Tag

Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Tin tức 18/02/2025 09:32
aa
TTTĐ - Sáng 18/2, tiếp tục kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành cao.
Quốc hội bàn thảo loạt vấn đề cấp bách về tinh gọn bộ máy Đề xuất bổ sung trường hợp đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội

Theo đó, sau khi nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua kuật này.

Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 463/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 96,86% tổng số đại biểu Quốc hội. Như vậy, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành cao.

Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) được Quốc hội thông qua gồm 5 Chương, 32 Điều. Theo đó, về vị trí, chức năng của Chính phủ, luật quy định: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng trình Quốc hội quyết định. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ.

Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)
Các đại biểu tiến hành biểu quyết

Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ.

Về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ, luật quy định tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm bình đẳng giới. Tổ chức bộ máy hành chính quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm nguyên tắc cơ quan cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của cơ quan cấp trên.

Luật cũng phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và chức năng, phạm vi quản lý giữa các bộ, cơ quan ngang bộ; bảo đảm nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.

Đồng thời, luật cũng phân quyền, phân cấp hợp lý giữa Chính phủ với chính quyền địa phương, bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)
Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành cao

Luật quy định thực hiện quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, khoa học, trong sạch, công khai, minh bạch, kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân. Chủ động tham gia, phối hợp chặt chẽ, tăng cường kiểm soát của Chính phủ đối với nền hành chính quốc gia và việc thực hiện quyền lập pháp, quyền tư pháp.

Luật cũng quy định: Chế độ làm việc của Chính phủ, các thành viên Chính phủ được thực hiện trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đề cao trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, từng thành viên Chính phủ theo quy định của pháp luật. Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ.

Về hình thức hoạt động của Chính phủ, luật quy định Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một phiên; họp chuyên đề, họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Chính phủ.

Trong trường hợp Chính phủ không họp, Thủ tướng Chính phủ quyết định gửi lấy ý kiến các thành viên Chính phủ bằng văn bản. Chính phủ họp theo yêu cầu của Chủ tịch nước để bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.

Khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội. Đổi mới hình thức hoạt động của Chính phủ gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm tính linh hoạt, hiệu quả và xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

Về hiệu lực thi hành, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/32025.

Về điều khoản chuyển tiếp, trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khác quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chưa phù hợp với quy định của luật này thì phải điều chỉnh thống nhất với quy định của Luật này trong thời hạn 2 năm kể từ ngày luật này có hiệu lực thi hành.

Trong thời gian luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa sửa đổi, bổ sung theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, để bảo đảm giải quyết việc phân quyền, phân cấp đối với một số lĩnh vực ưu tiên, cấp bách, giao Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh một số nhiệm vụ, quyền hạn và quy định khác có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đang được quy định trong các điều, khoản, điểm có liên quan tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để thống nhất áp dụng, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trường hợp liên quan đến luật, nghị quyết của Quốc hội thì báo cáo Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội gần nhất.

Trong thời gian cơ quan có thẩm quyền chưa ban hành văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phù hợp với quy định của Luật này thì các quy định của pháp luật hiện hành về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được tiếp tục thực hiện cho đến khi cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Đọc thêm

Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh Tin tức

Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tại kỳ họp này, nếu Quốc hội quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trước ngày 30/6/2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 thì sẽ kết thúc hoạt động cấp huyện. Chức năng nhiệm vụ của cấp huyện sẽ chuyển về cấp xã, một phần chuyển cấp tỉnh.
Tổng Bí thư: Có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản Tin tức

Tổng Bí thư: Có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp cần đảm bảo đúng quy trình, quy định, tiến hành lấy ý kiến Nhân dân.
Cải cách bộ máy Nhà nước: Không làm nửa vời mà làm đến cùng Tin tức

Cải cách bộ máy Nhà nước: Không làm nửa vời mà làm đến cùng

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, công cuộc cải cách sâu rộng quản trị Nhà nước, hoàn thiện mô hình tổ chức của hệ thống chính trị với tinh thần "không làm nửa vời, làm đến cùng, làm triệt để".
Chính thức trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Thời sự

Chính thức trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

TTTĐ - Ủy ban Thường vụ Quốc hội chính thức trình Quốc hội tờ trình về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và thành lập Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp.
"Ý Đảng hợp với lòng dân" về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy Tin tức

"Ý Đảng hợp với lòng dân" về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

TTTĐ - Cử tri và Nhân dân vui mừng, phấn khởi, đánh giá rất cao Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo quyết liệt cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư, phục vụ doanh nghiệp và người dân, “ý Đảng hợp với lòng dân”...
Chủ tịch Quốc hội: Sửa Hiến pháp là nhiệm vụ mang tính chiến lược Tin tức

Chủ tịch Quốc hội: Sửa Hiến pháp là nhiệm vụ mang tính chiến lược

TTTĐ - Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, kỳ họp thứ 9 sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, đây là nhiệm vụ mang tính chiến lược cả về chính trị và pháp lý, nhằm thể chế hóa kịp thời các chủ trương lớn của Đảng, đặc biệt là về sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng “tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, sát thực tiễn”.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu Quốc hội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh Tin tức

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu Quốc hội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

TTTĐ - Sáng 5/5, trước giờ khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kỳ họp lịch sử, bàn những quyết sách vì dân Tin tức

Kỳ họp lịch sử, bàn những quyết sách vì dân

TTTĐ - Sáng nay (5/5), Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc. Đây là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Chỉ thực hiện chỉ định lãnh đạo UBND, HĐND trong năm 2025 Tin tức

Chỉ thực hiện chỉ định lãnh đạo UBND, HĐND trong năm 2025

TTTĐ - Bộ Chính trị chỉ đạo trong lần sắp xếp này thực hiện cơ chế chỉ định, bổ nhiệm với những người lãnh đạo ở UBND, HĐND các đơn vị được sắp xếp. Quy định này sẽ chỉ thực hiện trong năm 2025. Từ sau năm 2025 trở đi sẽ thực hiện bầu các chức danh nêu trên như thông thường.
Xem xét rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV Tin tức

Xem xét rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV

TTTĐ - Nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV dự kiến sẽ được rút ngắn 3 tháng. Cuộc bầu cử Quốc hội khoá mới sẽ tiến hành ngay sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Đảng thay vì vào tháng 5 như thông lệ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện công tác kiện toàn nhân sự, sắp xếp bộ máy.
Xem thêm