Tag

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải tiếp tục đổi mới công nghệ, đa dạng hóa chuỗi cung ứng

Tin tức 29/05/2022 12:00
aa
Sáng 29/5, tại TP Sơn La, diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại trực tiếp với nông dân Việt Nam, với chủ đề "Tiếp sức, hỗ trợ nông dân phục hồi, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững".
Thủ tướng Chính phủ: Một Đông Nam Á mạnh mẽ, đoàn kết đã được khắc họa xuyên suốt SEA Games 31 Tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 305 vận động viên có thành tích xuất sắc tại SEA Games 31 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh năm 2022 Thủ tướng bấm nút khởi công dự án "Tổ hợp Thiên đường sữa Mộc Châu" vốn đầu tư 3.150 tỷ đồng
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tham dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tham dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hội nghị do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sơn La tổ chức. Tham dự Hội nghị có hơn 500 đại biểu có mặt trực tiếp tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Sơn La, trong đó có khoảng 200 nông dân tiêu biểu đại diện cho hơn 10,2 triệu hộ hội viên nông dân cả nước, 29 nông dân tiêu biểu sẽ trực tiếp đặt câu hỏi và đối thoại với Thủ tướng.

Hội nghị có sự tham dự và chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Lãnh đạo các ban Đảng, các ủy ban của Quốc hội; Hội đồng dân tộc của Quốc hội; Lãnh đạo các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố tại 62 điểm cầu trên cả nước; Lãnh đạo Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Hội Nông dân 63 tỉnh, thành phố của cả nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các bộ, ngành điều hành Hội nghị đối thoại - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các bộ, ngành điều hành Hội nghị đối thoại - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu mở đầu Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ các thông điệp gửi tới các đại biểu và bà con nông dân cả nước. Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu giữ vững bản lĩnh, đoàn kết, thống nhất trước khó khăn, thách thức, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tổ chức cuộc đối thoại với tinh thần dân chủ, thẳng thắn, đổi mới, chân thành, tin cậy, trách nhiệm để xử lý các vấn đề, bảo đảm hiệu quả. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu mở đầu cuộc đối thoại, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời chào trân trọng, lời thăm hỏi ân cần, lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các đại biểu tham dự cuộc đối thoại, bà con nông dân và đồng bào, đồng chí trên cả nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị

Thủ tướng cũng gửi lời chia sẻ, cảm thông sâu sắc tới bà con nông dân nói riêng và đồng bào cả nước nói chung với những khó khăn, thách thức trong hơn 2 năm gồng mình cùng cả nước phòng chống dịch vừa qua.

Nhấn mạnh các thông điệp gửi tới các đại biểu và bà con nông dân cả nước, Thủ tướng cho rằng đại dịch là vấn đề toàn cầu, do đó phải có cách tiếp cận toàn cầu, đề cao hợp tác quốc tế, chủ nghĩa đa phương; đại dịch là vấn đề toàn dân, nên phải có cách tiếp cận toàn dân, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nhờ nỗ lực nội tại và sự hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế, đến nay chúng ta đã kiểm soát được dịch bệnh. Sự kiện đối thoại hôm nay và đặc biệt là việc tổ chức thành công SEA Games 31 với hơn 10.000 người tham dự vừa qua đã cho thấy hiệu quả chống dịch và tình hình an toàn tại Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Nguyễn Hữu Đông - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Nguyễn Hữu Đông - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đây là nỗ lực của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhưng tình hình dịch bệnh còn phức tạp, nhiều nước còn phải gồng mình chống dịch, không quốc gia nào an toàn khi quốc gia khác còn phải chống dịch, không người dân nào an toàn khi người khác còn mắc bệnh. Do đó, chúng ta vẫn không được lơ là, chủ quan.

Thủ tướng nêu rõ đại dịch để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng mà chúng ta phải hằng ngày giải quyết. Tình hình thế giới diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, liên quan tới cạnh tranh chiến lược, xung đột tại Ukraine, việc đứt gãy chuỗi cung ứng, giá cả nguyên liệu đầu vào, lạm phát tăng cao tại các đối tác lớn của Việt Nam, sức ép lạm phát gia tăng với kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan

Vấn đề an ninh lương thực nổi lên. Tất cả những điều này tác động tới sản xuất kinh doanh và đời sống người dân, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có độ mở rất lớn, kim ngạch xuất nhập khẩu lên tới 200% GDP, Việt Nam đã tham gia 15 hiệp định thương mại tự do, các diễn biến trên thế giới tác động ngay tới Việt Nam.

Thủ tướng nhấn mạnh thực hiện đường lối của Đảng, Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, là bạn tốt, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Đây là hai mặt song song của một quá trình, mặt này tốt sẽ ảnh hưởng tích cực tới mặt kia và ngược lại. Độc lập, tự chủ không phải là tự cung, tự cấp, cách biệt với thế giới.

Thủ tướng nêu rõ tình hình luôn có những khó khăn, không có khó khăn này thì khó khăn khác, vấn đề là chúng ta tiếp cận, giải quyết thế nào. Lịch sử Việt Nam có nhiều lần xuất hiện tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" nhưng chúng ta đã vượt qua được. Chúng ta không mất bình tĩnh, không hoang mang, sợ sệt, cũng không chủ quan, mất cảnh giác mà luôn tự tin, giữ vững bản lĩnh trước các tác động từ bên ngoài, giữ vững đoàn kết, thống nhất.

Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Đào Minh Tú làm rõ các vấn đề liên quan đến tín dụng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Đào Minh Tú làm rõ các vấn đề liên quan đến tín dụng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chúng ta luôn bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo để đề ra mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi để hóa giải khó khăn, thách thức, phát huy tối đa nội lực, những kết quả đã đạt được qua các thời kỳ, những thuận lợi và thời cơ để phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, các ngành, các cấp phải phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn, cùng cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, để cùng ngành nông nghiệp, cùng người nông dân giải quyết các khó khăn đang hiện hữu và cả những khó khăn trong tương lai có thể xuất hiện mà chúng ta chưa dự báo được.

Bà Thái Hương, Anh hùng lao động, Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Tập đoàn TH, chia sẻ tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bà Thái Hương, Anh hùng lao động, Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Tập đoàn TH, chia sẻ tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ba cuộc đối thoại của Thủ tướng Chính phủ với nông dân trước đây đều mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế nói chung và cho nông dân, nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Chúng ta phải rà soát lại những việc đã làm tốt, những việc chưa làm tốt sau các cuộc đối thoại đó để tiếp tục có cảm xúc, động lực tiếp tục làm việc. Tất nhiên, một cuộc đối thoại không thể giải quyết được tất cả các vấn đề, chúng ta phải không ngừng giải quyết các vấn đề nảy sinh, nỗ lực, quyết tâm phấn đấu vươn lên.

Thủ tướng nhấn mạnh, trong quá trình phát triển, lấy nội lực (con người, thiên nhiên, truyền thống lịch sử - văn hóa) là cơ bản, quyết định, chiến lược lâu dài, trong đó con người là yếu tố quan trọng nhất. Còn nguồn lực bên ngoài (năng lực quản trị, công nghệ, tri thức hóa nông dân, nguồn vốn, thị trường, chuỗi cung ứng…) là quan trọng, đột phá, thường xuyên. Dựa vào nội lực là chính, nhưng không thể bỏ qua ngoại lực.

Chị Chảo Thị Yến (xã Nậm Chạc, Bát Xát, Lào Cai) bày tỏ trăn trở về những giải pháp nào để thu hút lượng lao động trẻ ở lại phát triển nông nghiệp, duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chị Chảo Thị Yến (xã Nậm Chạc, Bát Xát, Lào Cai) bày tỏ trăn trở về những giải pháp nào để thu hút lượng lao động trẻ ở lại phát triển nông nghiệp, duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong điều kiện hiện nay, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu phải tiếp tục đổi mới công nghệ; đa dạng hóa chuỗi cung ứng, không phụ thuộc vào một thị trường nhất định; kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa công nghiệp với nông nghiệp, công nghiệp hóa nông nghiệp; kết nối các chuỗi giá trị, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí metal trong nông nghiệp…

Chị Nguyễn Thị Trâm (xã Minh Tân, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh) nêu câu hỏi về giải pháp hỗ trợ chế biến nông sản, hỗ trợ DNNVV phát triển các dự án nông nghiệp công nghệ cao - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chị Nguyễn Thị Trâm (xã Minh Tân, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh) nêu câu hỏi về giải pháp hỗ trợ chế biến nông sản, hỗ trợ DNNVV phát triển các dự án nông nghiệp công nghệ cao - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng đề nghị tổ chức cuộc đối thoại với tinh thần dân chủ, thẳng thắn, đổi mới, chân thành, tin cậy, trách nhiệm để xử lý các vấn đề, bảo đảm hiệu quả. Những vấn đề đặt ra tại cuộc đối thoại thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó phải xử lý, giải quyết, mỗi người trên cương vị, thẩm quyền, trách nhiệm phải làm hết mình, không phải nêu ra vấn đề rồi để đấy. Những vấn đề đã "chín", đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện; những vấn đề chưa có quy định hoặc vượt quy định thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.

Đọc thêm

Triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 Tin tức

Triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 3883/VPCP-PL ngày 06/5/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Ai sẽ chỉ định Chủ tịch UBND, HĐND tỉnh sau sáp nhập? Tin tức

Ai sẽ chỉ định Chủ tịch UBND, HĐND tỉnh sau sáp nhập?

TTTĐ - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nêu đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hình thành sau sáp nhập. Còn Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND sẽ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định.
Muốn đạt tăng trưởng thì phải đột phá khoa học, công nghệ Tin tức

Muốn đạt tăng trưởng thì phải đột phá khoa học, công nghệ

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% cho năm 2025 và tăng trưởng hai con số cho giai đoạn tiếp theo thì phải tập trung cho đột phá về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo...
Khơi thông tiềm năng khoa học công nghệ, thúc đẩy kinh tế tư nhân Tin tức

Khơi thông tiềm năng khoa học công nghệ, thúc đẩy kinh tế tư nhân

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, nếu không dựa vào đổi mới sáng tạo, sau một chu kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh, Việt Nam dễ đối mặt với nguy cơ bong bóng thị trường bất động sản, mất cân đối thị trường lao động và tài chính. Luật Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo sẽ là luật đầu tiên giúp khơi thông tiềm năng, đặc biệt cho khu vực kinh tế tư nhân và sự hợp tác công tư
Kế hoạch lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Kế hoạch lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Việc lấy ý kiến Nhân dân, các cấp, ngành cần được thực hiện với các hình thức đa dạng, thích hợp, linh hoạt... tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp Nhân dân tham gia góp ý.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan Thời sự

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Kazakhstan, tối 5-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Kazakhstan và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Kazakhstan.
Nắm chắc tư tưởng Nhân dân khi lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Nắm chắc tư tưởng Nhân dân khi lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các thành viên nắm chắc tình hình tư tưởng, dư luận của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong quá trình triển khai lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp.
Kỳ họp thứ 10 sẽ xem xét thông qua Luật Báo chí (sửa đổi) Tin tức

Kỳ họp thứ 10 sẽ xem xét thông qua Luật Báo chí (sửa đổi)

TTTĐ - Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh thời gian trình Quốc hội từ chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9, thông qua tại kỳ họp thứ 10 sang chương trình cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 10 đối với dự án Luật Báo chí (sửa đổi).
Sửa đổi Hiến pháp là bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo Tin tức

Sửa đổi Hiến pháp là bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo

TTTĐ - Theo đánh giá của đại biểu Quốc hội, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này là một bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo, đặt nền móng pháp lý cho việc tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời đại chuyển đổi số và hội nhập quốc tế sâu rộng...
Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về vấn đề gì? Tin tức

Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về vấn đề gì?

TTTĐ - Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về một số dự án luật, trong đó có Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Luật Nhà giáo...
Xem thêm