Tiên phong đổi mới, nâng tầm chất lượng
![]() |
Toàn cảnh tại buổi gặp gỡ
Sáng 15/11, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổ chức gặp gỡ báo chí nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tại buổi gặp mặt, đại diện Ban Giám hiệu Nhà trường đã thông tin tới các cơ quan thông tấn, báo chí những kết quả nổi bật trong công tác giáo dục, đào tạo và tuyển sinh của Trường thời gian qua.
Theo đó, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội do các nhà quản lý kinh tế và trí thức hợp sức lập ra và hoạt động trên tinh thần tự nguyện góp vốn, góp sức vì sự nghiệp “trồng người”, trường hiện có khoảng 1.000 cổ đông, với tổng số vốn góp 120 tỷ đồng.
Trường hiện sở hữu 3 cơ sở hiện đại bao gồm cơ sở Vĩnh Tuy (Hà Nội), Từ Sơn (Bắc Ninh), Lương Sơn (Hoà Bình) với tổng tài sản cố định có giá trị hàng ngàn tỷ đồng … Là cơ sở đào tạo đa ngành gồm 4 khối đào tạo: Quản lý Kinh doanh; Kỹ thuật; Sức khoẻ; Ngoại ngữ (trên 27 ngành), đa cấp (cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ), đa hình thức chính quy, liên thông, vừa học vừa làm, trực tuyến), hội tụ những nhà trí thức có kinh nghiệm, có uy tín trên nhiều lĩnh vực, trường đã và đang hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình là đào tạo các nhà kinh tế thực hành, các nhà kỹ thuật - công nghệ. Đặc biệt, trường luôn đặt chất lượng giảng dạy lên hàng đầu để đưa thương hiệu của trường lên một tầm cao mới.
Từ khóa học đầu tiên với 850 sinh viên, tới nay, trường đã tiếp nhận 117.000 sinh viên, trong đó có 1.000 sinh viên Lào, Campuchia; đã cấp bằng tốt nghiệp cho trên 74.000 cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, hàng ngàn thạc sĩ. Trường có đội ngũ cán bộ giảng dạy hùng hậu với trên 1.100 giảng viên cơ hữu; trong đó có 27 giáo sư, 57 phó giáo sư, 194 tiến sĩ và 680 thạc sĩ.
Ghi nhận những thành tích đó, Trường đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của UBND thành phố Hà Nội.
Đại diện Trường Kinh doanh Công nghệ cũng khảng định, trong năm học 2018 - 2019, phát huy những thành quả đã đạt được, tiếp tục phấn đấu đạt quy mô đào tạo khoảng 25.000 sinh viên; hoàn thiện các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo; hoàn thành việc xây dựng Chiến lược phát triển trường và Báo cáo kiểm định chất lượng đào tạo đã hoàn thành công tác kiểm toán tài chính, định giá tài sản để chuyển đổi mô hình từ trường dân lập sang mô hình trường tư thục không vì lợi nhuận; xem xét đề xuất đổi tên Trường thành “Trường Đại học Kinh doanh Công nghệ và Y Dược Hà Nội”...
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Giao gần 14.000 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên

Quảng Nam tạo bước đột phá mạnh mẽ cho giáo dục

Dự kiến đưa tiếng Nhật vào dạy học sinh từ lớp 3 - 12

Các trường hợp được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Hà Nội vinh danh học sinh đạt giải khoa học kỹ thuật quốc gia

Áp lực mùa thi từ gia đình: Gió ngược trên đường chạy nước rút

Đường dây nóng hỗ trợ tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội

Ngày 15/5, công bố tỷ lệ "chọi" vào lớp 10 công lập

Hà Nội bố trí 250 điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025
