thải tuồn vào dự án, cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc

TTTĐ - Phế thải xây dựng được doanh nghiệp tuồn vào thi công dự án tại Cụm công nghiệp (CCN) Cẩm Sơn, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam khiến người dân bức xúc.
Xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp: Sẽ phạt gấp đôi! Đô thị

Xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp: Sẽ phạt gấp đôi!

TTTĐ - Phạt gấp đôi với trường hợp vi phạm là một nội dung đáng chú ý trong dự thảo nghị quyết mới của TP Hà Nội về mức xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng quá trình sắp xếp để trục lợi Xã hội

Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng quá trình sắp xếp để trục lợi

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội sẽ xử lý nghiêm hành vi lợi dụng quá trình sắp xếp, kiện toàn bộ máy để trục lợi, gây thất thoát, lãng phí hoặc làm chậm tiến độ giải ngân.
Hà Nội: Đăng ký khai sinh, cấp thẻ BHYT cho 175.696 trẻ em dưới 6 tuổi Xã hội

Hà Nội: Đăng ký khai sinh, cấp thẻ BHYT cho 175.696 trẻ em dưới 6 tuổi

TTTĐ - Tính đến ngày 15/4, thành phố Hà Nội đã thực hiện liên thông đăng ký khai sinh, cấp thẻ BHYT cho 175.696 trẻ em dưới 6 tuổi; liên thông đăng ký khai tử, trợ cấp mai táng phí đối với 1.160 trường hợp.
Văn Phú – Invest ủng hộ 720 triệu xóa nhà tạm, nhà dột nát Muôn mặt cuộc sống

Văn Phú – Invest ủng hộ 720 triệu xóa nhà tạm, nhà dột nát

TTTĐ - Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước, Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest đã đóng góp 720 triệu đồng vào Quỹ “Vì người nghèo” huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh để xây dựng 8 căn nhà kiên cố cho các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Không chỉ là một hoạt động thiện nguyện, sự đóng góp này còn thể hiện rõ nét triết lý phát triển Bất động sản "Vị Nhân Sinh" mà Văn Phú – Invest theo đuổi.
Phân định thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của chính quyền cấp huyện Muôn mặt cuộc sống

Phân định thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của chính quyền cấp huyện

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có văn bản số 500/TTg-KSTT ngày 4/5/2025 về việc phân định thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của chính quyền cấp huyện.
Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 35 độ C Môi trường

Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 35 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 5/5 có mưa dông, lốc xoáy và gió giật mạnh trên biển.
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính Muôn mặt cuộc sống

Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện cố 56/CĐ-TTg ngày 4/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ.
Xem thêm