Tag
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình:

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ

Tin tức 15/02/2025 18:00
aa
TTTĐ - Ngày 15/2, Quốc hội thảo luận tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Nghị quyết 57-NQ/TW: Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo Tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, chuyển đổi số Quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số* Cần "cơ chế đặc biệt" để gỡ vướng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu thảo luận tại Tổ 3 - Ảnh: VGP
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu thảo luận tại Tổ 3 - Ảnh: VGP

Phát biểu thảo luận tại Tổ 3 (gồm các đoàn đại biểu Quốc hội: Bắc Giang, Nghệ An và Đắk Nông), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57/NQ-TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đây là Nghị quyết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; được đánh giá rất cao và tạo ra một sự hứng khởi trong toàn xã hội vì đã đề cập đến một vấn đề rất quan trọng, rất thiết yếu của đời sống xã hội, đó là vấn đề khoa học và công nghệ số hiện nay.

Cách tiếp cận của Nghị quyết số 57 đối với một vấn đề hết sức quan trọng này là hoàn toàn mới so với các nghị quyết khác, bởi vì rất rõ việc, nhìn vào đó người ta thấy rộng mở con đường phát triển của khoa học và công nghệ.

"Nghị quyết 57 tuyệt vời như vậy, nhiệm vụ đặt ra là phải được đi vào cuộc sống một cách hiệu quả. Muốn vậy phải luật hóa, thể chế hóa để được thực thi sâu rộng, hiệu quả trên thực tế, thực tiễn cuộc sống", Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, quá trình luật hóa, cụ thể hóa này sẽ được chia làm hai bước. Bước thứ nhất là chúng ta xây dựng một nghị quyết của Quốc hội. Cụ thể là Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; việc làm này rất cấp bách, rất khẩn trương để đưa Nghị quyết 57 vào cuộc sống. Nghị quyết này của Quốc hội không thể giải quyết được hết những vấn đề mà Nghị quyết 57 đặt ra nhưng có ý nghĩa quan trọng trong tháo gỡ những điểm nghẽn đang tồn tại. Việc tháo gỡ này là hết sức cấp bách, đây cũng là sự chờ đợi của các nhà khoa học, các doanh nghiệp để làm sao cho khoa học bứt lên.

Bước thứ hai căn cơ hơn là chúng ta phải sửa nhiều các đạo luật liên quan để tháo gỡ cho phát triển khoa học, công nghệ trên tinh thần xem xét tổng thể, bàn một cách căn cơ, bài bản, chiến lược hơn.

Quay lại câu chuyện bước một đang được bàn tại Quốc hội, Phó Thủ tướng Thường trực cho rằng cần phải tìm hiểu, xem xét kỹ các doanh nghiệp, nhà khoa học đang vướng chuyện gì thì tập trung mạnh vào gỡ chuyện đó để Nghị quyết 57 đi vào cuộc sống và khoa học có cơ hội phát triển nhanh.

Sáng 15/2, Quốc hội thảo luận tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - Ảnh: VGP
Sáng 15/2, Quốc hội thảo luận tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - Ảnh: VGP

Trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, có 2 mảng lớn. Cụ thể, mảng thứ nhất là mảng khoa học công nghệ và mảng thứ hai là mảng chuyển đổi số.

"Khoa học công nghệ của chúng ta đang vướng những chuyện gì, những vấn đề mà Chính phủ chọn ở đây chưa chắc đã giải hết được những vấn đề đặt trong bài toán của thực tiễn và chúng ta còn phải tiếp tục nghiên cứu nhưng từ tổng kết thực tiễn, từ phản ánh của các nhà khoa học và từ những vấn đề các địa phương phản ánh thì Chính phủ lựa chọn ra những điểm nghẽn mà chúng ta phải tập trung tháo gỡ", Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết.

Đề cập đến những đột phá trong dự thảo Nghị quyết, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, dự thảo đã quy định cho phép nhà khoa học sử dụng kết quả nghiên cứu của mình và thương mại hóa kết quả nghiên cứu này để có thể đưa vào cuộc sống ngay, hiện thực hóa ngay kết quả nghiên cứu của mình trong thực tiễn, đây là một đột phá, một bước tiến rất lớn.

Bên cạnh đó, dự thảo có quy định về miễn trừ trách nhiệm trong trường hợp rủi ro. "Chúng ta phải sẵn sàng, không chỉ trong khoa học mà kể cả trong kinh doanh cũng thế, phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro như một bước của quá trình hoàn thiện để lần sau chúng ta làm tốt hơn, để chúng không vấp lại nữa, đúng là làm khoa học thì cũng có rất nhiều rủi ro. Nghị quyết 57 đưa ra một nguyên tắc là quản lý khoa học là quản lý mục tiêu chứ không phải quản lý quá trình và chúng ta phải hiện thực hóa tư tưởng đó, quan điểm đó", Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu vấn đề.

Đột phá nữa là chú trọng huy động các nguồn lực của xã hội cho nghiên cứu khoa học, không phải chỉ trông cậy vào Nhà nước. Doanh nghiệp tham gia nghiên cứu khoa học được khuyến khích bằng cách cho phép tính chi phí nghiên cứu khoa học vào chi phí sản xuất và miễn trừ, giảm trừ nhiều loại thuế liên quan. Đây là cách để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa học và cũng là một cách tạo ra sự đột phá. Hay là những chính sách khác như về khoán chi, cũng rất đột phá và rất nổi trội, loại trừ rất lớn những thủ tục hành chính đối với nhà nghiên cứu khoa học.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho rằng: "Việc này rất đỡ cho nhà khoa học, đôi khi kết quả nghiên cứu chỉ mỏng trăm trang nhưng hồ sơ thanh toán có khi lại dày cả gang. Cách khoán này đã loại trừ các thủ tục mà các nhà khoa học vốn rất giỏi về khoa học nhưng lại thường rất dở về thanh toán".

"Trên đây là những ưu việt của các chính sách mà chúng ta đề ra trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội lần này, có thể còn có điều gì đó chưa đủ, thì mong các đại biểu trao đổi, bổ sung thêm", Phó Thủ tướng Thường trực bày tỏ.

Phần thứ hai là nội dung về chuyển đổi số, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết, chúng ta cũng đã có một nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia và nhấn mạnh, chuyển đổi số ngày nay là xu thế toàn cầu. Công nghệ số đã làm biến đổi thế giới, nâng cao năng lực quản trị và năng suất lao động của toàn xã hội và năng lực quản trị quốc gia và chúng ta cũng không còn sự lựa chọn nào khác phải quyết tâm, quyết liệt hơn nữa trong thúc đẩy chuyển đổi số.

Chuyển đổi số có rất nhiều vấn đề và cũng đã được các đại biểu Quốc hội đề cập, trong đó có vấn đề liên quan đến thể chế về số, hạ tầng về số, nhân lực về số, an ninh an toàn về số. Đấy là bốn thành tố cốt lõi của chuyển đổi số quốc gia.

Hiện nay có 2 hạ tầng quan trọng nhất trong hạ tầng là đường truyền và AI. Đây là lĩnh vực cần đặc biệt quan tâm, tháo gỡ những khó khăn, nút thắt để thúc đẩy phát triển, nhất là ứng dụng công nghệ trong phát triển hệ thống đường truyền, trong đó có các chính sách ưu đãi trong phát triển các đường truyền vệ tinh.

"Để tạo ra hạ tầng số một cách bài bản, đầy đủ thì những điểm trên đã đủ chưa? Báo cáo với các đồng chí là chưa đủ nhưng với Nghị quyết đang được xây dựng này thì trước mắt chúng ta chọn những vấn đề quan trọng nhất để chúng ta đưa vào nhằm tập trung tháo gỡ, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo", Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh.

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu Quốc hội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh Tin tức

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu Quốc hội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

TTTĐ - Sáng 5/5, trước giờ khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kỳ họp lịch sử, bàn những quyết sách vì dân Tin tức

Kỳ họp lịch sử, bàn những quyết sách vì dân

TTTĐ - Sáng nay (5/5), Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc. Đây là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Chỉ thực hiện chỉ định lãnh đạo UBND, HĐND trong năm 2025 Tin tức

Chỉ thực hiện chỉ định lãnh đạo UBND, HĐND trong năm 2025

TTTĐ - Bộ Chính trị chỉ đạo trong lần sắp xếp này thực hiện cơ chế chỉ định, bổ nhiệm với những người lãnh đạo ở UBND, HĐND các đơn vị được sắp xếp. Quy định này sẽ chỉ thực hiện trong năm 2025. Từ sau năm 2025 trở đi sẽ thực hiện bầu các chức danh nêu trên như thông thường.
Xem xét rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV Tin tức

Xem xét rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV

TTTĐ - Nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV dự kiến sẽ được rút ngắn 3 tháng. Cuộc bầu cử Quốc hội khoá mới sẽ tiến hành ngay sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Đảng thay vì vào tháng 5 như thông lệ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện công tác kiện toàn nhân sự, sắp xếp bộ máy.
Lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp từ ngày 6/5 Tin tức

Lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp từ ngày 6/5

TTTĐ - Ngay sau ngày họp đầu tiên của Quốc hội (5/5/2025), dự thảo nghị quyết về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp sẽ được công bố để lấy ý kiến Nhân dân từ 6/5/2025, kéo dài trong khoảng một tháng.
Ngày mai (5/5), khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV Thời sự

Ngày mai (5/5), khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV

TTTĐ - Chiều 4/5, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Quang Tùng đã chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV. Đây là kỳ họp có ý nghĩa lịch sử với khối lượng công tác lập pháp lớn nhất từ trước tới nay.
Đổi mới tư duy, cải cách thủ tục hành chính phục vụ Nhân dân Tin tức

Đổi mới tư duy, cải cách thủ tục hành chính phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Hà Nội là địa phương đi đầu trong thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thí điểm mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố; xác định chuyển đổi số là phương thức chủ yếu, là khâu đột phá để đổi mới. Trung tâm có vai trò đặc biệt quan trọng trong bộ máy hành chính, là công cụ góp phần xóa khoảng cách giữa các sở, ngành với Nhân dân
Sáng ngời sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Tin tức

Sáng ngời sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

TTTĐ - Các đây nửa thế kỷ, với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, dân tộc Việt Nam đã kết thúc thắng lợi cuộc trường chinh vĩ đại chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chiến công oanh liệt đó đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi, một biểu tượng sáng ngời của ý chí “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc…
Những bài học lịch sử còn nguyên giá trị Tin tức

Những bài học lịch sử còn nguyên giá trị

Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn với tựa đề "Ngoại giao Việt Nam đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - Những bài học lịch sử còn nguyên giá trị".
Đồng lòng gánh vác trách nhiệm to lớn trong kỷ nguyên vươn mình Tin tức

Đồng lòng gánh vác trách nhiệm to lớn trong kỷ nguyên vươn mình

TTTĐ - Từ mối quan hệ sát cánh, chi viện trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, thống nhất nước nhà, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã phát triển thành mối quan hệ hợp tác phát triển, đồng lòng cùng gánh vác trách nhiệm to lớn mà Đảng và Nhân dân giao phó, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới vươn mình…
Xem thêm