Tag

Thủ tướng dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2021

Thời sự 26/12/2020 17:00
aa
Ngày 26/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2021 do Ngân hàng Nhà nước tổ chức.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Phát biểu tại Hội nghị,
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Phát biểu tại Hội nghị,

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, 5 năm qua, ngành Ngân hàng có bước phát triển vượt bậc, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Năm 2020, chúng ta gặp rất nhiều thách thức, đặc biệt là dịch COVID-19. Ngành ngân hàng, với vai trò huyết mạch của nền kinh tế đã vào cuộc rất sớm với tinh thần "chống dịch như chống giặc"; chủ động có giải pháp ứng phó với tác động của dịch COVID-19, bão lũ, khắc phục khó khăn và hỗ trợ nền kinh tế. Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, khéo léo, góp phần duy trì ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng tín dụng đạt gần 11%.

“Đặc biệt, tôi đánh giá cao các đồng chí nhiều lần giảm lãi suất điều hành, từ đầu năm đến nay, 3 lần giảm lãi suất điều hành, khoảng 1,5-2%/năm, giảm sâu nhất trong khu vực”. Thủ tướng cũng đánh giá cao những nỗ lực, sự chủ động của Ngân hàng Nhà nước trong phối hợp các bộ, ngành làm việc với các đối tác quốc tế để xử lý những vấn đề lớn đặt ra, không để tác động lớn đến quan hệ thương mại, đầu tư của Việt Nam như đánh giá đa phương của Đoàn đánh giá đa phương của Nhóm châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG) ề công tác phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố tại Việt Nam; đánh giá của Bộ Tài chính Hoa kỳ và các cơ quan của Hoa Kỳ đối với Việt Nam...

Phát biểu tại Hội nghị,
Thủ tướng Nguyễn Xân Phúc tặng cờ các đơn vị xuất sắc,

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, mặc dù Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng đã rất nỗ lực trong điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, nhưng vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là đối với lãi suất các khoản cho vay cũ, lãi suất trung dài hạn. Nhiều ngân hàng thương mại có lợi nhuận khá lớn, coi lợi nhuận là tối đa.

Do ảnh hưởng của COVID-19 nên nguy cơ nợ xấu gia tăng. Vì vậy, cùng với việc mở rộng tín dụng hỗ trợ phục hồi kinh tế, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng cần có các giải pháp xử lý nợ xấu và hạn chế nợ xấu mới phát sinh. Còn không ít tồn tại, yếu kém và các sai phạm của các tổ chức tín dụng cần tiếp tục được chấn chỉnh và xử lý kịp thời, đặc biệt là đối với các ngân hàng mua bắt buộc, ngân hàng yếu kém và hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân.

“Chúng ta đã đạt thành công lớn nhưng không được chủ quan”, Thủ tướng nhấn mạnh. “Các nhà nghiên cứu đều nói, tình hình tài chính, tiền tệ quốc tế có thể diễn biến phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải tính toán kỹ, có những phương án, đối sách phù hợp kịp thời”.

NHNN có chiến lược, kế hoạch cụ thể để ứng phó trong tình trạng mới trên các lĩnh vực, nhất là tài chính, ngân hàng. Thủ tướng quán triệt tinh đối với các cấp, các ngành, toàn ngành ngân hàng là kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, phải có bước tiến mạnh mẽ trên phương án chặt chẽ.

NHNN cần tính toán tăng trưởng tín dụng năm 2021 là bao nhiêu để đóng góp vào tăng trưởng vì với Việt Nam, tín dụng vẫn là một kênh quan trọng đối với sự phát triển. Cần tập trung hoàn thiện thể chế về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng phù hợp với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới

Tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. “Bài học kiểm soát lạm phát của nước ta thời gian qua cũng như thời gian đến là bài học xương máu, nếu để lạm phát tăng vọt lên thì trách nhiệm của chúng ta rất lớn”. Đi liền với đó, “dứt khoát ngành ngân hàng không để thiếu vốn tín dụng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, lĩnh vực xuất khẩu, công nghệ cao…”, Thủ tướng lưu ý. Ngân hàng không chỉ cho vay vốn mà còn hỗ trợ thiết thực, giúp doanh nghiệp làm sao có phương án sản xuất hiệu quả, bền vững, vừa có lợi cho ngân hàng, vừa có lợi cho doanh nghiệp, đồng thời, cần tiếp tục kiểm soát chặt chẽ rủi ro.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh lưu niệm với các đồng chí lãnh đạo Ngân hàng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh lưu niệm với các đồng chí lãnh đạo Ngân hàng nhà nước VN.

Thủ tướng mong muốn, trong bối cảnh còn khó khăn này, ngành ngân hàng chưa nhằm mục tiêu lợi nhuận mà tiếp tục chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp, người dân để hỗ trợ phát triển sản xuất. Câu hỏi mà Thủ tướng đặt ra với các lãnh đạo ngân hàng rằng là “năm nay, ông chia sẻ với người dân thế nào, ông giảm lãi suất làm sao, cho vay các đối tượng thế nào chứ không phải lợi nhuận kếch xù bao nhiêu”.

Cần tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu của các ngân hàng yếu kém. Đây là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Thủ tướng đặt ra bài toán và yêu cầu đối với ngân hàng là vừa giảm thiểu nợ xấu gia tăng, vừa xử lý thành công nợ xấu tồn đọng, vừa bảo đảm hệ thống các tổ chức tín dụng và từng tổ chức phát triển ổn định, bền vững, trong đó hướng đến mục tiêu có một số ngân hàng thương mại lọt vào tốp đầu các ngân hàng lớn nhất, chất lượng tốt nhất, hiệu quả nhất trong khu vực.

Chúng ta có 49 ngân hàng thương mại, 51 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1.182 quỹ tín dụng nhân dân với số dư tín dụng đến 9 triệu tỷ đồng, con số rất lớn nên phải giám sát, thanh tra thế nào, Thủ tướng đặt vấn đề.

Có 6,5 ngàn cán bộ thuộc hệ thống NHNN từ Trung ương đến địa phương, hơn 352.000 cán bộ, nhân viên thuộc hệ thống tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, do đó, ngành ngân hàng cần chú ý đào tạo nguồn nhân lực với yêu cầu mới, con người là yếu tố quyết định. Đối với cán bộ ngành Ngân hàng, Bác Hồ đã căn dặn: "Cán bộ Ngân hàng phải luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, thấu suốt hơn nữa đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước”. Thủ tướng cho rằng, ngành ngân hàng đóng vai trò quan trọng vào việc hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, thu nhập cao vào năm 2045 nhân kỷ niệm 100 năm thành lập nước. “Tập thể lãnh đạo NHNN, các chủ ngân hàng, từ Nhà nước đến tư nhân tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, không ngừng đổi mới sáng tạo, vượt qua khó khăn, thách thức, có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, tạo niềm tin lớn, ý chí hành động quyết liệt, bàn tiến, không bàn lùi”.

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội: Sửa Hiến pháp là nhiệm vụ mang tính chiến lược Tin tức

Chủ tịch Quốc hội: Sửa Hiến pháp là nhiệm vụ mang tính chiến lược

TTTĐ - Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, kỳ họp thứ 9 sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, đây là nhiệm vụ mang tính chiến lược cả về chính trị và pháp lý, nhằm thể chế hóa kịp thời các chủ trương lớn của Đảng, đặc biệt là về sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng “tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, sát thực tiễn”.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu Quốc hội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh Tin tức

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu Quốc hội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

TTTĐ - Sáng 5/5, trước giờ khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kỳ họp lịch sử, bàn những quyết sách vì dân Tin tức

Kỳ họp lịch sử, bàn những quyết sách vì dân

TTTĐ - Sáng nay (5/5), Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc. Đây là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Chỉ thực hiện chỉ định lãnh đạo UBND, HĐND trong năm 2025 Tin tức

Chỉ thực hiện chỉ định lãnh đạo UBND, HĐND trong năm 2025

TTTĐ - Bộ Chính trị chỉ đạo trong lần sắp xếp này thực hiện cơ chế chỉ định, bổ nhiệm với những người lãnh đạo ở UBND, HĐND các đơn vị được sắp xếp. Quy định này sẽ chỉ thực hiện trong năm 2025. Từ sau năm 2025 trở đi sẽ thực hiện bầu các chức danh nêu trên như thông thường.
Xem xét rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV Tin tức

Xem xét rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV

TTTĐ - Nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV dự kiến sẽ được rút ngắn 3 tháng. Cuộc bầu cử Quốc hội khoá mới sẽ tiến hành ngay sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Đảng thay vì vào tháng 5 như thông lệ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện công tác kiện toàn nhân sự, sắp xếp bộ máy.
Lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp từ ngày 6/5 Tin tức

Lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp từ ngày 6/5

TTTĐ - Ngay sau ngày họp đầu tiên của Quốc hội (5/5/2025), dự thảo nghị quyết về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp sẽ được công bố để lấy ý kiến Nhân dân từ 6/5/2025, kéo dài trong khoảng một tháng.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình Tiêu điểm

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm: "Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình".
Ngày mai (5/5), khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV Thời sự

Ngày mai (5/5), khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV

TTTĐ - Chiều 4/5, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Quang Tùng đã chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV. Đây là kỳ họp có ý nghĩa lịch sử với khối lượng công tác lập pháp lớn nhất từ trước tới nay.
Đổi mới tư duy, cải cách thủ tục hành chính phục vụ Nhân dân Tin tức

Đổi mới tư duy, cải cách thủ tục hành chính phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Hà Nội là địa phương đi đầu trong thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thí điểm mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố; xác định chuyển đổi số là phương thức chủ yếu, là khâu đột phá để đổi mới. Trung tâm có vai trò đặc biệt quan trọng trong bộ máy hành chính, là công cụ góp phần xóa khoảng cách giữa các sở, ngành với Nhân dân
Khí phách Việt Nam viết tiếp bản anh hùng ca trong kỷ nguyên mới Tiêu điểm

Khí phách Việt Nam viết tiếp bản anh hùng ca trong kỷ nguyên mới

TTTĐ - Ngày 30/4/1975 là mốc son chói lọi trong hành trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 50 năm sau, bản hùng ca thống nhất vẫn ngân vang trong tâm thức mọi người dân như một lời hiệu triệu cho khát vọng phồn vinh, ý chí tự cường và sứ mệnh kế thừa của thế hệ hôm nay. Lịch sử truyền cảm hứng; hiện tại đòi hỏi trách nhiệm; kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam đang chờ được kiến tạo bằng bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng lớn lao.
Xem thêm