Tag

Sức ép rác thải sinh hoạt đô thị ngày càng tăng

Đô thị 22/11/2020 09:38
aa
TTTĐ - Với tốc độ phát triển nhanh, lượng chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng tăng nhanh, mặc dù thành phố đã đầu tư nhiều khu xử lý chất thải sinh hoạt tập trung nhưng phương pháp xử lý chủ yếu vẫn là chôn lấp hợp vệ sinh dẫn đến quá tải các khu xử lý rác thải tập trung và tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Phố Yên Phụ, quận Tây Hồ (Hà Nội): Nhếch nhác vì rác thải Biến phế liệu thành mô hình học tập sáng tạo Việt Nam đối thoại quốc tế hướng tới giải quyết thách thức về nhựa đại dương Ưu tiên giải bài toán đầu tư cho tái chế rác thải nhựa

Áp lực từ rác thải sinh hoạt

Ước tính lượng rác thải sinh hoạt trên toàn địa bàn Thành phố là 6.500 tấn/ngày. Hiện nay tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt tại các quận trung tâm thành phố là 100%, các huyện ngoại thành là 88 - 89%.

Hiện tại, chất thải rắn sinh hoạt từ khu vực đô thị và nông thôn được phân luồng, xử lý tại khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, huyện Sóc Sơn (từ 12 quận và 5 huyện gồm Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh, Mê Linh và Sóc Sơn), khối lượng trung bình 4.500 - 4.700 tấn/ngày); Khu xử lý chất thải Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây (12 huyện và thị xã Sơn Tây, khối lượng trung bình khoảng 1.200 - 1.300 tấn/ngày).

Mặc dù thành phố đã đầu tư nhiều khu xử lý chất thải sinh hoạt tập trung nhưng phương pháp xử lý chủ yếu vẫn là phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Cụ thể tỷ lệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp chiếm khoảng 89%, xử lý bằng phương pháp đốt (không phát điện) chiếm khoảng 11% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom.

Do lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng nên thời gian gần đây tại một số quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn xảy ra tình trạng ùn ứ rác thải. Cụ thể, hơn một tuần qua, trên nhiều tuyến phố ở phường Yên Phụ, quận Tây Hồ tràn ngập rác thải. Rác chất đống trên vỉa hè, đầu ngõ bốc mùi hôi thối. Nhiều hộ dân ở mặt đường phải dùng các tấm bạt phủ lên đống rác để ngăn mùi. Một số gia đình tự bỏ tiền thuê người dọn rác tập kết trước cửa nhà.

Sức ép rác thải sinh hoạt đô thị ngày càng tăng
Rác thải ùn ứ trên địa bàn phường Yên Phụ, quận Tây Hồ (Hà Nội)

Liên quan đến việc ùn ứ rác thải trên địa bàn phường Yên Phụ, ông Hoàng Xuân Sáng, Chủ tịch UBND phường Yên Phụ cho biết: "Những ngày qua rác thải không được thu dọn, ảnh hưởng rất lớn đến vệ sinh môi trường, an toàn giao thông trên địa bàn, nếu tình trạng này kéo dài thậm chí còn trở thành vấn đề trật tự xã hội".

Theo ông Sáng, đây không phải lần đầu xảy ra việc ùn ứ rác, nên phường đã có văn bản báo cáo quận, đề nghị lựa chọn đơn vị thu gom rác có năng lực, trách nhiệm hơn trong thời gian tới.

Tương tự tại quận Nam Từ Liêm, hàng chục xe rác bốc mùi ùn ứ ở điểm tập kết trên đường Trần Hữu Dực, phường Cầu Diễn gây mất mĩ quan đô thị, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường.

“Bài toán” không dễ giải quyết

Với lượng rác thải ngày càng tăng và ảnh hưởng ô nhiễm môi trường, vấn đề xử lý rác thải đã, đang và sẽ là “bài toán” không dễ giải quyết. Từ thực trạng rác thải nông thôn Hà Nội cho thấy không thể mang rác đi chôn mãi trong khi các bãi chôn lấp đã kín, nhà máy quá tải.

Rác thải phải được xử lý tập trung hoặc xử lý bằng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, biến thành nguồn lợi cho xã hội. Bởi phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh chỉ phù hợp với những nơi có quỹ đất rộng lớn. Với Hà Nội, đây không phải là giải pháp lâu dài, vì mật độ dân cư lớn, quỹ đất ít.

Để hạn chế ảnh hưởng từ xử lý chôn lấp, thời gian qua, Hà Nội đã thực hiện nhiều giải pháp: cải tiến, đổi mới phương pháp chôn lấp, hạn chế phát sinh mùi, ô nhiễm nước rác, hỗ trợ ảnh hưởng môi trường, đền bù, hỗ trợ di dời người dân ra khỏi vùng ảnh hưởng môi trường... đồng thời chú trọng đầu tư công nghệ xử lý rác.

Sức ép rác thải sinh hoạt đô thị ngày càng tăng
Vấn đề xử lý rác thải đã, đang và sẽ là “bài toán” không dễ giải quyết

Hiện Hà Nội có 17 khu xử lý chất thải được quy hoạch, 8 khu hiện hữu đã và đang được nâng cấp, mở rộng, 4 khu đã và đang được đầu tư xây dựng mới. Trong đó thành phố đã tập trung đầu tư mở rộng, nâng cấp 2 khu xử lý có quy mô lớn, trọng điểm là khu xử lý chất thải rắn Nam Sơn, Xuân Sơn.

Tại khu xử lý chất thải Nam Sơn, theo quy hoạch tổng diện tích 280 ha, công suất đến năm 2020 khoảng 4.500 tấn/ngày; Năm 2030 khoảng 6.000 tấn/ngày. Tại khu xử lý cũng đang triển khai xây dựng dự án nhà máy điện rác Sóc Sơn công suất 4.000 tấn/ngày đêm, hiện đang được triển khai thi công, dự kiến tháng 12/2020 vận hành thử nghiệm.

Còn tại khu xử lý chất thải Xuân Sơn, dự án nhà máy xử lý chất thải Xuân Sơn, công suất 700 tấn/ngày, xử lý bằng phương pháp đốt không phát điện, hiện đang thực hiện đầu tư nâng cấp, cải tạo công nghệ đốt rác phát điện, nâng công suất lên 1.500 tấn/ngày, đêm. Cùng đó, Nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây công suất tối đa 250 tấn/ngày đêm đang vận hành công suất khoảng 160 tấn/ngày, xử lý bằng phương pháp đốt không phát điện.

Tuy nhiên, bên cạnh việc đầu tư công nghệ xử lý rác hiện đại cũng cần có giải pháp thực hiện sớm việc phân loại rác tại nguồn. Bởi để khâu xử lý rác hiệu quả, dù với công nghệ nào, việc phân loại rác đều giữ vai trò quan trọng.

Theo ước tính sơ bộ, lượng rác thải hiện nay ở Hà Nội khoảng 35 - 40% là rác hữu cơ dễ phân hủy (các loại thực phẩm đã hỏng hoặc thừa, vỏ trái cây...); 30 - 35% là rác có thể tái chế để sử dụng lại như giấy, carton, kim loại (khung sắt, máy móc, thiết bị hỏng...), các loại nhựa... Còn lại khoảng 25 - 35% là các loại rác không tái chế là phần thải bỏ, cần chôn lấp.

Như vậy nếu có sự phân loại rác thải tại nguồn thì lượng rác thải đi xử lý chỉ còn khoảng 25 - 35% tổng số lượng rác thải hiện nay sẽ giảm tải quy mô cũng như ô nhiễm môi trường từ chất thải hữu cơ của các khu xử lý rác thải tập trung.

Việc phân loại rác thải tại nguồn có ý nghĩa rất quan trọng, việc xử lý, tái tạo chất thải hữu cơ thành phân bón hữu cơ là nguồn tài nguyên vô cùng lớn giúp cho việc phát triển kinh tế tuần hoàn của nền nông nghiệp sạch, hữu cơ của Thủ đô. Bên cạnh đó, việc tận dụng rác thải tái chế bằng công nghệ thân thiện với môi trường góp phần tạo ra sản phẩm hữu ích, bảo vệ môi trường và tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Đọc thêm

Động lực phát triển Thủ đô qua các cây cầu bắc qua sông Hồng Đô thị

Động lực phát triển Thủ đô qua các cây cầu bắc qua sông Hồng

TTTĐ - Hà Nội có vai trò quan trọng đặc biệt đối với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Việc xây dựng thêm các cây cầu bắc qua sông Hồng sẽ tạo thuận lợi trong việc liên kết vùng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
Hải Phòng có 50 xã, phường, đặc khu sau sắp xếp Đô thị

Hải Phòng có 50 xã, phường, đặc khu sau sắp xếp

TTTĐ - Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng vừa hành Nghị quyết số 19-NQ/TU về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, Hải Phòng sẽ có 50 xã, phường và đặc khu sau sắp xếp.
Hà Nội ra quân chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông đô thị Đô thị

Hà Nội ra quân chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông đô thị

TTTĐ - Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội (Sở Xây dựng Hà Nội) đã ra quân chỉnh trang, duy tu, vệ sinh toàn bộ hệ thống nhà chờ, biển báo điểm dừng xe buýt trên địa bàn thành phố.
Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng Đô thị

Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng

TTTĐ - Sáng 29/4, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường kết nối cầu Tứ Liên từ nút giao đường dẫn cầu Tứ Liên với đường Trường Sa đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi Đô thị

Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi

TTTĐ - Sáng 29/4, tại kỳ họp thứ 22, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu.
Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công Xã hội

Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công

TTTĐ - 27 dự án, công trình đầu tư công tại thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) có tổng vốn hơn 1.675 tỷ đồng đang gặp hàng loạt vướng mắc cần được tháo gỡ.
Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông Xã hội

Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông

TTTĐ - HĐND tỉnh Lâm Đồng thống nhất thông qua đề án sáp nhập với tỉnh Bình Thuận và Đắk Nông. Sau sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng trở thành tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, với diện tích hơn 24,2 nghìn km2.
Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn” Đô thị

Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn”

TTTĐ - Công an TP Hà Nội thông báo phân luồng giao thông, bảo đảm an ninh, an toàn và giao thông thông suốt phục vụ công tác bảo vệ Chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc khải hoàn”.
Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu Xã hội

Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức lễ khánh thành công trình Công viên tượng đài, nhà lưu niệm Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu tại huyện Long Đất.
TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km² Đô thị

TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km²

TTTĐ - TP Cần Thơ và Hậu Giang vừa thông qua nghị quyết về hợp nhất cấp tỉnh, cấp xã. Theo nghị quyết được thông qua, TP Cần Thơ sau khi sáp nhập sẽ có tổng diện tích tự nhiên lên đến 6.360km², quy mô dân số 4.199.806 người.
Xem thêm