Tag

Tăng cường tiếp công dân, củng cố niềm tin với các cấp chính quyền

Tin tức 15/02/2025 18:25
aa
TTTĐ - Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhằm giữ vững an ninh trật tự, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn. Hiện thành phố Hà Nội đang tăng cường, đẩy mạnh nhiệm vụ này, đặc biệt là làm rõ vai trò trách nhiệm của người đứng đầu trong giải quyết khiếu nại tố cáo của người dân để củng cố hơn nữa lòng tin trong các tầng lớp Nhân dân Thủ đô với các cấp chính quyền.
Giải quyết dứt điểm "điểm nóng", nâng cao hiệu quả tiếp công dân Còn tình trạng người đứng đầu né tránh, đùn đẩy tiếp công dân

Một số đơn vị còn chưa quyết liệt

Năm 2024, các cơ quan hành chính của TP Hà Nội tiếp 35.086 lượt/42.715 công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan 21.150 vụ việc (trong đó có 12.323 vụ việc tiếp lần đầu, 8.827 vụ việc tiếp nhiều lần).

Thực hiện quy định về việc tiếp công dân định kỳ và đột xuất của thủ trưởng đơn vị, lãnh đạo các cơ quan hành chính của TP tiếp 10.295 lượt công dân (giảm 12,4% so với cùng kỳ 2023), trong đó, lãnh đạo UBND TP tiếp 110 lượt công dân; lãnh đạo các quận, huyện, thị xã, sở, ngành tiếp 10.185 lượt công dân. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND TP tổ chức tiếp, đối thoại với công dân; nghe các đơn vị báo cáo để kịp thời chỉ đạo giải quyết đối với một số vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp.

Về công tác xử lý đơn, các cơ quan hành chính của TP tiếp nhận 53.980 đơn các loại, xử lý 49.671 đơn, trong đó 48.266 đơn đủ điều kiện xử lý, gồm: 9.050 đơn khiếu nại; 7.439 đơn tố cáo và 31.777 đơn kiến nghị, phản ánh, dân nguyện, nội dung chủ yếu liên quan đến lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, giải phóng mặt bằng,...

Tăng cường tiếp công dân, củng cố niềm tin với các cấp chính quyền
Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tich UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp công dân định kỳ

Bên cạnh những kết quả đạt được, một số đơn vị, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền còn chưa quyết liệt chỉ đạo nhằm giải quyết dứt điểm vụ việc ngay từ khi phát sinh, ngay tại cơ sở. Một số vụ việc khiếu nại, tố cáo giải quyết còn chậm, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, các cấp có thẩm quyền trong quá trình giải quyết, dẫn đến việc người dân tiếp tục gửi đơn vượt cấp.

Đơn cử như vụ việc của bà Nguyễn Thị Vân, ở xã Kim Quan, huyện Thạch Thất, được Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn trực tiếp làm việc hồi tháng 9/2024. Theo bà Vân, gia đình đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính phải nộp từ năm 2022, nhưng hai năm sau vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất số 36, diện tích 150 m2 tại khu vực vườn cây Cống Tráng, xã Kim Quan.

Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn nhận định, vụ việc có trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Thạch Thất khi chưa thực hiện hết trách nhiệm trong giải quyết đơn kiến nghị của công dân; đồng thời yêu cầu huyện Thạch Thất sớm thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình bà Nguyễn Thị Vân bảo đảm đúng quy định của pháp luật trong tháng 10/2024.

Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu

Theo Chánh Thanh tra TP Hà Nội Trần Đức Hoạt, nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tiếp công dân tại các đơn vị, hằng năm, Thanh tra TP tổ chức thực hiện công tác thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, qua đó đã kịp thời kiến nghị tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc, chấn chỉnh, khắc phục những thiếu sót trong công tác này.

Cùng với đó, ngành Thanh tra Hà Nội tiếp tục tăng cường tiếp, đối thoại với công dân, chủ động theo dõi, rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài; nắm chắc tình hình để phục vụ công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Tăng cường tiếp công dân, củng cố niềm tin với các cấp chính quyền

Để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, UBND TP Hà Nội cũng đã phê duyệt 18 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Thanh tra TP Hà Nội, trong đó có: 5 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh; 5 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính cấp huyện; 4 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính cấp xã; 4 quy trình giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

UBND TP giao thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc TP; chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ quy trình nội bộ do Chủ tịch UBND TP phê duyệt về tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để ban hành quy trình cụ thể của cơ quan, đơn vị theo tinh thần rõ người, rõ việc và cải cách hành chính.

Thanh tra TP chủ trì, phối hợp cùng Văn phòng UBND TP và các cơ quan liên quan nghiên cứu, từng bước xây dựng, hoàn thiện quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính phù hợp theo tiến độ phát triển chuyển đổi số và xây dựng chính quyền điện tử chung của TP.

Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhằm giữ vững an ninh trật tự, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần củng cố lòng tin trong các tầng lớp Nhân dân Thủ đô với các cấp chính quyền.

Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội yêu cầu các địa phương, đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm, buông lỏng, thờ ơ, vô cảm trong xử lý đơn, thư, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân.

Các cơ quan chức năng kịp thời theo dõi, phát hiện và xử lý nghiêm khắc đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi buông lỏng, trì hoãn, kéo dài, thực hiện không nghiêm túc chỉ đạo của cấp trên trong công tác xử lý đơn, thư, tiếp công dân, đối thoại với công dân; có dấu hiệu tiêu cực, trục lợi.

Đọc thêm

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 có 15 thành viên. Trong đó, Chủ tịch Ủy ban là Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Tin tức

Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

TTTĐ - Với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan Tin tức

Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cần được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả; có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lấy ý kiến Nhân
Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân Tin tức

Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân

TTTĐ - Trước tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân tràn lan gây nguy cơ lừa đảo và chiếm đoạt tài sản, Chính phủ đề xuất Quốc hội luật hóa cấm hoàn toàn việc này.
Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết Tin tức

Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết...
Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh Tin tức

Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tại kỳ họp này, nếu Quốc hội quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trước ngày 30/6/2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 thì sẽ kết thúc hoạt động cấp huyện. Chức năng nhiệm vụ của cấp huyện sẽ chuyển về cấp xã, một phần chuyển cấp tỉnh.
Tổng Bí thư: Có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản Tin tức

Tổng Bí thư: Có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp cần đảm bảo đúng quy trình, quy định, tiến hành lấy ý kiến Nhân dân.
Cải cách bộ máy Nhà nước: Không làm nửa vời mà làm đến cùng Tin tức

Cải cách bộ máy Nhà nước: Không làm nửa vời mà làm đến cùng

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, công cuộc cải cách sâu rộng quản trị Nhà nước, hoàn thiện mô hình tổ chức của hệ thống chính trị với tinh thần "không làm nửa vời, làm đến cùng, làm triệt để".
Chính thức trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Thời sự

Chính thức trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

TTTĐ - Ủy ban Thường vụ Quốc hội chính thức trình Quốc hội tờ trình về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và thành lập Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp.
"Ý Đảng hợp với lòng dân" về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy Tin tức

"Ý Đảng hợp với lòng dân" về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

TTTĐ - Cử tri và Nhân dân vui mừng, phấn khởi, đánh giá rất cao Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo quyết liệt cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư, phục vụ doanh nghiệp và người dân, “ý Đảng hợp với lòng dân”...
Xem thêm