Tag
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà:

Tổ chức bộ máy của Bộ Xây dựng phải khoa học, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn

Tin tức 04/02/2025 16:00
aa
TTTĐ - Sáng 4/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng (Bộ mới sau khi hợp nhất Bộ Xây dựng với Bộ Giao thông vận tải).
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh làm nhiệm vụ mới Tăng cường thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại ngành Xây dựng
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh nguyên tắc tổ chức bộ máy của Bộ Xây dựng phải khoa học, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn, dựa trên vị trí, chức năng, nhiệm vụ đã được giao rất cụ thể trong các quy định pháp luật mới nhất - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh nguyên tắc tổ chức bộ máy của Bộ Xây dựng phải khoa học, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn, dựa trên vị trí, chức năng, nhiệm vụ đã được giao rất cụ thể trong các quy định pháp luật mới nhất - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Không bỏ sót nhiệm vụ, nội dung quản lý

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh cho biết, Bộ Xây dựng và Bộ GTVT đã họp, thống nhất nội dung Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng (Dự thảo Nghị định).

Theo đó, Dự thảo Nghị định kế thừa 2 nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng và Bộ GTVT trước đây.

Trong đó, Dự thảo Nghị định quy định đầy đủ, rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, không bỏ sót nhiệm vụ, nội dung quản lý, không trùng lắp, chồng chéo với các bộ, ngành khác; đảm bảo quản lý thông suốt từ Trung ương đến địa phương.

Đồng thời, dự thảo bổ sung, làm rõ một số chức năng về quy hoạch khu dân cư nông thôn; cấp nước sinh hoạt, thoát nước và xử lý nước thải khu dân cư nông thôn tập trung nhằm tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước, đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Bộ Xây dựng sẽ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.

Bộ Xây dựng dự kiến có 23 đơn vị, đầu mối trực thuộc (so với 42 đơn vị, đầu mối của 2 Bộ Xây dựng, GTVT trước khi hợp nhất). Cơ cấu tổ chức bộ máy bảo đảm "tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả", nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao, bảo đảm nguyên tắc một cơ quan, đơn vị có thể thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan, đơn vị chủ trì, chịu trách nhiệm.

Bộ thực hiện phân công, phân cấp hợp lý trên cơ sở đảm bảo các điều kiện, năng lực của các cơ quan, tổ chức được phân cấp, phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, yêu cầu cải cách hành chính.

Tại cuộc họp, lãnh đạo các bộ, ngành đã đóng góp ý kiến, đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ, hoàn thiện một số nội dung trong Dự thảo Nghị định liên quan đến quản lý nhà nước về rác thải, nước thải; cấp, thoát nước; phát triển hạ tầng ở nông thôn; quản lý các công trình hạ tầng đa mục tiêu; thực hiện chuyển đổi xanh đối với hạ tầng xây dựng và giao thông; thiết lập, quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về xây dựng và giao thông vận tải…

Phó Thủ tướng đề nghị lãnh đạo Bộ Xây dựng và Bộ GTVT khẩn trương tiếp thu, hoàn thiện Dự thảo Nghị định, trình Chính phủ xem xét để có thể ban hành và có hiệu lực ngay sau khi Quốc hội ra nghị quyết quyết định thành lập Bộ Xây dựng (Bộ mới sau khi hợp nhất Bộ Xây dựng với Bộ GTVT) - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng đề nghị lãnh đạo Bộ Xây dựng và Bộ GTVT khẩn trương tiếp thu, hoàn thiện Dự thảo Nghị định, trình Chính phủ xem xét để có thể ban hành và có hiệu lực ngay sau khi Quốc hội ra nghị quyết quyết định thành lập Bộ Xây dựng (Bộ mới sau khi hợp nhất Bộ Xây dựng với Bộ GTVT) - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phân cấp tối đa cho địa phương

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao tinh thần chủ động, tích cực của hai Bộ Xây dựng, GTVT, cùng sự đồng hành của Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp trong quá trình xây dựng Dự thảo Nghị định.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh nguyên tắc tổ chức bộ máy của Bộ Xây dựng phải khoa học, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn, dựa trên vị trí, chức năng, nhiệm vụ đã được giao rất cụ thể trong các quy định pháp luật mới nhất; cập nhật những vấn đề thực tiễn đã có nhưng chưa được quy định trong luật; phân định rạch ròi với các bộ, ngành khác…

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng yêu cầu nắm chắc tư duy những gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền tối đa; đồng thời tăng cường năng lực, kiện toàn các cục, vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với những lĩnh vực, hoạt động mà địa phương chưa làm được, hoặc mang tính đặc thù của ngành xây dựng, GTVT như thực hiện rất nhiều dự án đầu tư xây dựng quan trọng…

Về một số nội dung cụ thể, Phó Thủ tướng lưu ý, chức năng, nhiệm vụ quản lý về kiến trúc và xây dựng tại đô thị, nông thôn cần phải đi với nhau như hình với bóng, rõ ràng về quy trình, tiêu chuẩn... Mỗi vùng nông thôn, đô thị phải có quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn về hạ tầng giao thông, xây dựng, kiến trúc… vừa phù hợp với cảnh quan thiên nhiên, địa hình, địa mạo, lối sống của người dân, vừa bảo tồn, phục dựng, tôn tạo những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu thể hiện nội dung chuyển đổi số, chuyển đổi xanh phải được thể hiện trong mọi chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý của Bộ Xây dựng. Theo đó, trong chuyển đổi số cần tập trung vào hạ tầng, cơ sở dữ liệu, sàn giao dịch số…; trong chuyển đổi xanh thì chú trọng vào hạ tầng, hệ sinh thái đô thị, phương tiện giao thông… Một số lĩnh vực, như hàng hải, đường thủy nội địa, đường bộ… cần tách bạch hoạt động quản lý nhà nước với đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ công, cũng như doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng đề nghị lãnh đạo Bộ Xây dựng và Bộ GTVT khẩn trương tiếp thu, hoàn thiện Dự thảo Nghị định, trình Chính phủ xem xét để có thể ban hành và có hiệu lực ngay sau khi Quốc hội ra nghị quyết quyết định thành lập Bộ Xây dựng (Bộ mới sau khi hợp nhất Bộ Xây dựng với Bộ GTVT).

Đọc thêm

Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Tin tức

Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

TTTĐ - Với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan Tin tức

Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cần được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả; có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lấy ý kiến Nhân
Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân Tin tức

Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân

TTTĐ - Trước tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân tràn lan gây nguy cơ lừa đảo và chiếm đoạt tài sản, Chính phủ đề xuất Quốc hội luật hóa cấm hoàn toàn việc này.
Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết Tin tức

Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết...
Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh Tin tức

Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tại kỳ họp này, nếu Quốc hội quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trước ngày 30/6/2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 thì sẽ kết thúc hoạt động cấp huyện. Chức năng nhiệm vụ của cấp huyện sẽ chuyển về cấp xã, một phần chuyển cấp tỉnh.
Tổng Bí thư: Có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản Tin tức

Tổng Bí thư: Có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp cần đảm bảo đúng quy trình, quy định, tiến hành lấy ý kiến Nhân dân.
Cải cách bộ máy Nhà nước: Không làm nửa vời mà làm đến cùng Tin tức

Cải cách bộ máy Nhà nước: Không làm nửa vời mà làm đến cùng

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, công cuộc cải cách sâu rộng quản trị Nhà nước, hoàn thiện mô hình tổ chức của hệ thống chính trị với tinh thần "không làm nửa vời, làm đến cùng, làm triệt để".
Chính thức trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Thời sự

Chính thức trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

TTTĐ - Ủy ban Thường vụ Quốc hội chính thức trình Quốc hội tờ trình về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và thành lập Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp.
"Ý Đảng hợp với lòng dân" về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy Tin tức

"Ý Đảng hợp với lòng dân" về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

TTTĐ - Cử tri và Nhân dân vui mừng, phấn khởi, đánh giá rất cao Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo quyết liệt cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư, phục vụ doanh nghiệp và người dân, “ý Đảng hợp với lòng dân”...
Chủ tịch Quốc hội: Sửa Hiến pháp là nhiệm vụ mang tính chiến lược Tin tức

Chủ tịch Quốc hội: Sửa Hiến pháp là nhiệm vụ mang tính chiến lược

TTTĐ - Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, kỳ họp thứ 9 sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, đây là nhiệm vụ mang tính chiến lược cả về chính trị và pháp lý, nhằm thể chế hóa kịp thời các chủ trương lớn của Đảng, đặc biệt là về sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng “tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, sát thực tiễn”.
Xem thêm