Tag

Triển khai cho mượn trang phục tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Văn hóa 09/07/2017 16:13
aa
TTTĐ.VN- Những ngày qua, việc triển khai cho mượn miễn phí trang phục khi vào Văn Miếu – Quốc Tử Giám được du khách Việt Nam và nước ngoài rất ủng hộ.

Triển khai cho mượn trang phục tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Thành phố Hà Nội có gần 6.000 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng như: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, hồ Hoàn Kiếm; hệ thống di tích tại khu vực phố cổ, các khu di tích Cổ Loa... Nhiều nơi đã trở thành điểm thăm quan văn hóa tâm linh thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, thời gian qua, những hình ảnh, hiện tượng như ăn mặc phản cảm, khoác tay, níu người lên tượng danh nhân, di tích để chụp ảnh hay bôi bẩn, viết, ký để lưu lại dấu ấn tại di tích lịch sử, văn hóa của Thủ đô… đã bị dư luận xã hội lên án mạnh mẽ. Nhiều khách nước ngoài do chưa hiểu phong tục tập quán của Việt Nam nên đã ăn mặc áo ba lỗ, quần cộc khi đến những điểm di tích này.

Cùng với việc áp dụng, xây dựng các tấm biển in nội dung Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng của UBND Thành phố Hà Nội, nhiều di tích cũng đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, xây dựng hành vi ứng xử văn hóa, ý thức bảo vệ di sản cho người dân và du khách, để các di tích lịch sử văn hóa của Thủ đô luôn là điểm đến hấp dẫn. Đặc biệt, sau khi đền Ngọc Sơn áp dụng việc cho mượn trang phục tạo thuận tiện cho khách du lịch đến thăm, nhiều di tích cũng đã áp dụng việc làm này. Gần đây nhất, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám cũng đã triển khai việc cho du khách mượn trang phục.


Triển khai cho mượn trang phục tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Triển khai cho mượn trang phục khi vào nhà Hậu Đường của Văn Miếu - Quốc Tử Giám


Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho biết: "Về trang phục cho du khách tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám là thực hiện quyết định của UBND thành phố Hà Nội triển khai Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng, trong đó có tại di tích lịch sử văn hóa. Chúng tôi xác định việc may trang phục cho du khách mượn nó cũng đáp ứng được nhu cầu thực tế là hiện nay có một số du khách do các nền văn hóa khác nhau đến đây thì ăn mặc tương đối thoải mái và chúng ta đã chứng kiến nhiều hình ảnh như vậy. Chúng tôi xác định không triển khai ở cả khu di tích mà chỉ ở 2 khu thờ tự là khu vực Bái Đường và Nhà Thái học, nhân viên của chúng tôi sẽ phục vụ du khách khi thấy du khách vào nơi đây mà ăn mặc không phù hợp".


Triển khai cho mượn trang phục tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Triển khai cho mượn trang phục tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám


Triển khai cho mượn trang phục tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Du khách nước ngoài rất thích trang phục của Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Bước đầu việc cho mượn trang phục tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám đều được người dân đồng tình, ủng hộ. Chị Nguyễn Thị Lan, một người dân sống tại Tôn Đức Thắng (Hà Nội) cho biết: “Khi đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám, tôi bắt gặp nhiều hình ảnh du khách nước ngoài mặc áo cộc tay, quần sooc ngắn. Đây là hình ảnh rất phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam khi đi lễ chùa. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thông cảm vì văn hóa phương Tây vốn phóng khoáng trong việc ăn mặc, du khách đi du lịch mùa hè nóng nực nên thường ăn mặc có phần mát mẻ. Nếu mời họ ra ngoài hay không cho họ vào thì sẽ để lại ấn tượng xấu về sự không thân thiện, mến khách. Do đó, việc Văn Miếu- Quốc Tử Giám cho mượn trang phục vừa giúp du khách đến đây được thuận tiện, thoải mái vừa xóa bỏ các hình ảnh phản cảm, ăn mặc hở hang khi đi lễ. Tôi thấy du khách rất thích trang phục tại đây, họ khen trang phục đẹp và “rất Việt Nam”, nhiều đoàn khách còn thích thú chụp ảnh trong trang phục này”.

Tin liên quan

Đọc thêm

Khi nhà hát opera trở thành biểu tượng văn hóa nâng tầm vóc quốc gia Nghệ thuật

Khi nhà hát opera trở thành biểu tượng văn hóa nâng tầm vóc quốc gia

TTTĐ - Không chỉ là biểu tượng thu hút du khách cho mỗi điểm đến, các nhà hát opera còn góp phần bảo tồn di sản và trở thành linh hồn của nhiều quốc gia. Nơi nào có công trình nhà hát biểu tượng, nơi ấy văn hóa sẽ được tôn vinh.
"Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam" Văn hóa

"Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam"

TTTĐ - Tối 3/5, tại Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình nghệ thuật chính luận "Kỷ niệm 50 năm Giải phóng Côn Đảo (1/5/1975 - 1/5/2025)" với chủ đề "Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam".
Xúc động và nhân văn chương trình "Hành trình thống nhất" Nghệ thuật

Xúc động và nhân văn chương trình "Hành trình thống nhất"

TTTĐ - Bộ phim tài liệu đặc biệt với tựa đề “Hành trình thống nhất” là một trong những tác phẩm tài liệu khai thác nỗi đau chiến tranh và hành trình hòa giải dân tộc theo góc nhìn song hành từ hai phía chiến tuyến, tạo nên tiếng nói trung thực, xúc động và nhân văn về những vết thương quá khứ và nỗ lực hàn gắn của hiện tại.
Triển lãm "Thấm" - hành trình nghệ thuật đầy cảm xúc Nghệ thuật

Triển lãm "Thấm" - hành trình nghệ thuật đầy cảm xúc

TTTĐ - Triển lãm "Thấm" của Tuyến Vũ không chỉ mang đến những tác phẩm độc đáo mà còn tạo ra một không gian giao lưu nghệ thuật sâu sắc, khẳng định vị trí của nghệ thuật trừu tượng trong đời sống văn hóa Việt Nam.
Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình Văn hóa

Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình

TTTĐ - Những dấu mốc lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975, hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội được tái hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui”.
Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng Văn hóa

Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng

TTTĐ - Nhà Trưng bày Hoàng Sa tại TP Đà Nẵng là biểu tượng cho ý chí bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Kho tàng tư liệu được số hóa là nền tảng pháp lý vững chắc khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành Nghệ thuật

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

TTTĐ - Người dân, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng triển lãm ảnh “Sài Gòn xưa và nay” ngay tại ga Metro Bến Thành (tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Sự kiện đặc biệt này tái hiện lịch sử phát triển của TP Hồ Chí Minh từ thế kỷ XIX đến nay.
Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn Nghệ thuật

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra rất nhiều chương trình nghệ thuật.
Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê Nghệ thuật

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

TTTĐ - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án về bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ đồng.
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tiêu điểm

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Hàng triệu con tim trên khắp cả nước đều hướng về TP Hồ Chí Minh theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Xem thêm