Tạo hành lang pháp lý vững chắc cho ngành Nông nghiệp và Môi trường
Đẩy mạnh các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo Phó Giám đốc sở NN&PTNT giữ chức Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Công bố quyết định thành lập Đảng bộ cơ quan Sở Nông nghiệp và Môi trường |
Đây là một trong những chỉ đạo quan trọng của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy tại Hội nghị giao ban tháng 2 và triển khai thực hiện các nhiệm vụ quan trọng trong năm 2025, để nhằm mục tiêu ngành tăng trưởng 4% trong năm nay.
3 quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong năm 2025
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị các Thứ trưởng chỉ đạo đơn vị trực thuộc Bộ thực bám sát 3 quan điểm chỉ đạo điều hành trong năm 2025, đó là:
Đoàn kết, thống nhất, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; đề cao tính năng động, chủ động, sáng tạo, trách nhiệm, nêu gương của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu, nỗ lực khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Chú trọng và nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo; theo dõi sát, nắm vững tình hình thực tiễn, nhất là diễn biễn thị trường trong nước và thế giới để có các giải pháp chủ động “từ sớm, từ xa”; phản ứng chính sách kịp thời, nhanh nhạy, hiệu quả.
Trong phân công, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phải bảo đảm “năm rõ” (rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ hiệu quả); bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt, luôn kiên định về mục tiêu, linh hoạt về nhiệm vụ, giải pháp; đồng thời, có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả giữa các đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ.
Hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật
Đối với các nhóm nhiệm vụ giao cho các đơn vị, tổ chức, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho rằng mục tiêu đầu tiên và quan trọng trong năm 2025 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường là ổn định tổ chức bộ máy, hoàn thiện các quy chế, quy định về công tác cán bộ. Bộ sẽ tiếp tục thực hiện công tác sắp xếp tổ chức, bộ máy theo hướng tinh gọn và hiệu quả hơn. Sau khi hoàn tất việc sáp nhập và hợp nhất các đơn vị, việc ổn định tổ chức bộ máy và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các lãnh đạo và cán bộ của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ là điều kiện tiên quyết để triển khai các nhiệm vụ chuyên môn.
Đặc biệt, Bộ sẽ chú trọng công tác chính trị, tư tưởng cho cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình sắp xếp lại bộ máy, với sự quan tâm đặc biệt đến việc đảm bảo chế độ, chính sách cho những cán bộ tự nguyện xin nghỉ hưu sớm hoặc nghỉ công tác. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ tiếp tục sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp và bộ máy của các cơ quan trực thuộc Bộ để phù hợp với mô hình tổ chức mới.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu |
Một trong những nhiệm vụ quan trọng là xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý, nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc cho sự phát triển của ngành nông nghiệp và môi trường. Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ triển khai xây dựng, sửa đổi và trình các văn bản quy phạm pháp luật trong năm 2025. Đặc biệt, Bộ sẽ tập trung vào việc sửa đổi và bổ sung các quy định liên quan đến đất đai, cũng như các luật chuyên ngành liên quan đến thú y, bảo vệ thực vật và các lĩnh vực khác.
Bộ cũng sẽ đẩy mạnh việc hoàn thiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các tiêu chuẩn ngành, đặc biệt trong lĩnh vực nông sản và thủy sản, để đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.
Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính
Trong năm 2025, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh việc Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ tập trung vào việc nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong toàn ngành. Do vậy, kể từ tháng 3 và thời gian tiếp theo trong năm, Bộ sẽ tiếp tục rà soát và hoàn thiện các kế hoạch triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW và Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ, về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Một trong những mục tiêu quan trọng trong lĩnh vực này là hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai quốc gia, cơ sở dữ liệu đất đai, đồng thời xây dựng bản đồ số về quy hoạch đất đai và giá đất, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Cùng với đó, Bộ sẽ hoàn thiện hệ thống Cổng truy xuất nguồn gốc nông sản, hướng tới việc áp dụng toàn quốc, góp phần nâng cao tính minh bạch trong ngành nông sản, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ triển khai các chương trình đặt hàng khoa học công nghệ, nghiên cứu các giải pháp chuyển đổi số, nhằm tối ưu hóa quá trình quản lý và vận hành các cơ quan thuộc Bộ.
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, cải cách thủ tục hành chính là nhiệm vụ quan trọng trong năm 2025 của ngành. Theo đó, Bộ sẽ rà soát và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tích hợp các thủ tục liên quan và đẩy mạnh số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ thực hiện chuyển đổi số dịch vụ công trong các cục chuyên ngành trước ngày 30/6/2025, giảm thiểu chi phí tuân thủ và thời gian xử lý thủ tục hành chính, đồng thời tăng cường sự minh bạch và hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước.
Để nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, Bộ cũng sẽ phối hợp với các địa phương và doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đồng thời đẩy mạnh công tác thông tin và tuyên truyền, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các chính sách, pháp luật của Nhà nước.
![]() |
Hội nghị giao ban công tác tháng 2/2025 diễn ra vào sáng 11/3 |
5 giải pháp thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm
Để thực hiện các nhóm công việc trên, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chỉ ra 5 giải pháp quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong giai đoạn phát triển mới. Cụ thể:
Đảng ủy Bộ và các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc cần chú trọng việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ.
Trong công tác chỉ đạo, điều hành phải chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nhịp nhàng giữa các đơn vị. Bám sát tình hình thực tiễn; phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, nhất là với những vấn đề cấp bách phát sinh trong ngắn hạn, đồng thời thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp mang tính căn cơ trong trung và dài hạn; Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đơn vị; Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng về nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm.
Đặc biệt, theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, cần phải đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước, nhất là giải quyết thủ tục hành chính cho các địa phương, trên nguyên tắc: Bộ không trực tiếp làm các công việc không thuộc thẩm quyền hoặc có thể phân cấp cho địa phương.
Cuối cùng, cần phải hoàn thiện công cụ đánh giá hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Đặc biệt là đánh giá hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, đề cao các tiêu chí về: thường xuyên tham mưu cho lãnh đạo Bộ các vấn đề mang tầm chiến lược, dài hạn, có tính chất căn cơ; mức độ nắm bắt, sâu sát tình hình địa phương, cơ sở; chất lượng, hiệu quả giải quyết, xử lý kiến nghị của Bộ, ngành, địa phương và người dân, doanh nghiệp.
Thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững
Năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ tập trung vào việc xử lý ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, làng nghề và các khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao. Bộ sẽ triển khai các chương trình giám sát, kiểm tra và xử lý ô nhiễm môi trường, đặc biệt là trong các đô thị lớn, khu vực công nghiệp và lưu vực sông. Cùng với đó, Bộ sẽ hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, hướng tới việc giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường sống cho người dân.
Đặc biệt, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ tiếp tục thúc đẩy công tác xây dựng nông thôn mới, đồng thời triển khai các chương trình giảm nghèo bền vững. Bộ trưởng đề nghị các đơn vị của Bộ sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo trong giai đoạn 2021-2025. Đặc biệt, Bộ sẽ nghiên cứu và triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, với mục tiêu giảm nghèo và nâng cao đời sống cho người dân.
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng sẽ tập trung vào việc nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và lợi ích nhóm; tăng cường giám sát việc thực thi các chính sách, pháp luật và kịp thời phát hiện những vấn đề còn tồn tại. Đồng thời, Bộ cũng sẽ tập trung vào việc đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí trong ngành nông nghiệp và môi trường, đảm bảo môi trường công vụ trong sạch, hiệu quả.
![]() |
Thứ trưởng Hoàng Trung phát biểu tại Hội nghị. |
Trong công tác hợp tác quốc tế, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, một trong những mục tiêu quan trọng là tăng cường xuất khẩu nông sản Việt Nam vào các thị trường tiềm năng như Hoa Kỳ, EU, ASEAN , Đông Bắc Á, và các quốc gia tại châu Phi.
“Bộ cũng sẽ đẩy mạnh việc triển khai các dự án hỗ trợ sản xuất nông sản tại các quốc gia bạn, như dự án hỗ trợ Cuba sản xuất lúa gạo. Cùng với đó, Bộ sẽ hoàn thiện và triển khai Đề án tham tán nông nghiệp tại các thị trường trọng điểm, với mục tiêu đạt ít nhất một tham tán nông nghiệp tại mỗi thị trường quan trọng", Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

BHXH tự nguyện: “Kênh” đầu tư hiệu quả cho tương lai

Phế thải tuồn vào dự án, cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc

Xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp: Sẽ phạt gấp đôi!

Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng quá trình sắp xếp để trục lợi

Hà Nội: Đăng ký khai sinh, cấp thẻ BHYT cho 175.696 trẻ em dưới 6 tuổi

Văn Phú – Invest ủng hộ 720 triệu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Phân định thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của chính quyền cấp huyện

Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 35 độ C

Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính
