Tag

Sớm chọn ra các đơn vị, địa phương triển khai mô hình điểm về văn hóa

Người Hà Nội 22/07/2021 17:10
aa
TTTĐ - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong yêu cầu trong quý III/2021, các đơn vị phải hoàn thành các đề án, kế hoạch trình các cấp phê duyệt, để triển khai thực hiện kịp thời, bảo đảm tiến độ, hiệu quả; Nghiên cứu tham mưu cho thành phố về nguồn lực đầu tư cho chương trình trong giai đoạn 2021-2025 như: Xây dựng trường chuẩn, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa...
Đưa đặc sản nhãn lồng và câu chuyện văn hóa lên sóng livestream Diện mạo vùng quê Nông thôn mới Vân Hòa ngày càng khởi sắc Xây dựng thương hiệu quốc gia từ du lịch văn hóa Phát triển công nghiệp văn hóa, bảo tồn di sản và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

Ngày 22/7, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về "Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh" (Chương trình 06-CTr/TU) đã chủ trì hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021 của Ban Chỉ đạo. Cùng dự có Phó Chủ tịch UBND thành phố, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU Chử Xuân Dũng.

Sớm chọn ra các đơn vị, địa phương triển khai mô hình điểm về văn hóa
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu chỉ đạo hội nghị

Ngay sau khi Chương trình 06-CTr/TU được ban hành, Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo đã xây dựng dự thảo kế hoạch thực hiện chương trình, gồm: 98 nhiệm vụ, 18 chỉ tiêu, 2 nghị quyết chuyên đề, 14 đề án, 32 kế hoạch, 12 dự án; Tăng cường tuyên truyền, quán triệt nội dung chương trình tới các sở, ban, ngành và 30 quận, huyện, thị xã để chủ động kế hoạch, giải pháp tổ chức thực hiện.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, các nhóm nhiệm vụ: Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh từ thành phố tới cơ sở được triển khai kịp thời, hiệu quả; Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tiếp tục được chú trọng với việc thực hiện cưới, tang văn minh phòng, chống dịch Covid-19; Xây dựng và nhân rộng các mô hình thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng và Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội gắn với xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững, giáo dục mũi nhọn tiếp tục phát triển. Việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục được đẩy mạnh ở tất cả các cấp học, đã tổ chức thành công kỳ thi vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2021-2022 và kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao nhân các ngày lễ, kỷ niệm, sự kiện chính trị trọng đại của đất nước và Thủ đô được tổ chức hiệu quả, an toàn, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân.

Cũng trong thời gian này, Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU tập trung cho nhiệm vụ hoàn thiện Nghị quyết về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"; Tổ chức 3 tọa đàm trên các lĩnh vực, cấp độ phù hợp nhằm huy động những sáng kiến, tham vấn trí tuệ, tâm huyết đóng góp cho dự thảo Nghị quyết, với mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có sự phát triển rõ rệt cả về chất và lượng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GRDP Thủ đô, đưa Hà Nội trở thành 1 trong 3 trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước. Đến nay, đơn vị soạn thảo đã hoàn thiện nội dung Nghị quyết, trình các cấp xem xét, phê duyệt.

Bên cạnh kết quả, công tác triển khai Chương trình 06-CTr/TU cũng có những khó khăn, tồn tại, như: Chưa tạo được cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn xã hội hóa cũng như các nhà đầu tư có tiềm lực vào phát triển du lịch; Tiến độ một số đề án, dự án triển khai còn chậm; Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến cho nhiều hoạt động văn hóa, du lịch bị ngừng trệ...

Tại hội nghị, các đại biểu tham dự đã đề xuất một số nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai thực hiện trong 6 tháng cuối năm, gồm: Hoàn thiện dự thảo và trình UBND thành phố, Ban Chỉ đạo ban hành các đề án, kế hoạch đề ra trong chương trình; Tiếp tục tham mưu các công việc liên quan để trình Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố ban hành Nghị quyết về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"..., chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử gắn với phòng, chống dịch bệnh; Xây dựng quy tắc ứng xử trên không gian mạng...

Phát biểu chỉ đạo , Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong yêu cầu trong quý III/2021, phải hoàn thành các đề án, kế hoạch... trình các cấp phê duyệt, để triển khai thực hiện kịp thời, bảo đảm tiến độ, hiệu quả; Nghiên cứu tham mưu cho thành phố về vấn đề nguồn lực đầu tư cho chương trình trong giai đoạn 2021-2025, như: Xây dựng trường chuẩn; Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa...

"Sắp tới, thành phố sẽ điều chỉnh quy hoạch chung của Thủ đô, các ngành cần rà soát tổng thể các nội dung quy hoạch thuộc lĩnh vực mình quản lý, có căn cứ số liệu, hệ thống thông tin so sánh để kịp thời tham mưu, đề xuất với thành phố, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững Thủ đô", đồng chí Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.

Khẳng định Chương trình 06-CTr/TU giúp cho Thành ủy nhận diện rõ hơn tình hình thực tế, thực trạng về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, từ đó đề ra các định hướng, cơ chế chính sách phù hợp, hiệu quả, đầu tư nguồn lực để phát triển thành phố, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU Nguyễn Văn Phong đề nghị, trong 6 tháng cuối năm, phải hoàn thiện các kế hoạch, đề án, chuẩn bị đầu tư theo thứ tự ưu tiên; Triển khai nghiên cứu, đi thực tế ở các địa phương để học tập các mô hình sáng tạo, hiệu quả, nhất là các mô hình với văn hóa cộng đồng. Sớm chọn ra các đơn vị, địa phương triển khai các mô hình điểm về văn hóa như: Mô hình làng, xã văn hóa; Mô hình khu dân cư văn hóa...

Đọc thêm

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Xem thêm