Tag

Thấy gì sau 1 tuần học sách giáo khoa lớp 1 chương trình giáo dục phổ thông mới?

Giáo dục 13/09/2020 06:27
aa
TTTĐ - Học sinh hứng thú hơn, lớp học vui hơn, các em được trải nghiệm nhiều hơn… đó là những cảm nhận đầu tiên của nhiều giáo viên, học sinh sau tuần đầu tiên dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 1.
Thanh tra, kiểm tra việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo Bộ GD&ĐT yêu cầu không được ép buộc học sinh phải mua tài liệu tham khảo Sách giáo khoa lớp 1 mới chỉ có 8 cuốn bắt buộc Những thay đổi về chương trình, sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020 - 2021
Thấy gì sau 1 tuần học sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông mới
Sau tuần học đầu tiên, học sinh hào hứng với chương trình sách giáo khoa mới (ảnh: Học sinh lớp 1 trường Tiểu học Lê Hồng Phong, quận Hà Đông, Hà Nội)

Giáo viên sáng tạo, học sinh hào hứng

Đã có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy học sinh lớp 1, cô Đào Thu Thủy - Tổ trưởng tổ chuyên môn khối 1 (trường Tiểu học Tràng An, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) nhận định sách giáo khoa mới đáp ứng những kỳ vọng của giáo viên và thực sự gây hứng thú với học sinh.

Trong số 5 bộ sách được Bộ GD&ĐT phê duyệt và đưa vào sử dụng, trường Tiểu học Tràng An chọn bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực”. Cô Thủy nhận xét: “Bộ sách đúng như tên gọi của mình đã chú trọng vào việc phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh, khích lệ sự hứng thú của các em bằng việc được tương tác nhiều hơn để thể hiện mình. Bên cạnh đó, chương trình giáo dục này cũng khích lệ sự sáng tạo của giáo viên. Các môn học có sự tích hợp nội môn và liên môn khá tốt”.

Lấy ví dụ cụ thể về sự khác biệt so với chương trình học lớp 1 những năm trước, cô Thủy cho biết: “Ở tuần học thứ nhất, học sinh được tìm hiểu về chủ đề Gia đình ở cả môn Đạo đức và Tự nhiên xã hội. Điều này rất thuận lợi cho việc tiếp cận kiến thức của các em.

Đặc biệt, hoạt động trải nghiệm là nội dung giáo dục hoàn toàn mới, hấp dẫn học sinh nhất. Với thiết kế 3 tiết/tuần, ở môn Hoạt động trải nghiệm, học sinh đã có dịp được thăm quan để hiểu về trường, xem video giới thiệu và hoạt động theo chủ đề.

Tôi nhận thấy, đây là môn học mới mẻ và khiến các em hào hứng, thích thú nhất. Điều này khiến các em nhanh chóng thích nghi với môi trường mới”.

Cũng dạy bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực”, ở trường Tiểu học Tốt Động (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), cô Lê Thị Tuyết – Hiệu trưởng nhà trường ghi nhận nhiều phản hồi tích cực từ giáo viên và học sinh.

Cô Tuyết chia sẻ: “Về ưu điểm, bộ sách phân bố kiến thức hợp lý, vừa đáp ứng yêu cầu của chương trình, vừa phù hợp với sức học của đại đa số học sinh. Trong 1 tiết học học sinh được thực hiện đầy đủ các kỹ năng: Nghe-nói-đọc-viết thông qua các hoạt động giúp phát triển năng lực”.

Tuy nhiên, cô Tuyết cũng cho rằng, ở bộ sách mới, kênh hình quá nổi bật, kênh chữ hơi nhỏ khiến học sinh nhiều lúc chỉ chú ý đến kênh hình mà “quên mất” kênh chữ.

Thấy gì sau 1 tuần học sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông mới
Các em nhỏ nhanh chóng thích nghi tốt với chương trình học của lớp 1

Cần sự chủ động, sáng tạo của người thầy

Dù chỉ mới học được vài buổi đầu tiên nhưng cô Nguyễn Thị Thương Huyền - giáo viên lớp 1 trường Tiểu học Lê Hồng Phong (quận Hà Đông, Hà Nội) thấy rõ sự khác biệt của dạy học sách giáo khoa mới so với chương trình cũ.

Lựa chọn bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” của NXB Giáo dục, cô Thương Huyền cho biết: Sách giáo khoa bám sát chương trình giáo dục phổ thông mới và kế thừa những ưu điểm của các bộ sách trước đó.

"Bộ sách với cách tổ chức các môn học tạo không gian mở, sáng tạo và linh hoạt cho thầy cô và học trò thông qua các hoạt động, trò chơi, cách tổ chức lớp học.

Với chương trình mới, học sinh được chủ động nắm bắt kiến thức thông qua các hoạt động, vì thế học sinh chủ động, tích cực học tập, không khí lớp học sôi nổi, từ đó ghi nhớ bài học tốt hơn. Các em rất vui vẻ, thích thú học tập", cô Huyền nhận xét.

Học sinh hứng thú hơn, tích cực hơn cũng là nhận định của cô Thủy – trường Tiểu học Tràng An. Theo cô Thủy, cốt lõi của chương trình giáo dục phổ thông mới nằm ở phương pháp giảng dạy. Thay vì là người nói như trước đây thì giờ giáo viên sẽ là người nghe các em nói và làm.

Vì thế, sách chỉ là điều kiện cần, sự linh hoạt, chủ động sáng tạo của giáo viên mới là điều kiện đủ để mỗi tiết học theo chương trình mới thực sự đạt hiệu quả.

Chính vì vậy, cô Thủy cho rằng, chương trình mới đòi hỏi giáo viên phải chủ động trong việc tìm hiêu bộ sách nguồn tài liệu đồng thời phải huy động vốn kinh nghiệm để có thể làm sao phát huy tốt nhất, tiếp cận nhanh nhất với những đổi mới.

Đọc thêm

Ngày 15/5, công bố tỷ lệ "chọi" vào lớp 10 công lập Giáo dục

Ngày 15/5, công bố tỷ lệ "chọi" vào lớp 10 công lập

TTTĐ - Chậm nhất vào ngày 15/5, Hà Nội sẽ công bố số lượng học sinh dự tuyển lớp 10 từng trường THPT công lập.
Hà Nội bố trí 250 điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Hà Nội bố trí 250 điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội dự kiến bố trí 250 điểm thi với hơn 5.500 phòng thi để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Hà Nội đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp Giáo dục

Hà Nội đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

TTTĐ - Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến năm 2035".
Thầy trò dồn sức cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Thầy trò dồn sức cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Dù kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày (từ 30/4 - 4/5), nhiều học sinh lớp 12 vẫn chọn ở nhà ôn tập, luyện đề chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Tranh thủ giai đoạn “nước rút”, các sĩ tử dồn sức củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài.
Đưa lịch sử đến gần với học sinh thông qua trải nghiệm thực tế Giáo dục

Đưa lịch sử đến gần với học sinh thông qua trải nghiệm thực tế

TTTĐ - Không còn bó hẹp trong những trang sách, lịch sử đang đến gần hơn với học sinh qua các tiết học trải nghiệm và hoạt động ngoại khóa bổ ích. Điều này không chỉ giúp các em hiểu rõ hơn về truyền thống dân tộc mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tinh thần trách nhiệm với những trang sử hào hùng và tương lai của đất nước.
Việt Nam đoạt 4 huy chương Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic 2025 Giáo dục

Việt Nam đoạt 4 huy chương Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic 2025

TTTĐ - Học sinh Việt Nam xuất sắc giành 1 huy chương Vàng, 2 huy chương Bạc, 1 huy chương Đồng tại Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic năm 2025.
Giáo viên vi phạm quy định dạy thêm bị kiểm điểm như thế nào? Giáo dục

Giáo viên vi phạm quy định dạy thêm bị kiểm điểm như thế nào?

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu nghiêm túc xử lý việc giáo viên quận Hà Đông vi phạm quy định về dạy thêm.
Lòng tự hào dân tộc kết tinh qua ngôn ngữ âm nhạc Âm nhạc

Lòng tự hào dân tộc kết tinh qua ngôn ngữ âm nhạc

TTTĐ - Với bản mashup “Đất nước trọn niềm vui", ban nhạc Medley Melody đến từ Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đã có buổi trình diễn ấn tượng tại Chung khảo Liên hoan các ban, nhóm nhạc học sinh THPT Hà Nội lần thứ II.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Còn nhiều việc phải làm, tuyệt đối không chủ quan Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Còn nhiều việc phải làm, tuyệt đối không chủ quan

Sáng 29/4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã có cuộc làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
TP Hồ Chí Minh: 100 trường học số đầu tiên được công nhận Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh: 100 trường học số đầu tiên được công nhận

TTTĐ - 100 trường học số đầu tiên được UBND TP Hồ Chí Minh công nhận là những trường tiểu học, THCS, THPT đạt đủ 6 tiêu chuẩn thành phần. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Xem thêm